Đặc điểm nhận dạng của giảng viên, viên chức tdtu là gì

Trường Đại học Tôn Đức Thắng là một trường đại học nghiên cứu tại Việt Nam.[1][2][3] Trường trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đại học Tôn Đức Thắng
Đặc điểm nhận dạng của giảng viên, viên chức tdtu là gì
Địa chỉ
Đặc điểm nhận dạng của giảng viên, viên chức tdtu là gì

Cơ sở Hồ Chí Minh: 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, Quận 7.
Cơ sở Nha Trang: 9 Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Phước, Tp Nha Trang.
Cơ sở Bảo Lộc: phường Lộc Tiến, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Cơ sở Cà Mau: đường Mậu Thân, khóm 6, phường 9, Tp Cà Mau.

Thông tin
LoạiĐại học đa ngành hệ công lập
Khẩu hiệuVì sự phát triển con người và một xã hội tăng trưởng ổn định, bền vững
Thành lập24 tháng 9 năm 1997
Hiệu trưởngTS. Trần Trọng Đạo (Quyền)
Websitewww.tdtu.edu.vn

Trường hoạt động theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí.[4] Trường hiện có tổng cộng bốn cơ sở tại ba thành phố khác nhau, trong đó có các cơ sở tại Nha Trang, Bảo Lộc và Cà Mau.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Xếp hạng đại học
    • 2.1 Nghi vấn về một số bảng xếp hạng đại học quốc tế
  • 3 Tổ chức
    • 3.1 Khối giảng dạy
    • 3.2 Khối đào tạo, ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ
    • 3.3 Khối quản lý, hành chính, phục vụ
  • 4 Lãnh đạo qua các thời kỳ
    • 4.1 Chủ tịch hội đồng trường
    • 4.2 Hiệu trưởng
  • 5 Tuyển sinh đại học
    • 5.1 Chương trình đào tạo trình độ đại học tại cơ sở chính
    • 5.2 Chương trình đào tạo trình độ đại học 2 năm đầu tại các cơ sở
  • 6 Cơ sở vật chất
  • 7 Chất lượng đào tạo
    • 7.1 Đội ngũ giảng viên
    • 7.2 Các chứng nhận
  • 8 Học phí
  • 9 Nghiên cứu khoa học
    • 9.1 Các viện nghiên cứu [14]
    • 9.2 Các nhóm nghiên cứu [15]
  • 10 Thông tin bên lề
    • 10.1 Kỷ luật hiệu trưởng
    • 10.2 Tranh cãi về cách thức xác định tư cách tác giả (affiliation)
    • 10.3 Nghi vấn về các "siêu" tác giả nước ngoài
  • 11 Tham khảo
  • 12 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Tiền thân của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng, được thành lập theo quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường do Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập [5], đầu tư và lãnh đạo trực tiếp thông qua Hội đồng quản trị nhà trường do Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố đương nhiệm qua các thời kỳ là Chủ tịch.

Với sự tăng trưởng ngày càng nhanh, để Trường có pháp nhân phù hợp bản chất thực của nó (là Trường của tổ chức công đoàn và hoàn toàn không có yếu tố tư nhân), ngày 28 tháng 1 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 18/2003/TTg-QĐ chuyển đổi pháp nhân của Trường thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng, trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 22 tháng 6 năm 2006, với Quyết định số 146, Chính phủ Việt Nam đã cho phép Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng chuyển sang loại hình trường đại học công lập theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí.[6]

Ngày 11 tháng 6 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 747/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng (công lập) và chuyển về trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam[7].

Xếp hạng đại họcSửa đổi

Năm 2016, TDTU lần đầu tiên được vào Bảng xếp hạng các đại học phát triển bền vững nhất thế giới (UI GreenMetric) với vị trí 156. Liên tiếp các năm sau đó, TDTU duy trì ở vị trí Top 200 trong bối cảnh số lượng các cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng liên tục tăng lên. Đến năm 2021, TDTU được xếp thứ 122 trong tổng số 956 đại học phát triển bền vững nhất thế giới được xếp hạng.

Về xếp hạng tổng thể, năm 2019, TDTU lần đầu được vào các bảng xếp hạng đại Thượng Hải (ARWU) với vị trí Top 1000 thế giới. Đến nay, TDTU vẫn là đại diện duy nhất của Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng này với vị trí Top 700.

Năm 2022, TDTU xuất hiện trong bảng xếp hạng các đại học tốt nhất thế giới THE World University rankings với vị trí Top 500 và được xếp thứ 142 Châu Á theo QS Asia University rankings.

Các bảng xếp hạng đại học quốc tế khác cũng đã xếp TDTU vào nhóm các đại học tốt nhất thế giới như US News & World report (Top 400), URAP (top 500).

Tháng 2/2022 TDTU là đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được xếp Top 100 đại học trẻ (có tuổi đời dưới 50 năm) tốt nhất thế giới theo THE Young University Rankings.

Nghi vấn về một số bảng xếp hạng đại học quốc tếSửa đổi

“Nếu chúng ta không có được chất lượng và nền tảng thì không cẩn thận, lại dễ sa vào việc chạy theo tiêu chí của bảng xếp hạng mà không nghĩ đến chất lượng thật phía sau những tiêu chí của xếp hạng đó”, PGS. TS Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - nhận định như vậy khi được hỏi về vấn đề xếp hạng đại học hiện nay. Đóng góp về vấn đề này, TS Lê Văn Út, viên chức của ĐH Tôn Đức Thắng, bày tỏ: "nhiều đơn vị công bố xếp hạng uy tín thực chất là doanh nghiệp nên có yếu tố thương mại, phải đóng rất nhiều tiền để tham gia. Cho nên, về mặt hình thức, xếp hạng là không có kinh phí nhưng bản chất phía sau có mục đích thương mại".[8]

Theo TS Pham Hiệp, nhà nghiên cứu giáo dục, bảng xếp hạng ảnh hưởng của các trường đại học do THE (THE Impact Ranking) đưa ra mà ĐH Tôn Đức Thắng có tên trong Top 200 có nhiều vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, tương quan của các trường không thực sự đồng đẳng (so sánh khách quan được), do mỗi trường được lựa chọn tiêu chí tốt nhất cho mình. Thứ hai, bảng xếp hạng này là bảng xếp hạng phụ, mới được giới thiệu, mẫu nhỏ (chỉ 400 trường gửi hồ sơ tham gia xếp hạng) và không tính đến các yếu tố học thuật. Đồng tình với những nhận định trên, TS Phạm Ngọc Duy, chuyên ngành Đo lường và Tâm trắc học trong giáo dục từ ĐH Massachusetts Amherst (Mỹ), phân tích: "Theo quan sát của tôi, rất nhiều đại học có tên tuổi và lịch sử lâu đời không tham gia bảng xếp hạng trên. Do vậy, tính đại diện của mẫu hơn 400 trường là một vấn đề. Nhiều khả năng, mẫu nhỏ sẽ không có tính đại diện. Do vậy, kết quả trong top 101-200 cũng không có nhiều ý nghĩa. Nếu số lượng tham gia là 10.000 trường, một trường trong thứ hạng 101-200 cho lần xếp hạng này có thể ở hạng 5.001-6.000 trường hoặc bất cứ đoạn thứ hạng nào khác cho lần xếp hạng sau".

TS Phạm Hiệp kết luận: "tất nhiên, yếu tố xếp hạng sẽ mang ý nghĩa marketing, vừa là thước đo cho chất lượng của các trường. Các trường nên coi đây là công cụ để nâng cao chất lượng hơn là công cụ truyền thông. Tham gia xếp hạng, các trường sẽ đối sánh được mình với 'đồng nghiệp' trên thế giới, là điều rất tốt. Tốt hơn là không làm gì và không đối sánh với ai cả nhưng cũng không nên tuyệt đối hóa kết quả xếp hạng".

Ông nói thêm tham gia xếp hạng với các trường đại học trên thế giới là điều tốt nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Với điều kiện có hạn của các trường đại học Việt Nam hiện nay, việc tham gia quá nhiều bảng xếp hạng vừa không mang lại giá trị, vừa mất thời gian, công sức, nhân lực.[9]

Tổ chứcSửa đổi

Trường có tổ chức theo các khối đơn vị như sau [10]:

Khối giảng dạySửa đổi

  • Khoa Công nghệ thông tin
  • Khoa Dược
  • Khoa Điện - Điện tử
  • Khoa Kế toán
  • Khoa Khoa học thể thao
  • Khoa Khoa học ứng dụng
  • Khoa KHXH và Nhân văn
  • Khoa Kỹ thuật công trình
  • Khoa Lao động và Công đoàn
  • Khoa Luật
  • Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động
  • Khoa Mỹ thuật công nghiệp
  • Khoa Ngoại ngữ
  • Khoa Giáo dục quốc tế
  • Khoa Quản trị kinh doanh
  • Khoa Tài chính - Ngân hàng
  • Khoa Toán - Thống kê
  • Cơ sở Cà Mau
  • Cơ sở Bảo Lộc
  • Phân hiệu Nha Trang
  • Trường TCCN Tôn Đức Thắng

Khối đào tạo, ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệSửa đổi

  • Viện Hợp tác, Nghiên cứu và Đào tạo quốc tế (INCRETI)
  • Viện Khoa học tính toán (INCOS)
  • Viện tiên tiến khoa học vật liệu (AIMaS)
  • Trung tâm An toàn lao động và Công nghệ môi trường (COSENT)
  • Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa, tin học và ngoại ngữ (CIFLEET)
  • Trung tâm Chuyên gia Hàn Quốc (KEC)
  • Trung tâm Công nghệ thông tin ứng dụng (CAIT)
  • Trung tâm Đào tạo phát triển xã hội (SDTC)
  • Trung tâm Đào tạo và Phát triển các giải pháp Kinh tế (CATDES)
  • Trung tâm Giáo dục quốc tế (CIS)
  • Trung tâm Giáo dục Quốc phòng an ninh
  • Trung tâm Hợp tác Châu Âu (ECC)
  • Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp và Cựu sinh viên (CECA)
  • Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo kinh tế ứng dụng (CAER)
  • Trung tâm Ngôn ngữ sáng tạo (CLC)
  • Trung tâm Phát triển Khoa học quản lý và Công nghệ ứng dụng (ATEM)
  • Trung tâm Tư vấn và Kiểm định xây dựng (TUL)
  • Trung tâm Ứng dụng và Phát triển mỹ thuật công nghiệp (ADA)
  • Trung tâm Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài (VSLC)
  • Công ty TNHH DVKT Tôn Đức Thắng
  • Tạp chí Công nghệ tiên tiến và Tính toán (JAEC)
  • Tạp chí Công nghệ thông tin và Viễn thông (JIT)
  • Quỹ Phát triển khoa học công nghệ (Fostect)

Khối quản lý, hành chính, phục vụSửa đổi

  • Phòng Công tác học sinh - sinh viên
  • Phòng Đại học
  • Phòng Sau đại học
  • Phòng Điện toán - Máy tính
  • Phòng Quản lý phát triển khoa học công nghệ
  • Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
  • Phòng Quản trị thiết bị
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Tổ chức hành chính
  • Phòng Thanh tra, Pháp chế và An ninh
  • Ban Quản trị Ký túc xá
  • Ban Truyền thông và quan hệ công chúng
  • Thư viện

Lãnh đạo qua các thời kỳSửa đổi

Chủ tịch hội đồng trườngSửa đổi

  • Hoàng Thị Khánh (1997 - 1998)[11]
  • Đặng Ngọc Tùng (1998 - 2003)
  • Nguyễn Huy Cận (2004 - 2013)
  • Trần Thanh Hải (2013 - 2013)
  • Đặng Ngọc Tùng (2013 - 2016)
  • Bùi Văn Cường (2016 - 2019)
  • Vương Đức Hoàng Quân (2021 - nay)

Hiệu trưởngSửa đổi

  • Châu Diệu Ái (1997 - 1998)[11]
  • Bùi Ngọc Thọ (1999 - 2006)
  • Lê Vinh Danh (2006 - 2020)
  • Trần Trọng Đạo (2020 - nay) (Phó Hiệu trưởng phụ trách trường, từ 27/4/2021 là Quyền Hiệu trưởng)

Tuyển sinh đại họcSửa đổi

Chương trình đào tạo trình độ đại học tại cơ sở chínhSửa đổi

STT Chương trình đại trà Chương trình chất lượng cao Chương trình quốc tế
1 Thiết kế công nghiệp Ngôn ngữ Anh Quản lý du lịch và giải trí
2 Thiết kế đồ họa Việt Nam học (Chuyên ngành Du lịch và Quản lý du lịch) Quản trị kinh doanh
3 Thiết kế thời trang Quản trị kinh doanh Quản trị nhà hàng khách sạn
4 Thiết kế nội thất Marketing Quản trị kinh doanh quốc tế
5 Ngôn ngữ Anh Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn) Tài chính
6 Ngôn ngữ Trung Quốc Kinh doanh quốc tế Tài chính
7 Ngôn ngữ Trung Quốc (Chuyên ngành Trung - Anh) Tài chính - Ngân hàng Tài chính và kiểm soát
8 xã hội học Kế toán Kế toán
9 Việt Nam học (Chuyên ngành Du lịch và Lữ hành) Luật Khoa học máy tính và công nghệ tin học
10 Việt Nam học (Chuyên ngành Du lịch và Quản lý du lịch) Công nghệ sinh học Kỹ thuật điện – điện tử
11 Việt Nam học (Chuyên ngành Việt ngữ học) Khoa học môi trường
12 Công tác xã hội Khoa học máy tính
13 Quản trị kinh doanh Kỹ thuật phần mềm
14 Marketing Kỹ thuật điện
15 Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn) Kỹ thuật điện tử - viễn thông
16 Kinh doanh quốc tế Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
17 Tài chính - Ngân hàng Kỹ thuật xây dựng
18 Kế toán Thiết Kế Đồ Họa
19 Quan hệ lao động (CN Quản lý Quan hệ lao động; CN Hành vi tổ chức)
20 Luật
21 Công nghệ sinh học
22 Kỹ thuật hóa học
23 Khoa học môi trường
24 Bảo hộ lao động
25 Công nghệ kĩ thuật môi trường
26 Toán ứng dụng
27 Thống kê
28 Khoa học máy tính
29 Truyền thông và mạng máy tính
30 Kỹ thuật phần mềm
31 Kỹ thuật điện
32 Kỹ thuật điện tử - viễn thông
33 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
34 Kiến trúc
35 Quy hoạch vùng và đô thị
36 Kỹ thuật xây dựng
37 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
38 Dược học
39 Khoa học thể thao (Chuyên ngành kinh doanh thể thao và tổ chức các sự kiện)
40 Khoa học thể thao (Chuyên ngành Quản trị Golf)

Chương trình đào tạo trình độ đại học 2 năm đầu tại các cơ sởSửa đổi

STT Cơ sở Bảo Lộc Cơ sở Nha Trang Cơ sở Cà Mau
1 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh
2 Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn) Marketing Kế toán
3 Luật Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn) Kỹ thuật điện
4 Việt Nam học (Chuyên ngành Du lịch và Quản lý Du lịch) Kế toán Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
5 Kỹ thuật phần mềm Luật

Cơ sở vật chấtSửa đổi

Cơ sở vật chất chính là thế mạnh của TDTU. Hiện tại trường đang có thư viện và hệ thống thông tin trên 500 máy tính. Hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành phục vụ các ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, Kỹ thuật công trình, Công nghệ hóa, Công nghệ sinh học, Công nghệ máy tính,... đáp ứng tích cực mục tiêu định hướng thực hành trong đào tạo của nhà trường. Các tiện ích gồm [12]:

  1. Khu học xá: tiện nghi được trang bị đầy đủ máy điều hòa, âm thanh, máy chiếu. Tất các các ngành học đều có phòng thí nghiệm, phòng mô phỏng.
  2. Tòa nhà sáng tạo: dành cho sinh viên khoa Mỹ thuật công nghiệp, ngành Kiến trúc, Điện - Điện tử.
  3. Tòa nhà ngôn ngữ sáng tạo: phục vụ sinh hoạt học thuật các ngoại ngữ, tiếp nhận công nghệ dạy - học theo hướng tác động đến não bộ và khai mở tiềm năng trong mỗi người.
  4. Thư viện truyền cảm hứng: gồm khu tự học qua đêm 24/7 và 7 tầng với hệ thống quản lý như thư viện của Đại học Harvard, Cambridge, Oxford.
  5. Trung tâm giáo dục quốc tế: phục vụ chuyên gia nước ngoài và du học sinh.
  6. Ký túc xá 5 sao: đầy đủ tiện ích ngay trong khuôn viên trường.
  7. Nhà thi đấu đa năng: với hệ thống khán đài di động, sức chứa 3.000 chỗ là nơi sinh viên có thể rèn luyện các môn thể thao như: cầu lông, võ,… cũng như tổ chức các sự kiện thể thao lớn.
  8. Sân vận động đạt chuẩn FIFA 2 sao: với 7.000 chỗ ngồi, hệ thống đèn 1200lux đáp ứng nhu cầu truyền hình trực tiếp một trận đấu bóng đá và một số sự kiện khác (chủ yếu là sự kiện thể thao).
  9. Bể bơi: với 6 làn bơi đáp ứng cùng lúc 100 học viên. Bơi lội là bộ môn thể thao bắt buộc tại TDTU.
  10. Các môn giáo dục thể chất đa dạng cho sinh viên tự chọn lựa để học tập, bao gồm: bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, bóng chuyền, tennis, cầu lông, cờ vua vận động, Fitness, các môn võ (Vovinam, Taekwondo, Karate, Muay Thái,…).
  11. Gần 60 câu lạc bộ (đội/nhóm): giúp sinh viên phát triển các kỹ năng đồng thời thỏa sức cùng niềm đam mê.
  12. Hệ thống xe buýt: trạm xe buýt ngay trong khuôn viên trường giúp sinh viên thuận tiện trong việc đi lại.

Chất lượng đào tạoSửa đổi

Đội ngũ giảng viênSửa đổi

Tính đến tháng 3 năm 2017, trường có tổng cộng 831 giảng viên, trong đó có 55 giáo sư.[13]

Các chứng nhậnSửa đổi

  1. Chứng nhận đạt chuẩn kiểm định của HCÉRES: Ngày 02/07/2018, Hội đồng cấp cao về kiểm định nghiên cứu và giáo dục Cộng hòa Pháp (HCÉRES) đã có quyết định công nhận đại học đạt chuẩn đại học Cộng hòa Pháp (và cũng là đạt chuẩn Châu Âu) cho Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Thời hạn công nhận là 05 năm (từ tháng 7/2018 đến tháng 7/2023).
  2. Xếp hạng 4 sao của Tổ chức QS World University Ratings (Anh Quốc)
  3. Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015

Học phíSửa đổi

Theo thông báo số 1281/TB-TĐT do hiệu trưởng Lê Vinh Danh báo cáo ngày 18/7/2018 gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong đó bao gồm thống kê học phí một học kỳ năm 2018 của từng ngành học ở hệ đại trà và chất lượng cao. Theo đó:

Số tiền học phí của Trường Đại học Tôn Đức Thắng
STT Ngành học Chương trình đại trà Chương trình chất lượng cao
1 Kế toán 9.250.000 18.000.000
2 Tài chính - Ngân hàng 9.250.000 18.000.000
3 Luật 9.250.000 18.000.000
4 Việt Nam học – CN Du lịch và Quản lý du lịch 9.250.000 18.000.000
5 Công nghệ sinh học 11.000.000 18.500.000
6 Kỹ thuật xây dựng 11.000.000 18.500.000
7 Kỹ thuật điện 11.000.000 18.500.000
8 Kỹ thuật điện tử - viễn thông 11.000.000 18.500.000
9 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 11.000.000 18.500.000
10 Kỹ thuật phần mềm 11.000.000 18.500.000
11 Khoa học môi trường 11.000.000 18.500.000
12 Khoa học máy tính 11.000.000 19.000.000
13 Ngôn ngữ Anh 9.250.000 22.000.000
14 Kinh doanh quốc tế 9.250.000 22.500.000
15 Quản trị kinh doanh 9.250.000 22.500.000
16 Kiến trúc 11.000.000 Không đào tạo
17 Nhóm ngành thiết kế 11.000.000
18 Các ngành kỹ thuật, công nghệ còn lại 11.000.000
19 Các ngành Luật, Quản lý, Khoa học xã hội còn lại 9.250.000

Nghiên cứu khoa họcSửa đổi

Các viện nghiên cứu [14]Sửa đổi

  1. Viện khoa học tính toán (INCOS).
  2. Viện hợp tác, nghiên cứu và đào tạo quốc tế (INCRETI).
  3. Viện tiên tiến khoa học vật liệu (AIMaS).

Các nhóm nghiên cứu [15]Sửa đổi

Nhóm nghiên cứu Trưởng nhóm
Nhóm nghiên cứu cơ học tính toán (DCM) TS. Timon Rabczuk, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu toán học và kỹ thuật tính toán (CME, INCOS) TS. Nguyễn Thời Trung, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu tính toán trong xây dựng (DCC, INCOS) TS. Thái Hữu Tài
Nhóm nghiên cứu cơ điện tử tính toán (DCME, INCOS) TS. Nguyễn Sỹ Dũng
Nhóm nghiên cứu vật lý hạt nhân (DNP, AIMaS) TS. Sebastien Incerti
Nhóm nghiên cứu thuật toán và công nghệ phân tích mạng lưới (ATNA) TS. Thái Trà My, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu xương và cơ (BMR) TS. Nguyễn Văn Tuấn,Giáo sư thực thụ

ThS. BS. Hồ Phạm Thục Lan (Đồng trưởng nhóm)

Nhóm nghiên cứu chất lượng môi trường, khoa học khí quyển và biến đổi khí hậu (EAAC) TS. Nguyễn Đức Hiệp
Nhóm nghiên cứu mô hình hóa thuật toán tiến hóa, mô phỏng và trí thông minh nhân tạo (MERLIN) TS. Ivan Zelinka, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu công nghệ tri thức và hệ thống trong ICT (KSE-ICT) TS. Nguyễn Ngọc Thành, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu kỹ thuật và quản lý môi trường (EEM_RG) TS. Bùi Xuân Thành, Giáo sư dự bị
Nhóm nghiên cứu công nghệ năng lượng xanh (GET) TS. Chiu-Yue Lin, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống điện (PSO) TS. Võ Ngọc Điều
Nhóm nghiên cứu giải tích ứng dụng (AA-RG) TS. Nguyễn Huy Tuấn, Giáo sư dự bị
Nhóm nghiên cứu hóa tính toán (COMCHEM) TS. Nguyễn Minh Thọ, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu vật lý lý thuyết (TPG, AIMaS) TS. Phạm Thanh Phong
Nhóm nghiên cứu tiếp thị và quản trị quốc tế (IMMR) TS. Kun-Huang Huarng, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu đổi mới và khởi nghiệp (IER) TS. Wen-Hsiang Lai, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu giải tích phi tuyến (NARG) TS. Stojan Radenovic
Nhóm nghiên cứu quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường (SREM) TS. Bạch Quang Vũ
Nhóm nghiên cứu stress thực vật (PS) TS. Trần Phan Lam Sơn
Nhóm nghiên cứu lý thuyết hạt cơ bản và vũ trụ học (TPPC, AIMaS) TS. Hoàng Ngọc Long, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến (WiCOM) TS. Miroslav Voznak, Giáo sư dự bị
Nhóm nghiên cứu ô nhiễm không khí (APG) TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu vật lý nguyên tử phân tử và quang học (AMOG, AIMaS) TS. Lê Văn Hoàng, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu vật lý tính toán (DCP, INCOS) TS. Nguyễn Trương Khang
Nhóm nghiên cứu tính toán và thiết kế Hóa Sinh Nano (CODEBIO) TS. Trịnh Thành Thuật
Nhóm nghiên cứu mô phỏng vật liệu (SMS, AIMaS) TS. Phạm Khắc Hùng, Giáo sư dự bị
Nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin (INFORMETRICS) TS. Lê Văn Út
Nhóm nghiên cứu vật lý vật liệu tính toán (CMP, AIMaS) TS. Võ Văn Hoàng, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu vật liệu gốm và sinh học (CBM, AIMaS) TS. Nguyễn Việt Long
Nhóm nghiên cứu y học thực chứng (EBM) TS. Nguyễn Tiến Huy, Giáo sư dự bị
Nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững trong xây dựng (SDCE) TS. Bùi Quốc Bảo
Nhóm nghiên cứu động vật chân khớp và kiểm soát sinh học (AEBC) TS. Rostislav Zemek
Nhóm nghiên cứu ứng dụng laser (LARG) TS. Reza Zamiri
Nhóm nghiên cứu giải tích tính toán (CAG) TS. Farhad Ali, Giáo sư dự bị
Nhóm nghiên cứu ứng dụng mạng xã hội (SocialTech) TS. Chien-Wen Shen
Nhóm nghiên cứu quang điện tử (OPTO) TS. Hsiao-Yi Lee, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu về nguồn năng lượng mới, năng lượng sinh học và sản xuất năng lượng xanh (GPBAE) TS. Gopalakrishnan Kumar
Nhóm nghiên cứu quang học tính toán (CORG, AIMaS) TS. Preecha Yupapin
Nhóm nghiên cứu vật liệu tiên tiến ứng dụng trong năng lượng sạch và môi trường (AFMEE) TS. Phạm Việt Hùng
Nhóm nghiên cứu đại số và hình học (AGR) TS. Trần Tuấn Nam
Nhóm nghiên cứu Khoa học thông tin địa lý (GIS) TS. Bùi Tiến Diệu, Giáo sư dự bị
Nhóm nghiên cứu Y sinh và độc học sinh thái (TBR) TS. Bharath Kumar Velmurugan
Nhóm nghiên cứu polyme dẫn điện trong composite và các ứng dụng (CPCA) TS. Rudolf Kiefer, Giáo sư dự bị
Nhóm nghiên cứu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (SARAT) TS. Ngô Việt Đức
Nhóm nghiên cứu Phát triển môi trường tái tạo và Tổng hợp sản phẩm xanh tân tiến (IGRED) TS. Arivalagan Pugazhendhi
Nhóm nghiên cứu Tối ưu đa mục tiêu có tham số (PMO) TS. Đinh Thế Lục, Giáo sư thực thụ
Nhóm nghiên cứu Phân tích ứng dụng TS. Qian Long Kweh
Nhóm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tính toán trong xây dựng và kết cấu (ACCSE) TS. Đỗ Nguyễn Văn Vương

Thông tin bên lềSửa đổi

Kỷ luật hiệu trưởngSửa đổi

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa ra quyết định tạm đình chỉ với hiệu trưởng Lê Vinh Danh 90 ngày do để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý nhà trường[16][17]. Ngày 18 tháng 9 năm 2020, Ban thường vụ Đảng uỷ khối đại học, cao đẳng thành phố Hồ Chí Minh quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Vinh Danh. Lý do nêu ra là ông đã trực tiếp ký các văn bản, thể hiện việc không chấp hành các chỉ đạo của Đảng Đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và có liên quan đến thực hiện công tác tổ chức, cán bộ của trường, trực tiếp biên tập nội dung biên bản cuộc họp theo hướng thêm những phát biểu phản đối nhằm làm giảm sút uy tín của Tổng Liên đoàn, duyệt chi nhiều khoản tiền lớn không đúng quy định. Về mặt công tác đảng, ban thường vụ Đảng uỷ khối đại học, cao đẳng TP HCM cũng đã ra quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Vinh Danh. Bên cạnh đó, tập thể Đảng ủy Trường đại học Tôn Đức Thắng cũng bị cảnh cáo vì đã có những vi phạm trong việc buông lỏng lãnh đạo trong thực hiện quy chế làm việc, chỉ đạo, kiểm tra giám sát trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.[18][19]

Ngày 21 tháng 10 năm 2020, ông Vũ Anh Đức, ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã công bố Quyết định số 1507/QD-TLĐ do Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang. Theo đó, ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng bị cách chức Hiệu trưởng của nhà trường từ ngày 21 thánh 10 năm 2020.[20]

Trong khi đó, theo báo Giáo dục Việt Nam thì lãnh đạo Tổng Liên Đoàn Lao động có mâu thuẫn với trường Đại học Tôn Đức Thắng và cá nhân hiệu trưởng Lê Vinh Danh từ trước về việc trích nộp 30% nguồn chênh lệch thu chi tài chính của trường sau thuế về cho tổ chức này mặc dù trường là cơ sở tự chủ về tài chính.[21]

Tranh cãi về cách thức xác định tư cách tác giả (affiliation)Sửa đổi

Một số trang báo chí có nêu tình trạng Trường tham gia "mua bán" bài báo trong các công trình khoa học để nhằm mục đích có thứ hạng cao, dẫn đầu thành tích nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Thực tế đây là vấn đề về xác định tư cách tác giả (affiliation), các nhà nghiên cứu không trực tiếp làm việc tại trường Tôn Đức Thắng nhưng ghi tên trường này trong công bố khoa học của mình (thay vì tên nơi làm việc của họ) để đổi lại một khoảng tiền tài trợ (theo hợp đồng kí giữa họ và trường Tôn Đức Thắng). Việc "mua bán" hay cách nói nhẹ nhàng là "hợp tác" nghiên cứu khoa học của Trường gây nên 2 luồng ý kiến trái ngược nhau: một phản đối cách làm của Trường không có đạo đức, một ủng hộ vì không sai so với các bộ quy tắc đạo đức khoa học (nếu đơn vị hiện tại của tác giả không có rằng buộc cụ thể về cách thức ghi tên trường và đơn vi tài trợ) hay vi phạm pháp luật[22].

Cụ thể, báo Thanh Niên nêu ý kiến một số giảng viên về việc đại học Tôn Đức Thắng các bài báo, mỗi bài được trả 1500 USD để đăng trong các tạp chí Q1, Q2, Q3 mặc dù các tác giả không phải là nhân viên thường trực của trường[23][24].

Tiến sĩ Ngô Đức Thế, Đại học Manchester, Vương quốc Anh nêu quan điểm:

Tuy nhiên, trên trang web của Trường cũng có nhiều thông tin phản bác báo Thanh niên, cho rằng Trường là đại học Việt Nam duy nhất nằm trong nhóm 701-800 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2020 theo bảng xếp hạng ARWU[22].

Quan điểm của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thì cho rằng việc làm của Trường không có gì sai [25]:

Tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu (đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020) cho rằng trường Tôn Đức Thắng không chỉ được sắp hạng cao trên các bản sắp hạng nghiên cứu quốc tế chỉ dựa vào số lượng bài báo khoa học mà còn do trường đã phải thực sự nỗ lực ở toàn bộ các phương diện như giảng dạy, danh tiếng học thuật, chất lượng học thuật, thành tích của sinh viên và cựu sinh viên, mức độ quốc tế hóa. TS HIếu quan niệm rằng việc thưởng cho các bài báo là cần thiết để hỗ trợ các nhà khoa học trong thực trạng Việt Nam hiện nay

Nhà vật lý học thực nghiệm nổi tiếng người Pháp, thành viên Ban Giám khảo của Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2020, GS Pierre Darriulat, còn đi xa hơn khi phê phán những gì diễn ra ở ĐH Tôn Đức Thắng với những từ như "tham nhũng", "dối trá" hay "bê bối"[26].

Giáo sư Phan Thành Nam (đạt giải thưởng Hội Toán học Châu Âu năm 2020, GS đại học Ludwig Maximilian Munich, CHLB Đức) cho rằng gốc rễ của vấn đề là nhà nghiên cứu không được trả lương xứng đáng bởi các đại học truyền thống[27].

Nghi vấn về các "siêu" tác giả nước ngoàiSửa đổi

Trên báo Thanh Niên, tiến sĩ Dương Tú (Đại học Purdue, Mỹ) nêu ra tình trạng một số tác giả ngoại quốc lấy tên nhiệm sở là một số trường ở Việt Nam (trong đó có Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Duy Tân) có hồ sơ khoa học đáng nghi vấn. Cụ thể những tác giả như Iskander Tlili (Đại học Majmaah ở Ả Rập Xê-út), Shahaboddin Shamshirband (Đại học Malaya, Malaysia và Đại học Hồi giáo Chalous, Iran), Kittisak Jermsittiparsert (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan), mỗi tác giả một năm xuất bản hàng trăm bài báo dưới tên trường Tôn Đức Thắng và Duy Tân với đủ mọi lãnh lực vừ khoa học xã hội, toán học, công nghệ thông tin các ngành kỹ thuật cho tới y sinh. Những người này được cho rằng đang "hút tiền" từ các đại học non trẻ ở Việt Nam đang có nhu cầu tăng thứ hạng.[28]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Chương trình diễn giả công chúng với Doanh nhân Đặng Văn Thành”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ “Hàng nghìn sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng đón Thủ tướng Canada - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 9 tháng 11 năm 2017. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ “Detail Ranking 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2018. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ “​Trường ĐH Tôn Đức Thắng được tự chủ toàn diện”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020. zero width space character trong |tiêu đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  5. ^ “Không có chuyện bắt Trường ĐH Tôn Đức Thắng nộp 30% chênh lệch thu chi”.
  6. ^ “Quyết định 747/QĐ”. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ “VietNamNet”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2008. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ “Tranh luận về "cuộc đua" xếp hạng đại học: Đâu mới là thực chất?”.
  9. ^ “Bảng xếp hạng top 200 của ĐH Tôn Đức Thắng thực chất như thế nào?”.
  10. ^ “Đơn vị trực thuộc Đại học Tôn Đức Thắng”.
  11. ^ a b “Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng”.
  12. ^ “Số liệu tổng quan | ĐH Tôn Đức Thắng”.
  13. ^ “Báo cáo công khai của trường”.
  14. ^ 6 tháng 1 năm ngày 26 tháng 9 năm 2014-40/ngày 6 tháng 1 năm ngày 27 tháng 9 năm 2014-02 “Các viện nghiên cứu trực thuộc Đại học Tôn Đức Thắng” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).[liên kết hỏng]
  15. ^ 6 tháng 1 năm ngày 26 tháng 9 năm 2014-40/ngày 6 tháng 1 năm ngày 27 tháng 9 năm 2014-29 “Các nhóm nghiên cứu trực thuộc Đại học Tôn Đức Thắng” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).[liên kết hỏng]
  16. ^ “Lý do ông Lê Vinh Danh bị đình chỉ chức Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng”. VietNamNet. Truy cập 28 tháng 8 năm 2020.
  17. ^ “Những vi phạm khiến hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng Lê Vinh Danh bị đình chỉ”. Người Lao Động. 25 tháng 8 năm 2020. Truy cập 28 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng Lê Vinh Danh bị cách hết chức vụ trong Đảng, cafef, 18-09-2020
  19. ^ Nhiều đảng viên của Trường Đại học Tôn Đức Thắng bị kỷ luật, Báo Pháp luật Tp HCM, 18/9/2020
  20. ^ “Cách chức Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng đối với ông Lê Vinh Danh”. 23 tháng 10 năm 2020.
  21. ^ “Tổng liên đoàn không đòi nộp 30% chênh lệch, sao lại gửi công văn đôn đốc?”. Giáo dục Việt Nam.
  22. ^ a b “Ranh giới nào giữa mua – bán và hợp tác trong bài báo khoa học?”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020.
  23. ^ 'Thị trường ngầm' mua bán bài báo khoa học: Góc khuất 'đau đớn'”. Báo Thanh Niên. 16 tháng 8 năm 2020. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020.
  24. ^ 'Mua bán' bài báo khoa học: Tạo ra tiền lệ xấu”. Báo Thanh Niên. 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020.
  25. ^ “Bài báo khoa học là một thành quả tri thức, sao lại dùng từ "mua”. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020.
  26. ^ “Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Không nên tăng thứ hạng một cách giả tạo”.
  27. ^ “Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Đánh giá thông qua con số dễ ngụy tạo”. Thanh Niên. 27 tháng 8 năm 2020.
  28. ^ “Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Các trường đại học Việt Nam có thể đang bị 'ăn thịt'”. Báo Thanh Niên. 1 tháng 9 năm 2020.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang chủ của Trường Đại học Tôn Đức Thắng