Đánh giá văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

Gợi ý trả lời câu hỏi

a) Bài văn viết về bài ca dao:

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

a) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó:

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu đầu gợi nên: “Đêm qua... sao mờ”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu sau gợi nên: “Buồn trông... mối ai”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu kế tiếp gợi nên: “Đêm đêm.., năm tròn”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu cuối gợi nên: “Đá mòn... trơ trơ”.

Ghi nhớ:

  • Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
  • Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.

- Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên.

- Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm:

LUYỆN TẬP

BÀI THAM KHẢO

CẢM NGHĨ VẾ BÀI ”BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ” CỦA ĐỖ PHỦ

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ, tự nhiên tôi thấy gần gũi, thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì ngày hôm nay! Ai đã trải qua những

cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bãc trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên xưa nay thật giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần đây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Đỗ Phủ kể đến chuyện trẻ con thôn Nam khinh ông già yếu, nỡ cướp tranh mái nhà của ông rồi chạy vào lũy tre! Có lẽ đó là chuyện thường thấy của nghìn năm trước ở nơi hẻo lánh, và cuộc sống lúc đó nghèo khổ lắm, một ấm tranh lợp nhà cũng tranh cướp của kẻ yếu. Ngày nay tổ chức cứu trợ, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, lá lành đùm lá rách, chắc không ai nỡ tàn nhẫn như trẻ con thời Đỗ Phủ.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ!

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước: ước được nhà rộng muôn ngàn gian. Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan!

Ông thương nhất là kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, bởi họ chẳng có gì ngoài chữ nghĩa và tấm lòng lương thiện! Tấm lòng nhà thơ càng đáng quý trọng gấp bội khi ông nói muốn có nhà ngay trước mắt để ấm lòng mọi kẻ sĩ:

Than ôi, bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mát. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn, ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Ngữ văn 7 (Sách giáo khoa thí điểm)

  • Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ Cảnh khuya.
  • Soạn bài:Cảnh khuya - Rằm tháng Giêng (Nguyên Tiêu) trang 140 SGK Ngữ văn 7
  • Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
  • Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
  • Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya”
  • Luyện tập: Cảnh khuya - Rằm tháng Giêng trang 143 SGK Ngữ văn 7
  • Phân tích bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) - một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh.
  • Thành ngữ trang 143 SGK Ngữ văn 7
  • Luyện tập: Thành ngữ trang 145 SGK Ngữ văn 7
  • Cảm nhận về bài Bánh trôi nước
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm trang 145 SGK Ngữ văn 7
  • Cảm nghĩ về một nhân vật văn học mà anh (chị) yêu thích
  • Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trang 146 SGK Ngữ văn 7

Bạn đang quan tâm đến Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7 phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

Bài học Cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 7 sẽ hướng dẫn các em học sinh phương pháp làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.Chính vì vậy, truongxaydunghcm.edu.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem:

Soạn văn Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn họcI. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn họcII. Luyện tập

Soạn văn Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1. Đọc bài văn Học sinh đọc văn bản trong SGK
2. Trả lời câu hỏia. Bài văn viết về bài ca dao:Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờBuồn trông con nhện chăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối aiĐêm đêm tưởng dải Ngân HàChuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònĐá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.b. Tác phẩm phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Các yếu tố đó trong bài văn là:- Yếu tố tưởng tượng: Hình ảnh bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời sao lấp lánh.- Yếu tố liên tưởng: Nghĩ rằng hình ảnh trên là người quen của mình.- Yếu tố hồi tưởng: Nhớ về hình ảnh tiếng gió khuya vi vu và bóng người ffooij khăn.- Suy ngẫm về các hình ảnh: hình ảnh ngưu lang chức nữ, con sông Tào Khê…=> Tổng kết:– Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài thơ, bài văn) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
– Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng có ba phần:Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm khơi gợi.Kết bài: Ấn tượng chung của người viết về tác phẩm.

Xem thêm:

II. Luyện tập

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng giêngGợi ý Bài 1: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh1. Mở bàiGiới thiệu đôi nét về tác giả Lý Bạch và bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh2. Thân bài* Khung cảnh đêm trăng được nhà thơ khắc họa chân thực:- Các từ “minh”, “quang”, “sương”: Ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo.- Từ “sàng” (giường): Giúp người đọc nhận biết được vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng xuyên qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi. Nhưng lúc này, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng – chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ.- Từ “nghi” và từ “sương” cùng xuất hiện bổ xung ý nghĩa cho nhau:=> Ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là trăng đâu là màn sương đêm.
* Lý Bạch đã giúp cho người đọc cảm nhận thấm thía nỗi nhớ quê hương:- Từ “vọng” được hiểu theo hai cách: Nhìn ra xa – hành động ngắm trăng của nhà thơ. Ngóng trông, nhìn về quê hương ở phía xa. Từ vọng đã diễn tả nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.- Hình ảnh đối lập: “cử đầu” – “đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu) giúp cho câu thơ trở nên đăng đối.- Tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ “tư” (nhớ): nỗi nhớ quê hương sâu đậm.=> Hai câu sau khắc họa tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình dành cho quê hương3. Kết bài- Đánh giá về tác phẩm: một bài thơ hay, sâu sắc.- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, hứng thú.Bài 2: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê1. Mở bàiGiới thiệu đôi nét về nhà thơ Hạ Tri Chương và bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.2. Thân bài* Suy nghĩ về sự ra đi và trở về của nhà thơ:- Câu thơ mở đầu nói về một nghịch cảnh: Lúc rời khỏi quê hương vẫn còn trẻ, nhưng khi trở về thì đã có tuổi – đã già rồi. Qua đó người đọc thấy được khoảng thời gian xa quê của nhân vật trữ tình là rất dài.- Sự đối lập: “Giọng quê không thay đổi” nhưng “mái tóc đã điểm bạc”. Đó chính là tình cảm thủy chung son sắc của nhà thơ dành cho quê hương.=> Hai câu đầu đã khái quát được quãng thời gian đằng đẵng xa quê của nhà thơ. Đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa, nhớ mong của nhân vật trữ tình.* Nỗi xót xa, đồng cảm với nhà thơ khi ông trở thành người xa lạ trên chính mảnh đất của mình:- Câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ: “Khách tòng hà xứ lai? (Khách ở nơi nao đến?).

Xem thêm:

– Từ “khách” đã chỉ ra một thực tế xót xa: Một người con của quê hương, sau bao nhiêu năm mới trở về đã trở thành con người xa lạ.=> Hai câu cuối đã xây dựng tình cảnh của nhân vật trữ tình đầy hóm hỉnh mà cũng thật xót xa.3. Kết bài- Đánh giá tác phẩm: một bài thơ sâu sắc, ý nghĩa.- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, hứng thú tìm hiểu…Bài 3: Cảnh khuya1. Mở bàiGiới thiệu đôi nét về nhà thơ Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh khuya.2. Thân bài* Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên chiến khu Việt Bắc:- Câu thơ 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy.Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.- Câu thơ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có hai cách hiểu:Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng.* Thấu hiểu được nỗi suy tư, lo âu của nhà thơ:- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểuHình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủVì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.=> Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.3. Kết bài- Đánh giá về bài thơ: một trong những bài thơ hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Cảm nhận chung về tác phẩm: yêu thích…Bài 4: Rằm tháng giêng1. Mở bàiGiới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng2. Thân bài* Cảm nhận được hình ảnh đêm trăng rằm tràn ngập sắc xuân:- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” – trăng đúng lúc tròn nhất.=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.* Ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng:- Công việc: “đàm quân sự” – bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.3. Kết bài- Đánh giá tác phẩm: một bài thơ hay…- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, khơi gợi sở thích tìm hiểu thơ ca Hồ Chí Minh…

Chuyên mục:

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Xem thêm:

  • Đèo Cả Phú Yên – Một trong những con đèo lớn nhất Việt Nam
  • Tổng kết phần văn học nước ngoài lớp 9 violet
  • Phan Huyền Thư một tuần hai lần bị tố đạo thơ
  • Tiểu sử, phong cách và tác phẩm của Federico García Lorca / Văn học | Thpanorama – Làm cho mình tốt hơn ngày hôm nay!
  • [SGK Scan] ✅ Lão Hạc – Sách Giáo Khoa – Học Online Cùng Sachgiaibaitap.com

Bài viết cùng chủ đề:

  • Đánh giá văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

    đại vương ếch trong tác phẩm dế mèn phiêu lưu ký có tên

  • Đánh giá văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

    Soạn Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du Facebook / TOP 10 ❤️ Xem Nhiều Nhất Mới Nhất 2023

  • Đánh giá văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

    Làng vũ đại trong tác phẩm chí phèo

  • Đánh giá văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

    Tác phẩm an dương vương mị châu trọng thủy

  • Đánh giá văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

    Phân tích đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích trong truyện

  • Đánh giá văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

    Thời gian thấm thoát thoi đưa truyện kiều