Tại sao trong nước mắt lại có vị mặn

Cuộc đời có nhiều phút buồn vui và ai trong chúng ta cũng đã một lần rơi lệ. Bởi vậy, tất nhiên ai cũng đã từng nếm vị mặn của nước mắt. Nhưng để lý giải tại sao nước mắt lại mặn thì không phải ai cũng biết.

Khi nào chúng ta rơi nước mắt?

Nước mắt hạnh phúc

Không phải chỉ khi buồn, đau đớn, nhiều lúc vì hạnh phúc quá mà người ta cũng rơi nước mắt. Như giây phút một vận động viên nhận được huy chương vàng sau nhiều năm khổ luyện.

Khi đó, nước mắt chảy ra trong niềm vui sướng, tự hào và cả niềm vinh hạnh lớn lao. Đây chính là khi chúng ta đang cảm nhận một niềm hạnh phúc thực sự...

Tại sao trong nước mắt lại có vị mặn

Nước mắt đau khổ

Vào một ngày đẹp trời, chúng ta vô tình vấp phải chuyện không vui nào đó, dù đã cố chống chọi nhưng chúng ta vẫn thất bại. Trong những giây phút sự tuyệt vọng và mệt mỏi, trái tim ta yếu mềm và khiến chúng ta khóc.

Tại sao trong nước mắt lại có vị mặn

Lý do khách quan

Cũng có nhiều yếu tố khách quan bên ngoài khiến chúng ta chảy nước mắt. Như khi cắt hành tây, chẳng vì buồn, cũng chẳng phải vì vui mà nước mắt cũng chảy giàn giụa.

Tại sao trong nước mắt lại có vị mặn

Vì sao nước mắt lại có vị mặn?

Trong cơ thể chúng ta có chứa rất nhiều muối. Nghiên cứu cho thấy, tại mọi thời điểm, lượng muối có trong cơ thể một người trưởng thành là khoảng một cốc.

Muối có ở khắp mọi nơi trong có thể, trong máu, dịch thể, từng bộ phận đều có sự tồn tại của muối. Vì thế không chỉ nước mắt mới mặn mà mồ hôi, nước bọt hay nước tiểu cũng có vị mặn.

Tại sao trong nước mắt lại có vị mặn

Nước mắt đóng vai trò như một chất bôi trơn.

Nước mắt tạo nên một màng mỏng trên bề mặt nhãn cầu, giúp bôi trơn nhãn mạc, giúp mắt không bị khô. Ngoài việc giúp chúng ta biểu đạt cảm xúc, nó còn có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là bảo vệ mắt khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và vật lạ, diệt khuẩn và khử độc.

Tại sao trong nước mắt lại có vị mặn

Nước mắt chúng ta có thể chia làm ba loại.

Nước mắt phản xạ hay còn gọi là nước mắt kích ứng - irritation tears. Loại nước mắt này tuôn ra khi mắt gặp tác nhân nào đó và khiến nước mắt chảy ra như một phản xạ đáp ứng lại kích thích của mắt. Chúng tiết ra một cách tự nhiên chứ không phải do cảm xúc của chúng ta và nằm ngoài ý muốn của con người.

Nước mắt cơ bản tức là nước mắt phổ biến nhất - basal tear - là loại nước luôn tồn tại trong mắt chúng ta.

Lúc này nước mắt thực hiện các chức năng cơ bản của nó giống như các chất dịch khác trên cơ thể như mồ hôi, nước tiểu, nước bọt. Nó giúp duy trì độ ẩm cho mắt, bảo vệ mắt và ngăn chặn khả năng nhiễm khuẩn.

Nước mắt cảm xúc - emotional tear - thứ nước mắt chảy ra để biểu lộ theo cảm xúc của con người, khi quá buồn đau, khi tức giận, thương nhớ hay do những cảm giác đau trên cơ thể.

Tại sao trong nước mắt lại có vị mặn

Trong nước mắt có muối natri và kali vì vậy mà chúng ta nếm thấy vị mặn trong nước mắt. Tuy nhiên, nước mắt chỉ chứa một lượng muối rất ít, ngoài muối, nước mắt còn chứa các hóa chất hữu cơ và vô cơ như lipid, lysozyme, mucin, lactoferrin và enzyme. Giờ thì bạn hiểu rõ về bản chất của nước mắt rồi đúng không?

(Nguồn: Witty Feed)

Tại sao trong nước mắt lại có vị mặn
 

Trong tự nhiên, có một câu chuyện liên quan đến độ mặn của nước mắt liên quan đến loài rùa biển. Khi rùa biển mẹ bò lên bãi biển vào ban đêm để đẻ trứng, các nhà nghiên cứu phát hiện có thể thấy chúng rơi vài giọt nước mắt. Truyền thuyết cổ xưa tin rằng rùa mẹ đang khóc vì chúng sẽ không bao giờ được gặp con của mình.

Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rùa biển không thực sự khóc. Thay vào đó, rùa biển đang loại bỏ muối khỏi cơ thể thông qua việc khóc một vài giọt nước mắt rất mặn.

Vì rùa biển sống trong nước biển mặn và thức ăn ưa thích của chúng là sứa nên tích tụ quá nhiều muối trong cơ thể có thể gây độc. Vì vậy, chúng cần phải "thải" lượng muối này ra khỏi cơ thể để tồn tại bình thường.

Trong khi đó, nếu con người ăn quá nhiều muối hoặc chất này tích tụ trong cơ thể, thận sẽ giúp đào thải muối ra ngoài khi chúng ta đi vệ sinh. Nhưng thận của rùa biển không thông minh như thận của con người và chúng không thể loại bỏ đủ muối trong cơ thể. Vì vậy, rùa biển có một tuyến muối đặc biệt trong mỗi mắt, có kích thước gấp đôi não của chúng, giúp bơm lượng muối bổ sung này vào nước mắt của chúng.

Những giọt nước mắt của rùa biển rất mặn, một số loài động vật như bướm đã phát hiện ra và có hành động đặc biệt đó là liếm những giọt nước mắt của rùa.

Với con người, nếu thận của chúng ta hoạt động tốt hơn của rùa, chúng ta cũng không ăn sứa vào bữa sáng thì tại sao nước mắt của chúng ta vẫn có vị mặn?

Tất cả các chất lỏng trong cơ thể chúng ta đều có một chút muối trong đó. Muối này được tạo thành điện sinh lý để giúp cơ co lại và não của chúng ta suy nghĩ. Lượng muối trong chất lỏng cơ thể của chúng ta (như nước mắt, mồ hôi và nước bọt) tương đương với lượng muối trong máu, chỉ dưới 1%, hoặc khoảng hai thìa cà phê muối/lít. Vì vậy, nước mắt của chúng ta ít mặn hơn nhiều so với nước mắt của rùa biển, mặc dù vẫn có một chút mặn.

Có 3 loại nước mắt chính của con người. Độ mặn của nước mắt có thể thay đổi tùy thuộc vào loại nước mắt. Một phần của mắt được gọi là tuyến lệ sẽ tạo ra ba loại nước mắt khác nhau. Chúng được gọi là nước mắt cơ bản, nước mắt phản xạ và nước mắt cảm xúc.

Trong đó, nước mắt cơ bản giữ cho mắt chúng ta ướt, ngăn chặn vi trùng khó chịu lây nhiễm. Nước mắt phản xạ được tạo ra khi mắt cần rửa sạch thứ gì đó có hại xâm nhập vào, chẳng hạn như khói hoặc một hạt cát bay vào mắt. Nước mắt xúc động là loại nước mắt bạn khóc khi bạn cảm thấy rất vui hoặc buồn.

Nước mắt cơ bản và nước mắt phản xạ có nhiều muối hơn nước mắt xúc động, điều này rất quan trọng để giữ cho đôi mắt của chúng ta khỏe mạnh.

Nước mắt xúc động chứa nhiều thứ khác, bao gồm một loại hormone (một loại hóa chất đặc biệt trong cơ thể con người) hoạt động giống như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Điều này có thể giúp giải thích tại sao đôi khi chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn sau khi khóc.

Theo Dân Trí

Tại sao trong nước mắt lại có vị mặn

Một cặp đôi người Mỹ đã tự ý mời gia đình, bạn bè tới dự lễ cưới ở một ngôi nhà mà họ không sở hữu, cũng không được sự cho phép của chủ nhân.