Đề bài - bài 17 trang 20 sgk toán 7 tập 2

\({x_1},{\text{ }}{x_2},{\text{ }} \ldots ,{\text{ }}{x_k}\) là \(k\) giá trị khác nhau của dấu hiệu \(X\).

Đề bài

Theo dõi thời gian làm một bài toán (tính bằng phút) của \(50\) học sinh, thầy giáo lập được bảng \(25\):

Đề bài - bài 17 trang 20 sgk toán 7 tập 2

a) Tính số trung bình cộng.

b) Tìm mốt của dấu hiệu.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tìm số trung bình cộng theo công thức:

\(\overline{X} = \dfrac{x_{1}n_{1}+ x_{2}n_{2}+ x_{3}n_{3}+ ... + x_{k}n_{k}}{N}\)

Trong đó:

\({x_1},{\text{ }}{x_2},{\text{ }} \ldots ,{\text{ }}{x_k}\) là \(k\) giá trị khác nhau của dấu hiệu \(X\).

\({n_1},{\text{ }}{n_2},{\text{ }} \ldots ,{\text{ }}{n_k}\) là tần số tương ứng.

\(N\) là số các giá trị.

\(\overline{X}\)là số trung bình của dấu hiệu \(X\).

-Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số. Kí hiệu là \(M_o\).

Lời giải chi tiết

a) Số trung bình cộng về thời gian làm một bài toán của \(50\) học sinh là:

Đề bài - bài 17 trang 20 sgk toán 7 tập 2

b)Tần số lớn nhất là \(9\), giá trị ứng với tần số \(9\) là \(8\).

Vậy mốt của dấu hiệu:\({M_o} = 8\)