Thế nào là sự thành công hạnh phúc

Hạnh phúc – con đường tốt nhất đến thành công?

   Khái niệm thành công trong thời đại hiện nay thường liên quan đến giá trị tiền bạc. Hầu như toàn xã hội dạy chúng ta từ rất nhỏ rằng: nếu chăm chỉ và nỗ lực, thì sẽ thành công, khi thành công rồi thì ta sẽ có hạnh phúc. Quan điểm một chiều đó đã ăn sâu vào ý thức của nhiều thế hệ.

  Trường học cố gắng dạy ta làm thế nào để thành công, nhưng không bao giờ dạy ta thế nào là hạnh phúc, vì sao hạnh phúc lại quan trọng đối với mỗi con người, và làm thế nào để sống hạnh phúc. Sự thực là mỗi con người ở tất cả mọi dân tộc trên Trái Đất này, sâu thẳm trong tâm hồn họ luôn hướng tới mong muốn được sống hạnh phúc.

   Sự khác nhau của thành công và hạnh phúc

   “Tôi phải cố gắng, phải chịu đựng, rồi sau này khi thành công tôi sẽ hạnh phúc”. Nhưng mỗi một thành công đến, niềm vui nhanh chóng trôi đi, nhường chỗ cho những mục tiêu cao hơn: “Phải tiếp tục thành công hơn thì tôi mới hạnh phúc được”. Bạn đã từng nghe giọng nói đó trong đầu mình chưa?

   Xã hội không ngừng đưa ra những thông điệp lặp đi lặp lại khiến chúng ta tin rằng hạnh phúc là phần thưởng ở nấc thang cao nhất, và thành công chính là thước đo của hạnh phúc. Thực ra, hạnh phúc không bao giờ nằm ở đích đến, hay là sản phẩm của thành công. Ngược lại, thành công là một phần trong những đích đến của một cuộc sống hạnh phúc.

    Hạnh phúc ảnh hưởng đến thành công như thế nào

    Tất nhiên không phải nếu mỗi ngày chúng ta cứ làm những việc vui vẻ như đi xem phim, đi du lịch, hoặc ngồi “nhậu” thật sảng khoái với bạn bè là có thể hạnh phúc và thành công. Hạnh phúc khác với việc thoả mãn những nhu cầu vật chất và khoái lạc ngắn hạn. Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần, là một thái độ sống.

   Để có được hạnh phúc, cũng như tất cả những thứ khác trên đời, cần một quá trình rèn luyện những thói quen và tập tính tích cực. Bạn sẽ không bao giờ gặp một người nào luôn có suy nghĩ tiêu cực mà lại có một cuộc sống hạnh phúc cả, ngay cả khi họ có mọi điều kiện sống tốt nhất. Một khi bạn đã có được thái độ sống tích cực, tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống và công việc, thì con đường đến thành công sẽ là con đường hạnh phúc. Nói như vậy có nghĩa là con đường đó không phải sẽ dễ dàng hơn hay ngắn hơn, đơn giản là nó hạnh phúc hơn.

   Bạn nghĩ bạn muốn chọn con đường nào? Một bên là sống trong bực bội với những niềm vui chóng vánh, thậm chí là giả tạo, gắng gượng vươn lên và vượt qua những khó khăn, thử thách để cán đích thành công. Cùng lúc đó, bạn dần dần tiêu hết thời gian quý báu của đời mình, thứ mà bạn không thể dùng tiền để mua lại được.

   Hoặc, sống một cuộc sống lạc quan, luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách, gian khổ với niềm vui thật sự và tâm hồn thanh thản. Cho đến cuối con đường cố gắng đó, không phải bạn đã được cả 2 thứ: hạnh phúc và thành công hay sao?

   Thay vì chờ đợi đến khi làm hết những thứ khác rồi mới nghĩ đến hạnh phúc, hãy nghĩ đến hạnh phúc trong khi thực hiện bất cứ điều gì trong cuộc sống của bạn.

   Trong nhịp sống tất bật ngày nay, thật khó để có thể làm được tất cả những điều ý nghĩa mà bạn mong muốn và vẫn cảm thấy cuộc sống cân bằng và thanh thản. Nhưng khi bạn tin rằng “Ta có thể sống hạnh phúc hơn!” thì mọi thứ sẽ trở nên có thể. Hãy giữ ý nghĩ đó trong đầu bạn thường xuyên. Mỗi ngày tìm các thay đổi bản thân và môi trường xung quanh bạn, dù là những điều nhỏ nhất, để hướng đến cuộc sống hạnh phúc hơn. Chính ý nghĩ đó là bước đi đầu tiên của cuộc hành trình hạnh phúc của bạn đó.

© 2015 by Songhanhphuc. All rights reserved

Địa chỉ Hà Nội: 184B, Xuân Diệu, Hà Nội - Địa chỉ TP Hồ Chí Minh: 90C Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1 - Email:

Không thể có một định nghĩa nào làm thỏa mãn tất cả mọi người. Nhưng tôi vẫn cho rằng thành công có nhiều điểm chung mà tất cả chúng ta đều chia sẻ. Nhiều ý kiến cho rằng hạnh phúc là mục tiêu trong cuộc sống. Đây cũng là ý kiến có sự hợp lý của nó, nhưng khái niệm này cũng trừu tượng, nếu muốn sử dụng cũng cần phải định lượng được thông qua các biến số cụ thể như cách chúng ta giải thích sự thành công. Hay chúng ta cũng có thể gộp thành công với hạnh phúc làm một để giải thích cho gọn ghẽ.
 

Thành công và hạnh phúc là một hàm số (g) của nhiều biến số, ít nhất các biến số đó là sức khỏe (H), của cải (W), sự nghiệp (C), gia đình (F), bạn bè và đồng nghiệp (N), sự tự do (L) trong cuộc sống để thể hiện bản thân, theo đuổi các sở thích này kia.
 

Tùy theo mỗi người mà các biến số này có tầm quan trọng khác nhau. Bạn có thể tự đánh giá tầm quan trọng các biến số này theo thang điểm từ 0 đến 10. Ví dụ như thang điểm dưới đây là thành công và hạnh phúc với tôi:
 

Bảng 1
 

Biến số

H

W

C

F

N

L

Thành công và hạnh phúc (g)

10

7

8

10

5

8


Căn cứ vào các biến số đó mà mình cố gắng. Trong hoàn cảnh khó khăn nào đó buộc mình phải lựa chọn thì có thể bỏ bớt những biến số ít quan trọng (có điểm số nhỏ). Biến số nào có điểm cao thì ưu tiên trong cuộc sống. Sự phân biệt này chỉ có tính tương đối, vì thực tế các biến số có thể phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ biến số L phụ thuộc vào W.
 

Mỗi biến số cũng có thể được xem là hàm số của nhiều yếu tố khác, bạn dễ dàng làm tương tự như hàm số thành công như trên để hiểu hơn các ưu tiên của bản thân mình.
 

Với người đi dạy, thì như thế nào là thành công đối với người học là quan trọng. Vì sự thành công của người học luôn luôn là mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học.
 

Thực tế cho thấy để đạt được thành công và sự hạnh phúc cần một quãng đường dài, có thể tốn cả đời. Nhưng một may mắn là mỗi chúng ta đều có thể tận hưởng cảm giác đó suốt dọc đường đi chứ không phải chỉ cảm nhận được nó ở cuối quãng đường.

Và một điều quan trọng nữa đó là thành công cần có mục tiêu để đo đạc và đánh giá. Mục tiêu càng cụ thể càng thuận lợi trong thực hiện và đo đạc.

Hồi còn nhỏ, mình suy nghĩ đơn giản, nhìn qua nhìn lại, thấy người lớn trong xã hội xem trọng vật chất và những cột mốc đánh giá thành công như: chức vị cô chú này làm gì ở quận, giám đốc trưởng phòng công ty này nọ, có cái nhà đáng giá bao nhiêu, xe mẹc hay BMW đời nào. Báo chí thì chạy tít “Giám đốc trẻ” quản lý cả chuỗi doanh nghiệp, ngoài đường thì thấy xe xịn toàn mấy anh chị trẻ măng chạy, đôi khi đáng giá hơn cả một căn nhà.

Thế có là thành công?

Đó là tuỳ vào định nghĩa của mỗi người. Và đừng dùng định nghĩa của người khác làm thước đo cho bản thân. Vì bạn có thể không biết rằng anh giám đốc trẻ đó thừa hưởng gia sản và doanh nghiệp của bố mẹ để lại, có thể ảnh giỏi, hoặc có thể ảnh chỉ ngồi chơi có người khác làm. Trong khi chị kia tốt nghiệp đại học loại ưu thì loay hoay vất vả tìm việc làm vì không quen biết hay vì ngoại hình không tiêu chuẩn nên ít được chọn, trong khi công việc thì chẳng hề liên quan đến ngoại hình. Còn phần mình, bạn tự hiểu với lòng chiếc xe mẹc hay căn nhà ở Thảo Điền dù bạn có cày cả hai đời cũng không với tới được. Nhìn theo một mặt, cuộc đời rất không công bằng.

Nếu bạn tin rằng “Con vua thì lại làm vua”, thì có nghĩa là dù bạn có cố gắng thế nào thì cơ hội thoát khỏi số phận cũng là rất thấp. Tuy nhiên, nếu bạn không cố gắng chút nào, thì khả năng không bao giờ thoát khỏi số phận là 100%. Vì vậy, mình luôn luôn cố gắng 120% khi còn trẻ, còn khoẻ, còn khả năng, còn thời gian, đây là lúc để chúng ta cày cấy cho sau này gặt hái.

Ai mà không có lúc cảm thấy ganh tị, ước ao cuộc sống của mình khác một chút, nhà mình giàu hơn một chút, có thể đi đó đây chụp những tấm hình đáng ngưỡng mộ. Ba mẹ mình không học hết đại học, cũng có lúc mình nhìn các bạn gia đình trí thức có bố làm giáo sư, mẹ làm giám đốc hay gì đó mà nghĩ- Nếu như nền tảng của mình được như các bạn ấy, thì có thể mình sẽ đi xa hơn nhiều.

Nhưng rồi nghĩ lại cảm thấy tội lỗi, vì ba mẹ mình tuy không học cao, nhưng đã đánh đổi gói ghém tất cả những gì họ có để cho mình một nền tảng không phải ai sinh ra trong gia đình bình thường như mình cũng có được. Họ cho mình đi học ở những ngôi trường tốt nhất quận, nhất thành phố, chở đi vô vàn lớp học thêm, một cơ hội đi thật xa khỏi nơi sinh ra lớn lên để tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, học thành người theo sự chỉ dẫn của những người trí thức ở giảng đường, những bè bạn rất giỏi làm động lực cho mình luôn cô gắng.

Mình không thể nào đòi hỏi hơn được nữa, vì đó đã là nhiều lắm rồi. Và với những thúc đẩy ban đầu đó, việc mình có làm nên chuyện hay không mới quan trọng. Hãy chơi ván bài tốt nhất có thể với những lá bạn được chia.

Thế nào là sự thành công hạnh phúc

Thành công định nghĩa theo bạn mà thôi

Đối với mình, thành công là có thể nuôi bản thân, gầy dựng một cuộc sống an toàn cho mình, cho con cái sau này, và phụng dưỡng bố mẹ. Thành công là tự hào về thành quả của bản thân dù trong học tập hay công việc, biết rằng ngày hôm nay mình tiến bộ hơn ngày hôm qua. Thành công là cảm thấy tự tin khi đi làm, là có một việc làm xứng đáng với khả năng, một việc làm mình yêu thích và cảm thấy rằng nó có ý nghĩa.

Mình vẫn ở mướn không có nhà riêng, không có túi hiệu, xe cũng cà tàng đủ chạy thôi, mình lên chức rồi lại rẽ ngang nửa chừng để làm một công việc hoàn toàn khác vì mình thích- vì những thứ đó không phải là định nghĩa thành công đối với mình, và mình hài lòng vì điều đó.

Có rất nhiều sách vở và khoá học mở dạy người khác bí quyết thành công. Bạn không thể nào nếm được thành công trừ khi đã cố gắng 120% trong 5-10-15 năm trời, không hề có con đường tắt. Đừng nhìn những doanh nghiệp startup nổi tiếng như Facebook, Airbnb, hay người nổi tiếng như Bill Gates, Elon Musk mà nghĩ rằng nó dễ. Để có một trường hợp khởi nghiệp thành công, thì mấy chục trường hợp khác đã thất bại trong 3-5 năm đầu. Và những người nổi tiếng đến mức chúng ta biết tên đã cày hùng hục trong cả thập kỉ. Và hãy nhớ là, định nghĩa thành công của bố mẹ dành cho bạn không hẳn đồng nhất với cái bạn tự đặt cho bản thân.

Thế nào là một cuộc sống hạnh phúc?

Thế nào là sự thành công hạnh phúc

Một cuộc sống nhiều thành công bên ngoài, chức vụ hay vật chất đôi khi không đi cùng với hạnh phúc. Ai mà lại không có bạn bè nhìn gia cảnh rất hào nhoáng, giàu có hay địa vị đúng nghĩa thành công, nhưng khi biết ra thì có đủ thứ vấn đề. Với mạng xã hội như Instagram, ta hay bị choáng ngợp bởi vẻ lộng lẫy như trên sân khấu của cuộc sống người khác, nhưng đằng sau, ai biết được có hơn nhau?

Tiền bạc có thể mua được rất nhiều thứ, và những thứ đó có thể góp phần mang đến hạnh phúc, ví dụ như giúp bạn bớt làm việc nhà nhờ mướn người giúp việc để dành thêm thời gian cho con cái và gia đình hay sự nghiệp, mua xe tốt để bạn đi lại thoải mái hơn, nhưng tiền bạc không mua trực tiếp được hạnh phúc.

Những năm 20 mấy tuổi, mình ít khi băn khoăn về cuộc sống thế nào là hạnh phúc. Vì lúc đó khi nào cũng có mục tiêu phía trước để đạt được- học hết học kì này, làm internship kia, tốt nghiệp, tìm việc làm, đi làm, tìm visa, làm visa. Bây giờ mới có cơ hội ngồi lại ngẫm nghĩ, tự hỏi thế nào là hạnh phúc?

Nó là mỗi ngày thức dậy thấy khoẻ mạnh, có bình yên trong lòng, có một công việc mình yêu thích và đủ để sống tốt, đi du lịch, về thăm gia đình, dẫn ba mẹ đi chơi. Là có một người bạn đời thật sự tin cậy, chia sẻ công việc nhà và cuộc sống, hỗ trợ lẫn nhau trong sự nghiệp, chăm lo cho gia đình của nhau.

Ba mẹ nói “Lúc con sinh ra, ba mẹ chỉ mong con khoẻ mạnh đầy đủ ngón tay chân, không bệnh tật, và sau này được hạnh phúc”. Mình cười nói chắc ba mẹ xạo, vì thấy phụ huynh Việt Nam ai cũng cạnh tranh cho con học này kia, khoe con tùm lum tà la, ba mẹ thể nào chẳng muốn con đứng nhất trường nhất lớp, làm kĩ sư bác sĩ. Thật ra bây giờ mình mới hiểu đó là một ước nguyện thật tình. Chỉ có sức khoẻ và hạnh phúc là hai điều quan trọng nhất mà tiền bạc danh vọng không mua được.

Những năm 20 tuổi, mình đã làm việc quần quật rất nhiều, vì đó mình đã có được nhiều thành công theo định nghĩa riêng, và nhiều hạnh phúc những điều mình từng mong ước. Mình cảm thấy đủ, có hạnh phúc đếm và giữ mỗi ngày.

Nếu có câu hỏi gì, mọi người cứ comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook Page của trang để mình trả lời hoặc sẽ viết một blog khác đầy đủ hơn nếu vấn đề được nhiều người quan tâm.

-Ngọc Bích, PharmD, RPh