Cố vấn tổng thư ký liên hợp quốc là ai

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh tại Ukraine

(ĐCSVN) – Tổng thư ký António Guterres mô tả cuộc khủng hoảng Ukraine là một trong những thách thức lớn nhất từ ​​trước đến nay đối với trật tự quốc tế và hòa bình thế giới, dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc.

Cố vấn tổng thư ký liên hợp quốc là ai
Cố vấn tổng thư ký liên hợp quốc là ai
Cố vấn tổng thư ký liên hợp quốc là ai
Cố vấn tổng thư ký liên hợp quốc là ai
Cố vấn tổng thư ký liên hợp quốc là ai
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an về tình hình Ukraine (Ảnh: UN)

Gần 6 tuần sau khi bắt đầu cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ngày 5/4, đã họp về tình hình xung đột ở Ukraine, trong đó Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được mời tham dự trực tuyến.

Phát biểu trước các thành viên của Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết: “Tôi sẽ không bao giờ quên những hình ảnh kinh hoàng về thường dân bị giết ở Boutcha. Tôi ngay lập tức kêu gọi một cuộc điều tra độc lập để bảo đảm trách nhiệm giải trình hiệu quả. (…) Tôi cũng vô cùng sốc trước những lời khai của các cá nhân về tội hiếp dâm và bạo lực tình dục hiện đang nổi lên”.

Theo ông Guterres, cho đến nay, cuộc tấn công của Nga đã khiến hơn 10 triệu người phải di dời chỉ trong một tháng, đây là đợt di cư cưỡng bức nhanh nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II. Trong số đó, hơn 4,2 triệu người đã vượt qua biên giới Ukraine, theo cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc - UNHCR.

Trước tình hình cấp bách, người đứng đầu Liên hợp quốc cho biết đã chỉ thị Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc Martin Griffiths tới Nga và Ukraine để bảo đảm một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức.

Ông Guterres nói thêm rằng bên ngoài biên giới của Ukraine và đặc biệt là ở các nước đang phát triển, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do chiến tranh đã dẫn đến sự gia tăng lớn về giá lương thực, năng lượng và phân bón, trong đó Nga và Ukraine là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới. "Chỉ trong tháng qua, giá lúa mì đã tăng 22%, giá ngô tăng 21% và giá lúa mạch tăng 31%" – Tổng thư ký Liên hợp quốc nói, đồng thời lưu ý rằng 74 quốc gia đang phát triển với tổng dân số 1,2 tỷ người "đặc biệt dễ bị tổn thương" do giá lương thực, năng lượng và phân bón tăng vọt.

Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng cảnh báo rằng tiền trả nợ hiện chiếm 16% thu nhập từ xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong khi gánh nặng gấp đôi đối với các quốc đảo nhỏ đang phát triển, do lãi suất tăng và nhập khẩu đắt đỏ.

Theo ông Guterres, với tất cả các cảnh báo nghiêm trọng, "chúng ta có nhiệm vụ hành động". Ông lưu ý rằng Nhóm Ứng phó Khủng hoảng Thực phẩm, Năng lượng và Tài chính Toàn cầu mà ông thành lập tháng trước đã đưa ra một số khuyến nghị ban đầu cho các quốc gia thành viên và các tổ chức tài chính quốc tế.

“Về lương thực, chúng tôi kêu gọi tất cả các nước giữ thị trường mở, chống lại các hạn chế xuất khẩu phi lý và không cần thiết, đồng thời cung cấp cho các nước bị đe dọa bởi nạn đói. Bây giờ không phải là lúc cho chủ nghĩa bảo hộ” – ông nhấn mạnh. “Những lời kêu gọi nhân đạo phải được tài trợ đầy đủ. Những người bị cuốn vào các cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới không thể trả giá cho cuộc chiến này”.

Về năng lượng, người đứng đầu Liên hợp quốc cho rằng việc sử dụng các kho dự trữ chiến lược và dự trữ bổ sung có thể giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng trong ngắn hạn. Ông nói: “Nhưng giải pháp trung và dài hạn duy nhất là đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo, không bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường”

Về tài chính, Tổng thư ký António Guterres cho rằng các tổ chức tài chính quốc tế cần chuyển có hành động khẩn cấp. “Chúng ta cần hành động khẩn cấp từ G20 và các tổ chức tài chính quốc tế để tăng tính thanh khoản và không gian tài khóa để các chính phủ có thể cung cấp mạng lưới an toàn cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất” – ông nêu rõ. "Cải cách mà tôi kêu gọi trong hệ thống tài chính toàn cầu đã quá hạn từ lâu".

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi: "Cuộc chiến ở Ukraine phải kết thúc - ngay bây giờ" và cần có "các cuộc đàm phán nghiêm túc cho hòa bình, dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc". “Tôi kêu gọi Hội đồng Bảo an làm mọi thứ trong khả năng của mình để chấm dứt chiến tranh và giảm thiểu tác động của nó, đối với những người dân Ukraine đang đau khổ cũng như những người dễ bị tổn thương và các nước đang phát triển trên toàn thế giới” – ông nêu rõ.

Cũng trong ngày 5/4, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cùng với các thành viên của nhóm liên lạc Liên đoàn Arab (AL) về khủng hoảng Ukraine đã tiến hành tham vấn với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại thủ đô Vácsava của Ba Lan, với mục tiêu đạt được một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Trong cuộc tham vấn, nhóm liên lạc AL đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy một lệnh ngừng bắn và chấm dứt khủng hoảng trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Phái đoàn Arab cũng thảo luận với Ngoại trưởng Ukraine về những nỗ lực nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn cũng như một thỏa thuận để giải quyết khủng hoảng và khôi phục hòa bình và an ninh./.

Khánh Linh (Theo UN, AFP, Reuters)

Cố vấn tổng thư ký liên hợp quốc là ai
Bà Stephanie Williams. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 6/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã bổ nhiệm nhà ngoại giao Mỹ Stephanie Williams làm cố vấn đặc biệt về Libya, thay thế đặc phái viên Jan Kubis - đã bất ngờ đệ đơn xin từ chức chỉ một tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống quan trọng tại quốc gia Bắc Phi này.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đề xuất bà Williams làm "cố vấn đặc biệt" thay vì "đặc phái viên."

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric nêu rõ việc bổ nhiệm bà Williams làm cố vấn đặc biệt giúp đảm bảo vai trò dẫn dắt của Liên hợp quốc trong tháng 12 - vốn có ý nghĩa lịch sử với quốc gia Bắc Phi này. Theo đó, bà Williams sẽ chuyển đến sống ở thủ đô Tripoli và bắt đầu công việc trong vài ngày tới. 

[Các nước kêu gọi những phe phái tại Libya tổ chức bầu cử theo kế hoạch]

Bà Stephanie Williams, thông thạo tiếng Arab, đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) vào năm 2020. 

Trước đó, ngày 24/11, Liên hợp quốc thông báo việc đặc phái viên Liên hợp quốc về Libya Jan Kubis đã đệ đơn từ chức lên Tổng Thư ký Guterres.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ lý do khiến ông Kubis từ chức chỉ trong chưa đầy một năm sau khi được bổ nhiệm và chỉ một tháng trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử quan trọng ở Libya - quốc gia vốn bị chiến tranh tàn phá.

Các cuộc bầu cử của Libya dự kiến diễn ra vào ngày 24/12 tới, giữa lúc Liên hợp quốc đang tìm cách chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 10 năm qua tại quốc gia Bắc Phi giàu dầu mỏ này.

Hơn 2,8 triệu cử tri trong tổng số 7 triệu dân của Libya sẽ đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sắp tới. Sự kiện này được xem là bước tiến hết sức quan trọng trong lộ trình hòa bình của quốc gia Bắc Phi này, nhờ các nỗ lực liên tục của cộng đồng quốc tế.

Các ngân hàng trung ương Libya đạt thỏa thuận hợp nhất

Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 6/12, hai ngân hàng trung ương đối địch tại Libya thông báo đã đạt được thỏa thuận hợp nhất sau 7 năm quốc gia Bắc Phi này bị chia rẽ, với hai chính quyền đối địch cùng tồn tại. 

Cố vấn tổng thư ký liên hợp quốc là ai
Người dân xếp hàng trước một ngân hàng ở Tripoli, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thông báo của đại diện chính quyền có trụ sở ở Tripoli cho biết thống đốc ngân hàng trung ương của chính quyền được quốc tế công nhận ở miền Tây, ông Seddik al-Kabir, và người đồng cấp ở miền Đông, ông Ali al-Hebri, đã nhất trí kế hoạch chi tiết để khởi động quá trình hợp nhất.

Sự tồn tại của hai ngân hàng trung ương khiến công tác xử lý nguồn thu từ dầu mỏ và kiểm soát chính sách tiền tệ của Libya trở nên phức tạp, làm cho lạm phát leo thang và gây ra cuộc khủng hoảng thanh khoản, mặc dù nước này có lượng dầu thô dự trữ khổng lồ. Nợ công của Libya đã tăng vọt lên mức 100 tỷ USD.

Libya rơi vào khủng hoảng kể từ năm 2011 sau khi nhà lãnh đạo Moamer Kadhafi bị lật đổ. Từ đó, quốc gia Bắc Phi này luôn trong tình trạng bị chia rẽ giữa hai chính quyền đối địch, được các lực lượng nước ngoài và các tay súng trong nước hậu thuẫn.

Tuy nhiên, tháng 10/2020, các phe phái tham chiến tại Libya đã nhất trí ngừng bắn và thúc đẩy tiến trình hòa giải./.

(TTXVN/Vietnam+)