Có nên học Công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân không

Em học khối D nhưng em muốn thi ngành CNTT, nên em định thi vào trường Đại Học Hà Nội vì các trường khác chỉ lấy khối A. Nên các anh chị ở đây cho em hỏi là liệu học ở Đại Học Hà Nội liệu sau này có thể dễ xin việc được không ạ ???

  • Thích
    Có nên học Công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân không
  • Yêu
    Có nên học Công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân không
  • Haha
    Có nên học Công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân không
  • Wow
    Có nên học Công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân không
  • Khóc
    Có nên học Công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân không
  • Giận
    Có nên học Công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân không

Có nên học Công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân không

Có nên học Công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân không

Nếu học Kinh tế, em dự định đăng ký vào trường Đại học Ngoại thương [FTU], còn với Công nghệ thông tin, em định đăng ký Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội [UET].

Ở chương trình bậc THPT, em chưa tiếp xúc nhiều với lập trình nên khá băn khoăn chuyện có nên theo ngành Kinh tế không. Học Kinh tế thì lo cơ hội việc làm sau này vì bằng cấp ngành này hiện nay khá bão hòa.

Em mong nhận được lời khuyên từ mọi người.

Chi

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân [NEU] là một cái tên không còn xa lạ đối với nhiều bạn trẻ và cả các bậc phụ huynh. Có thể nói đây là một trong những đơn vị đào tạo bậc Đại học hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt phải kể tới những chuyên ngành về kinh tế, mang lại cho đất nước nguồn nhân lực chất lượng. NEU luôn nổi tiếng với sự phong phú và đa dạng các chuyên ngành, bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá đặc điểm này nhé.
 

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một ngôi trường hàng đầu tại Việt Nam, NEU có quy mô đào tạo lớn với khoản 45.000 sinh viên. Hiện trường có 21 khoa, 38 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 1 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác. Đại học Kinh tế Quốc dân có 2 loại hình đào tạo chính:

Đào tạo chính quy với chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt

Sinh viên tham gia chương trình đào tạo chính quy ngành sẽ có được mức học phí thấp nhất, chương trình được chia thành 3 nhóm ngành đào tạo chính: Nhóm ngành phổ biến, Nhóm ngành còn mới và Nhóm ngành không thuộc 2 nhóm trước

Đào tạo chương trình chất lượng cao


Sinh viên sẽ học bằng tiếng Anh, mức học phí của chương trình này sẽ cao hơn đào tạo chính quy và sẽ thay đổi theo từng khoa, từng viện. Chương trình học bằng tiếng Việt có hơn 30 ngành khác nhau, trung bình mức học phí sẽ giao động từ 15 - 19 triệu đồng/học kỳ 10 tháng. Chương trình đào tạo sẽ bao gồm những ngành sau:

Kế toán và kiểm toán

Hai ngành học khá quen thuộc và nổi tiếng tại NEU, chương trình học của sinh viên 2 ngành này được đánh giá là khá nặng nhưng rất thực tế.

Quản trị khách sạn

Một ngành học thích hợp cho những ai có tính cách hướng ngoại, đam mê du lịch. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành du lịch nước ta đang rất phát triển, số lượng khách sạn nhà hàng ngày càng nhiều, mở ra cơ hội nghề nghiệp cao cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Thương mại điện tử

Chuyên ngành đang có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây, các trang thương mại điện tự dần trở thành một phần quan trọng đối với người tiêu dùng tại Việt Nam.

Marketing

Đây là ngành học cơ bản và giữ vững tiềm năng phát triển ở nhiều mảng. Marketing khởi nguồn và gắn liền với nhiều chuyên ngành giảng dạy khác nhau tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Logistic và quản lý chuỗi cung ứng

Một chuyên ngành còn khá mới mẻ nhưng có nhiều tiềm năng trong tương lai, đặc biệt là khi cơ sở hạ tầng, giao thông ở nước ta ngày một đổi mới, nâng cao.

Kinh doanh quốc tế

Ngành đào tạo này liên quan mật thiết đến những kiến thức và cách xây dựng chiến lược kinh doanh để vững vàng bước chân ra thị trường đa quốc gia.

Kinh tế quốc tế

Đây là ngành đào tạo kiến thức nền tảng về thương mại quốc tế và quản trị kinh doanh, đưa ra kiến thức phát triển kinh tế trong xu hướng đầu toàn cầu hóa, hội nhập đầu tư quốc tế.

Quản trị nhân lực

Ngành học phù hợp với những ai đang muốn tìm hiểu về cách quản lý và đào tạo nhân viên trong một công ty, doanh nghiệp.

Kinh doanh thương mại

Sinh viên NEU sẽ được giảng dạy và trang bị những kiến thức về quản trị chuỗi cung ứng, bán lẻ, hành vi mua hàng của người tiêu dùng, đồng thời lên các chiến lược xúc tiến thương mại.

Quản trị kinh doanh

Một ngành học cũng khá hot tại Đại học Kinh tế Quốc dân liên quan đến giám sát các hoạt động kinh doanh và các lĩnh vực tài chính trong doanh nghiệp.

Ngoài ra còn một số ngành khác như:

  • Luật kinh tế
  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ thông tin
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính công
  • Ngân hàng
  • Thống kê kinh tế
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành....
Tất cả các ngành này đều có tổ hợp xét tuyển các khối A00, A01, D01, D07.

Các ngành đào tạo trong chương trình học tiếng Anh hệ số 1


Bên cạnh những ngành học quen thuộc trong chương trình đào tạo chính quy kế trên, NEU còn có chương trình học với tiếng Anh hệ số 1 với những ngành nổi bật như:
  • Quản trị chất lượng và đổi mới
  • Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh
  • Định phí bảo hiểm và quản trị rủi ro
  • Quản lý công và chính sách
  • Quản trị điều hành thông tin
  • Công nghệ tài chính
  • Kế toán + Kiểm toán kết hợp chứng chỉ quốc tế
  • Kinh tế học tài chính
  • Phân tích kinh doanh
  • Kinh doanh số...
Tương tự như chương trình đào tạo chính quy, Các ngành đào tạo trong chương trình học tiếng Anh hệ số 1 đều có tổ hợp xét tuyển khối A00, A01, D01, D07. Các ngành đào tạo trong chương trình học tiếng Anh hệ số 2

Các ngành đào tạo trong chương trình học tiếng Anh hệ số 2 có thể kể đến một số ngành tiêu biểu như:

  • Logistic và quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ quốc tế
  • Quản trị khách sạn quốc tế
  • Đầu tư tài chính
  • Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh...
Tổ hợp xét tuyển của các ngành này là A01, D01, D07, D10. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã biết thêm thông tin về các ngành học của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Thường xuyên truy cập website để cập nhập những thông tin thú vị về ngôi trường NEU nhé. 

TÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

MÃ NGÀNH: 7480201

KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Website: //www.fithou.edu.vn

Công nghệ Thông tin [CNTT] đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Nó không chỉ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người.

Tham khảo giới thiệu về ngành Công nghệ thông tin Đại học Kinh tế Quốc dân [NEU]

Việc nhanh chóng đưa ứng dụng CNTT vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đã, đang và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ CNTT có vai trò rất lớn trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội – đặc biệt là với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng đến toàn thế giới hiện nay.

Quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CNTT thì sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Trong hệ thống ngành nghề được đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng, việc chọn học ngành CNTT chính là lựa chọn hàng đầu để làm chủ tương lai.

Tại Trường Đại học Mở Hà Nội, ngành Công nghệ Thông tin là ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn với các thông tin cụ thể về Ngành như sau:

1. Thời gian đào tạo: 4 năm [khối lượng 140 tín chỉ]

2. Học phí: 288,000 đồng/1 tín chỉ [Mức học phí năm học 2017-2018 Hệ Chính qui]

3. Hình thức đào tạo: Tín chỉ [tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học], sinh viên có thể lựa chọn thời gian học, giảng viên, tiến độ, chuyên ngành phù hợp với năng lực và nguyện vọng.

4. Bằng cấp: Kỹ sư Công nghệ thông tin

5. Mục tiêu đào tạo:

– Ngành Công nghệ thông tin đào tạo tạo các kỹ sư CNTT có trình độ vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên sâu để nghiên cứu, xây dựng và phát triển ứng  dụng  CNTT, đáp ứng nhu cầu  phát  triển  kinh tế – xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ thông tin

– Sinh viên học ngành CNTT được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ…

– Đặc biệt, sinh viên ngành CNTT được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện; đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt các vị trí công việc trong thực tiễn, có khả năng chuyên môn hóa cao và năng lực thích ứng với sự phát triển của công nghệ tốt.

6. Các chuyên ngành: Ngành Công nghệ thông tin có 4 chuyên ngành:

– Công nghệ đa phương tiện

– Công nghệ phần mềm

– Hệ thống thông tin

– Mạng và an toàn hệ thống

7. Các vị trí việc làm

– Kĩ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng

– Kĩ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng

– Kĩ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI, …

– Kĩ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ [BA]

– Kĩ sư quản trị CSDL, làm việc với dữ liệu lớn [Big Data]

– Nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện CNTT

– Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng [UX]

– Quản lý nhóm, quản lý dự án

– Quản trị, vận hành hệ thống, hỗ trợ khách hàng,…

– Thiết kế website và các sản phẩm truyền thông khác như standee, pa nô, áp phích,… phục vụ việc quảng bá sản phẩm

– Các vị trí công việc khác …