Cúm h5n1 lây như thế nào

Cúm A H5N1 hay cúm gia cầm là 1 trong 4 chủng cúm A phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Cúm dễ lây, dễ tái, có thể gây tử vong và chưa có thuốc đặc trị. Cúm A H5N1 có lây từ người sang người không? Làm thế nào để phòng ngừa cúm A H5N1? Các dấu hiệu nhiễm cúm A H5N1 ở người là gì? Và nếu nhiễm cúm A H5N1, người bệnh cần phải xử lý ra sao? Đọc bài viết ngay để biết thông tin chi tiết.

  • 1. Cúm A H5N1 có lây từ người sang người không?
  • 2. Làm thế nào để phòng ngừa cúm A H5N1?
    • 2.1. Các lưu ý để hạn chế cúm A H5N1 lây từ gia cầm sang người
    • 2.2. Các lưu ý để hạn chế cúm A H5N1 lây từ người sang người
  • 3. Các dấu hiệu nhiễm cúm A H5N1 ở người là gì?
  • 4. Nếu nhiễm cúm A H5N1, người bệnh cần phải xử lý ra sao?
    • 4.1. Về nghỉ ngơi và ăn uống
    • 4.2. Về thuốc điều trị

1. Cúm A H5N1 có lây từ người sang người không?

Tương tự cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, cúm A/H7N9, cúm A H5N1 có thể lây từ người sang người, theo 2 đường: Gián tiếp qua đồ vật và trực tiếp qua đường hô hấp.

Trong cả 2 đường lây, vật chứa virus đều là giọt bắn do người bệnh ho hoặc hắt hơi giải phóng ra. Đối với đường lây gián tiếp, giọt bắn chứa virus rơi trên bề mặt đồ vật như bàn, ghế, tủ, tay nắm cửa,… Khi người không mắc bệnh sử dụng đồ vật và vô tình chạm vào chúng rồi để tay tiếp xúc với mũi, miệng, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể. Còn đối với đường lây trực tiếp, virus thoát ly giọt bắn, tồn tại lơ lửng trong không khí; người không mắc bệnh tiếp xúc gần với người bệnh có thể hít phải chúng và vô tình mời kẻ địch tấn công.

Trước khi lây từ người sang người, cúm A H5N1 lây từ gia cầm sang người qua:

– Vận chuyển, mua bán, giết mổ hoặc sờ, chạm gia cầm nhiễm bệnh
– Ăn/uống: Thịt và các sản phẩm từ gia cầm nhiễm bệnh

2. Làm thế nào để phòng ngừa cúm A H5N1?

2.1. Các lưu ý để hạn chế cúm A H5N1 lây từ gia cầm sang người

Để phòng ngừa cúm A H5N1 lây từ gia cầm sang người, bạn cần:

– Hạn chế tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh: Tuyệt đối không giết mổ gia cầm ốm, chết mà phải thông báo ngay chính quyền địa phương. Trong trường hợp thực hiện giết mổ, đảm bảo trang bị đầy đủ găng tay và khẩu trang, cố gắng hạn chế tiếp xúc tối đa với lông, máu và chất thải. Không vận chuyển và mua bán gia cầm khi không biết rõ xuất xứ của chúng. Sau khi sờ, chạm gia cầm, dù có bệnh hay không, phải rửa tay bằng xà phòng. Nếu gia đình chăn nuôi gia cầm, cần đeo khẩu trang lúc dọn dẹp chuồng trại.

Cúm h5n1 lây như thế nào

Chỉ giết mổ gia cầm khi đã đeo găng tay và bịt khẩu trang

– Hạn chế sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm: Nói không với thịt và sản phẩm từ gia cầm không rõ xuất xứ. Với gia cầm đã biết chắc nguồn gốc, phải ăn chín uống sôi và vệ sinh cẩn thận dụng cụ chế biến.

2.2. Các lưu ý để hạn chế cúm A H5N1 lây từ người sang người

Để phòng ngừa cúm A H5N1 lây từ người sang người, hãy thực hiện các biện pháp sau:

– Hạn chế tối đa lại gần người bệnh. Khi cần tiếp xúc, bắt buộc phải đeo khẩu trang.
– Không sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt với người bệnh.
– Vệ sinh không gian và đồ đạc sinh hoạt của người bệnh thường xuyên một cách cẩn thận, kỹ lưỡng bằng các sản phẩm có khả năng khử khuẩn.
– Rửa tay hoặc tắm sau khi tiếp xúc với người bệnh và đồ đạc sinh hoạt của người bệnh.

Cúm h5n1 lây như thế nào

Rửa tay hoặc tắm cẩn thận sau khi tiếp xúc với người bệnh

3. Các dấu hiệu nhiễm cúm A H5N1 ở người là gì?

Nhiễm cúm A H5N1, người bệnh thường: Sốt cao đột ngột và liên tục trên 38 độ; ho, thường là ho khan, ít xuất hiện triệu chứng viêm long đường hô hấp trên; đau đầu, đau ngực, đau cơ toàn thân; khó thở, thở gấp; tiêu chảy; mệt mỏi cực độ.

Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng rất nhanh, gây: Bội nhiễm đường hô hấp, suy đa tạng, đông máu, viêm màng tim, viêm cơ tim, phù não, viêm màng não lympho,…

4. Nếu nhiễm cúm A H5N1, người bệnh cần phải xử lý ra sao?

4.1. Về nghỉ ngơi và ăn uống

Người bệnh nên nghỉ ngơi trong không gian sạch sẽ, thoáng đãng, với nhiệt độ không khí ổn định ở mức không quá lạnh cũng không quá nóng (không nên nằm điều hòa). Về ăn uống, người bệnh nên ăn các món dạng lỏng; uống nước lọc, nước trái cây, nước củ quả và nước điện giải. Lưu ý: Không nên ăn uống đồ lạnh, bởi chúng có khả năng kích thích các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như ho,…

Cúm h5n1 lây như thế nào

Về ăn uống, người bệnh nên ăn các món dạng lỏng

4.2. Về thuốc điều trị

Nếu có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng Oseltamivir (Tamiflu) để điều trị. Tuy nhiên, Tamiflu chỉ có tác dụng khi cúm A H5N1 được chẩn đoán phát hiện sớm trong 48 giờ đầu. Trường hợp thuốc này không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định Zanamivir (Relenza) thay thế.

Để giảm triệu chứng bệnh, người bệnh xem xét dùng:

Paracetamol: Đây là thuốc hạ sốt, được sử dụng khi người bệnh sốt trên 38 độ liên tục. Lưu ý: Không dùng Aspirin hay bất kỳ dẫn xuất nào khác có Salicylate.

Codein: Là thuốc giảm ho, giảm đau cơ, chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.

Như vậy, cúm A H5N1 có thể lây từ người sang người. Và phía trên là toàn bộ thông tin cơ bản bạn cần biết để phòng ngừa, nhận biết cũng như xử lý khi nhiễm cúm A H5N1. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc bạn nhé!