Đánh giá đề cương khoa học lớp 4

Đề cương ôn tập cuối học kì I Khoa học lớp 4 mới nhất giúp các em củng cố kiến thức khoa học tự nhiên về môi trường không khí, nước, đất và các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất, con người và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người,… Hy vọng Đề cương ôn tập cuối học kì I Khoa học lớp 4 này sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học lớp 4.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

Môn: Khoa học lớp 4

PHẦN A. TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau:

Câu 1: Trong quá trình sống, con người thải ra môi trường những gì?

A. Khí ô-xi, nước tiểu, mồ hôi.            B. Khí các-bô-níc, phân, nước tiểu

B. Thức ăn, không khí            D. Khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước tiểu

Câu 2: Nêu một số cách bảo quản thức ăn?

A. Sấy khô.            B. Làm lạnh.

C. Sấy khô, làm lạnh, ướp muối.            D. Ướp muối.

Câu 3.  Nước có thể tồn tại ở những thể nào?

A. Thể lỏng B. Thể rắn                    C. Thể khí              D. Cả ba thể.

Câu 4: Bệnh còi xương thường do thiếu vi ta min gì?

A. Vi-ta-min C B. Vi-ta-min D   C. Chất đạm           D. Chất béo

Câu 5: Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?

A. Thạch quyển B. Sinh quyển C. Khí quyển           D. Thủy quyển

Câu 6: Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây?

A. Nước chảy từ trên cao xuống thấp.

B. Nước có thể thấm một số vật.

C. Nước không có hình dạng nhất định.

D. Nước có thể hoà tan một số chất

Câu 7: Vai trò của chất béo là:

A. Giúp cơ thể phòng chống bệnh .

B. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.

C. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vi-ta-min ( A,D,E,K ).

D. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể , tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống.

Câu 8: Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước ?

A. Uống nước ít.

B. Hạn chế tắm giặt.

C. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước : không xả rác, nước thải,…

D. Lắp đường ống xả thải ra sông, hồ, ao,..

Câu 9: Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:

A. Ăn nhiều thịt, cá.                     C. Ăn nhiều hoa quả.

B. Ăn nhiều rau xanh.                     D. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.                      

Câu 10: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ:

A. Động vật                     C. Cả động vật và thực vật.

B. Thực vật                     D. Không có đáp án đúng.

Câu 11: Trong không khí có những thành phần nào sau đây?

A. Khí Ô- xi và khí Ni- tơ

B. Khí Ô- xi ,khí Ni- tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác.

C. Khí Ô- xi ,khí Ni- tơ và khí Các- bô-níc.

D. Khí Ô-xi và khí Các-bô-níc

Câu 12: Mất bao nhiêu phần trăm nước trong cơ thể thì sinh vật sẽ chết?

A. 5 – 10% B. 5 – 15% C. 10 – 20%                  D. 10 – 15%

Câu 13: Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì?

A. Ăn nhiều rau, quả.                  C. Ít hoạt động thể dục thể thao.

B. Ăn quá nhiều.                  D. Ý b và c đúng.                      

Câu 14: Không khí có ở đâu?

A. Ở xung quanh mọi vật.

B. Trong những chỗ rỗng của mọi vật.

C. Có khắp nơi, xung quanh mọi vật và trong những chỗ rỗng của mọi vật.

D. Chỉ có ở những chỗ rỗng

Câu 15: Để phòng bệnh do thiếu i-ốt hằng ngày bạn nên sử dụng:

A. Muối tinh.

B. Bột ngọt.

C. Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt

D. Bột nêm A-ji- ngon

Câu 16: Những việc làm nào dễ dẫn đến mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa?

A. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

B. Ăn thức ăn ôi thiu ; ăn cá sống ; thịt sống ; uống nước lã.

C. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nơi đại tiểu tiện.

D. Đại tiểu tiện đúng nơi quy định.

Câu 17: Trong các vật sau, vật nào cho nước thấm qua?

A. Chai thủy tinh B. Áo mưa C. Vải bông                  D. Ca nhựa

Câu 18:  Trong quá trình sống, con người lấy vào từ môi trường những gì?

A. Thức ăn, nước, không khí C. Thức ăn, nước

B. Nước, không khí Thức ăn, không khí

Câu 19: Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày?

A. Để có đủ loại Vi-ta-min

B. Để có đủ loại khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể

C. Cả hai ý (A) và( B)

D. Các ý trên đều sai

Câu 20 Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng?

A. Ăn vừa phải                                 C. Ăn theo khả năng
B. Ăn dưới 300g muối                                D. Ăn trên 300g muối

Câu 21:  Tại sao nước để uống cần phải đun sôi?

A. Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước.

B. Để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc.

C. Làm cho mùi của nước dễ chịu hơn.

D. Đun sôi nước làm tách các chất rắn có trong nước

Câu 22. Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của ai?

A. Các bác sĩ

B. Các doanh nghiệp cung cấp nước uống.

C. Những người 18 tuổi trở lên.

D. Tất cả mọi người.

Câu 23: Chất nào có vai trò cung cấp năng lư­ợng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể ?

A. Chất bột đ­ường  C. Chất đạm, khoáng chất.

B. Chất béo, vi-ta-min         D. Cả A và B

Câu 24: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nguồn nước bị ô nhiễm:

A. Phân rác, nước thải không được xử lí.

B. Sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu.

C. Cả A và B.                                       

D. Cả A và B đều sai.

Câu 25: Vai trò của vi-ta-min trong cơ thể ?

A. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá .

B. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vi-ta-min ( A, D, E, K )

C. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống . Nếu thiếu chúng, cơ thể sẽ bị bệnh.

D. Không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng nhưng rất cần thiết cho hoạt động sống.

Câu 26: Chọn các từ thích hợp mưa, ngưng tụ, đám mây, hạt nước vào chỗ chấm:

Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh …………………………………………………… thành những …………………………………….. rất nhỏ, tạo nên các …………………………………….. Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành ………………………………

Câu 27: Hãy điền các từ trong khung vào chỗ… trong câu dưới đây cho phù hợp.

  Vitamin A; i- ốt; vitamin D ; chất đạm

Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu………………………sẽ bị suy dinh dưỡng; thiếu ………………………… mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù lòa; thiếu ……………., cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bướu cổ; thiếu ………………………..sẽ bị còi xương.

 Câu 28: Hãy điền các từ trong khung vào chỗ … trong câu dưới đây cho phù hợp.

vật, khí quyển, Trái Đất, không khí

  1. Xung quanh mọi ……………. và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có ……………………
  2. Lớp không khí bao quanh …………………………….. được gọi là ……………………………

Câu 29:  Viết chữ Đ vào ô trống trước câu trả lời đúng, chữ S vào ô trống trước câu trả lời sai.

Chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối

Giếng nước cần phải xây thành cao có nắp đậy

Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy

Không lội qua suối khi trời mưa, lũ, dông, bão.

Câu 30:  Viết chữ Đ vào ô trống trước câu trả lời đúng, chữ S vào ô trống trước câu trả lời sai.

Thịt, cá, tôm, cua, các loại rau, củ, quả đều là nhóm thức ăn giàu chất đạm

Những thức ăn có nhiều vitamin và chất khoáng chỉ có nguồn gốc tư động vật.

Nên tập bơi cùng người biết bơi và có các phương tiện cứu hộ.

Sử dụng phân hóa học thuốc trừ sâu sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước.

Câu 31: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp:

A

B

1.Thiếu chất đạm

a.Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.

2.Thiếu Vi-ta-min

b.Bị còi xương

3.Thiếu i-ốt

c.Bị suy dinh dưỡng

4.Thiếu Vi-ta-min D

d.Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.

Câu 32: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp:

A

B

1.Thiếu chất đạm

a. Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.

2.Thiếu Vi-ta-min

b. Bị còi xương

3.Thiếu i-ốt

c. Bị suy dinh dưỡng

4.Thiếu Vi-ta-min D

d. Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.

Câu 33: Nối ô chữ ở cột A với cột B sao cho phù hợp

A

1. Gạo, ngô, khoai lang,…  

2. Cua, tôm, cá, trứng, ….

3. Dầu, mỡ, dừa, …..

4.  Cà rốt, cam, thanh long, ….

B

A. Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.

B. Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.

C. Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng.

D. Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.

Câu 34: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp:

A

B

1.Cơ quan tiêu hóa

a. thải ra nước tiêu và mồ hôi

2.Cơ quan hô hấp

b. lấy thức ăn, nước uống từ môi trường để tạo ra các chất dinh dưỡng và thải ra phân.

3.Cơ quan tuần hoàn

c. lấy không khí để tạo ra ô xy và thải ra khí các-bô-níc.

4.Cơ quan bài tiết

d. nhận chất dinh dưỡng và ô xy đưa đến tất cả các cơ quan của cơ thể và thải khí các-bô-níc vào cơ quan hô hấp

PHẦN B: TỰ LUẬN

Câu 1: Em cần làm gì để để giữ vệ sinh ăn uống?

Câu 2: Thế nào là nước sạch? Thế nào là nước bị ô nhiễm?

Câu 3: Em đã làm gì để góp phần bảo vệ nguồn nước?

 Câu 4: Giải thích hiện tượng : Đốt cháy một cây nến, gắn vào một đĩa thủy tinh rồi rót nước vào đĩa. Lấy lọ thủy tinh úp lên cây nến đang cháy. Một lúc sau nến tắt.

Câu 5: Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì?

Câu 6: Em hãy kể 3 điều em nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước?

Câu 7: Nước có những tính chất gì?

Chúc các bạn học tốt Khoa học lớp 4!

>> Xem thêm: Đề cương ôn tập cuối học kì I Lịch Sử – Địa Lí 4 mới nhất