công văn 8773/bgdđt-gdtrh của bộ gd&đt hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra

MỤC LỤC VĂN BẢN
công văn 8773/bgdđt-gdtrh của bộ gd&đt hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 8773/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

Kínhgửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

BộGDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo các Phòng GDĐT và các trường THCS, THPT, cácTTGDTX tổ chức thực hiện tốt các công việc sau:

1.Đối với sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo:

1.1.

Bạn đang xem: Công văn 8773/bgdđt-gdtrh của bộ gd&đt hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra

Tổ chức cho các phòng, ban chuyên môn nghiên cứu, thảo luận văn bản đểthống nhất quan điểm và cách thực hiện;

1.2.Cử cán bộ, giáo viên tham dự các lớp tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức vào tháng01/2011 và tiến hành tập huấn lại cho toàn bộ cán bộ quản lí và giáo viên ngayđầu học kì II năm học 2010-2011;

1.3. Ban hành văn bản chỉ đạo các Phòng GDĐT, cáctrường THCS, THPT, các TTGDTX tổ chức thực hiện theo nội dung văn bản này ngaytừ học kì II, năm học 2010-2011.

2.Đối với các trường THPT, THCS, TTGDTX

2.1.Theo sự chỉ đạo của Sở/Phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường,Giám đốc TTGDTX tổ chức cho tổ chuyên môn và giáo viên nghiên cứu, thảo luậnnội dung văn bản; tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của họcsinh để hiểu rõ các nội dung và tổ chức thực hiện việc biên soạn đề thi, đềkiểm tra kết quả học tập của học sinh theo ma trận đề;

2.2.Trước mắt các tổ chuyên môn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề của cácchương, học kì và cuối năm đảm bảo các yêu cầu như văn bản quy định. Sau đó mỗigiáo viên phải tự xây dựng được ma trận và biên soạn đề kiểm tra đảm bảo cácyêu cầu.

moet.edu.vn).

Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ( để b/c); - Cục KTKĐCLGD, Cục NG&CBQLCSGD; - Vụ GDTX, Thanh tra Bộ; - Viện KHGDVN; - Lưu: VT, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển

HƯỚNG DẪN

BIÊNSOẠN ĐỀ KIỂM TRA(Kèm theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GDĐT)

Đánh giá kết quả học tập củahọc sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thuthập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập củahọc sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh s­ư phạm của giáo viên, các giảipháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tậpđạt kết quả tốt hơn.

Đánh giá kết quả học tập củahọc sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khácnhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giákết quả học tập của học sinh.

Để biên soạn đề kiểm tracần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Xácđịnh mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụdùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, mộtchương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cầncăn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩnăng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích củađề kiểm tra cho phù hợp.

Bước 2.Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra (viết) có cáchình thức sau:

1) Đề kiểm tra tự luận;

2) Đề kiểm tra trắc nghiệmkhách quan;

3) Đề kiểm tra kết hợp cả haihình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm kháchquan.

Mỗihình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý cáchình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nângcao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xáchơn.

Nếuđề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc chohọc sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bàikiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mớicho học sinh làm phần tự luận.

Bước 3. Thiết lậpma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập mộtbảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cầnđánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhậnbiết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độcao).

Trong mỗi ô là chuẩn kiếnthức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổngsố điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ôphụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làmbài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhậnthức.

KHUNGMA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(Dùngcho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)

Cấp độ

Tên chủ đề

(nội dung,chương)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chủ đề 1

Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Chủ đề 2

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

.............

...............

Chủ đề n

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

KHUNGMA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(Dùngcho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)

Cấp độ

Tên

Chủ đề

(nội dung, chương)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1

Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Chủ đề 2

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

.............

...............

Chủ đề n

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

Các bướccơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minhhọa tại phụ lục)

B1. Liệt kê tên các chủ đề(nội dung, chương...) cần kiểm tra;

B2. Viết các chuẩn cầnđánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3.Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);

B4. Quyết định tổng số điểmcủa bài kiểm tra;

B5. Tính số điểm cho mỗichủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;

B6. Tính tỉ lệ %, số điểmvà quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;

B7. Tính tổng số điểm vàtổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểmphân phối cho mỗi cột;

B9. Đánh giá lại ma trậnvà chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Cần lưuý:

- Khiviết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:

+Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đólà chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.

+ Mỗi một chủ đề (nộidung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.

+ Số lượng chuẩn cần đánhgiá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quyđịnh trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung,chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duycao (vận dụng) nhiều hơn.

- Quyếtđịnh tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):

Căn cứ vào mục đích của đềkiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nộidung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chươngtrình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Av Video Karaoke Maker Full Cracks, Download Av Video Karaoke Maker 1

- Tínhsố điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng

Căn cứ vào mục đích của đềkiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗichủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nêntheo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh.

+ Căn cứ vào số điểm đãxác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏidạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.

+ Nếu đề kiểm tra kết hợpcả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổngsố điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.

Bước 4. Biênsoạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏitheo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi,số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉkiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.

Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏithoả mãn các yêu cầu sau: (ở đâytrình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)

a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệmkhách quan nhiều lựa chọn

1) Câu hỏi phải đánh giánhững nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp vớicác tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;

3) Câu dẫn phải đặt ra câuhỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

4) Không nên tríchdẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;

5) Từ ngữ, cấu trúc củacâu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;

6) Mỗi phương án nhiễu phảihợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;

7) Mỗi phương án sai nênxây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;

8) Đáp án đúng của câu hỏinày phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;

9) Phần lựa chọn phải thốngnhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

10) Mỗi câu hỏi chỉ có mộtđáp án đúng, chính xác nhất;

11) Không đưa ra phương ánTất cả các đáp án trên đều đúng hoặc không có phương án nào đúng.

b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

1) Câu hỏi phải đánh giá nộidung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp vớicác tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;

3) Câu hỏi yêu cầu họcsinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;

4) Câu hỏi thể hiện rõ nộidung và cấp độ tư duy cần đo;

5) Nội dung câu hỏi đặt ramột yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;

6) Yêu cầu của câu hỏi phùhợp với trình độ và nhận thức của học sinh;

7) Yêucầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;

8) Ngôn ngữ sử dụng trongcâu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;

9) Câu hỏi nên gợiý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.

10) Nếu câu hỏi yêu cầu họcsinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ:bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinhđó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần lànêu quan điểm đó.

Bước 5. Xâydựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng hướng dẫn chấm(đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

Nội dung: khoa học vàchính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợpvới ma trận đề kiểm tra.

Cần hướngtới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá đượcbài làm của mình (kĩ thuật Rubric).

Cách tínhđiểm

a. Đềkiểm tra trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Lấyđiểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.

Ví dụ:Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.

Cách 2: Tổngsố điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm,mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.

Sau đó qui điểm của họcsinh về thang điểm 10 theo công thức:

, trong đó

+ X là số điểm đạt được của HS;

+ Xmax là tổng số điểm của đề.

Ví dụ:Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh làmđược 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là:

công văn 8773/bgdđt-gdtrh của bộ gd&đt hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra
điểm.

b. Đềkiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Điểmtoàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểmmỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗicâu TNKQ có số điểm bằng nhau.

Ví dụ:Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm chotừng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lờiđúng sẽ được

công văn 8773/bgdđt-gdtrh của bộ gd&đt hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra
điểm.

Cách 2: Điểmtoàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyêntắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thànhtừng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.

Khi đó cho điểm của phần TNKQtrước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:

công văn 8773/bgdđt-gdtrh của bộ gd&đt hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra
, trong đó

+ XTN là điểm của phần TNKQ;

+ XTL là điểm của phần TL;

+ TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.

+ TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.

Chuyển đổi điểm của họcsinh về thang điểm 10 theo công thức:

, trong đó

+ X là số điểm đạt được của HS;

+ Xmax là tổng số điểm của đề.

Ví dụ:Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là:

công văn 8773/bgdđt-gdtrh của bộ gd&đt hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra
. Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếumột học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là:
công văn 8773/bgdđt-gdtrh của bộ gd&đt hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra
điểm.

c. Đềkiểm tra tự luận

Cách tính điểm tuân thủchặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khíchgiáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận (thamkhảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh).

Bước 6. Xemxét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đềkiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏivới hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xáccủa đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tínhkhoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi vớima trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợpvới cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời giandự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài củagiáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).

3) Thử đề kiểm tra để tiếptục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng họcsinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này,giáo viên có thể tham khảo).