Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?

1. Tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm môi trường đới ôn hòa

Môi trường đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh, trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu Nam Bắc. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hoà nằm ở bán cầu Bắc, ở bán cầu Nam chỉ chiếm một phần nhỏ.

Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa là hiện tượng môi trường bị thay đổi. Theo đó, những yếu có có tính chất vật lý, sinh học cũng như hóa học của môi trường có sự biến đổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường đới ôn hòa?

  • Ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hoà

Nguyên nhân chính của việc ô nhiễm môi trường không khí ở đây được chỉ ra là do sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải bắt buộc phải sử dụng nhiều nguồn nguyên nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển ô nhiễm nặng nề.

Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?

Ô nhiễm môi trường không khí do sự phát triển công nghiệp

Những chất khí nhà kính khiến cho Trái Đất nóng lên, băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao, lỗ thủng tầng ozon ngày càng lớn đã đe doạ cuộc sống con người không chỉ ở đới ôn hoà mà ảnh hưởng lên tầm thế giới.

  • Ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà

Nước biển, nước sông hồ, nước ngầm… đều bị ô nhiễm nặng nề. Đô thị hoá ở môi trường đới ôn hoà tập trung phần lớn vào một dải đất rộng không quá 100 km ven biển đã làm cho nguồn nước biển ô nhiễm nặng nề.

Hiện tượng “thuỷ triều đen” do váng dầu tạo nên cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm. Và tất nhiên, không thể thiếu hoá chất thải ra từ các nhà máy, thuốc trừ sâu, phân lân hoá học dư thừa trên các cánh đồng cùng với chất thải sinh hoạt hằng ngày… đều có thể làm trầm trọng vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 17 (có đáp án): Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa (hay, chi tiết)

Câu: 1 Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức:

A. Bình thường.

B. Báo động.

C. Nghiêm trọng.

D. Rất nghiêm trọng.

Hiển thị đáp án

Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức báo động.

Chọn: B.

Câu: 2 Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà:

A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.

B. Xả rác bữa bãi nơi công cộng.

C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới.

D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.

Hiển thị đáp án

Các nguyên nhân làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà là do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy, rò rỉ các chất phóng xạ và do cháy rừng, tro bụi phun ra từ các núi lửa.

Chọn: A.

Câu: 3 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ con người?

A. Mưa axít.

B. Hiệu ứng nhà kính.

C. Tầng ô zôn bị thủng.

D. Thủy triều đỏ.

Hiển thị đáp án

Tầng ô zôn bị thủng, làm cho các tia cực tím chiếu xuống mặt đất có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người. Đặc biệt là da.

Chọn: C.

Câu: 4 Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới?

A. Hoa Kì.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Đức.

Hiển thị đáp án

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, Hoa Kì là nước có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Chọn: A.

Câu: 5 Đâu không phải nguvên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà?

A. Đô thị hóa.

B. Chất thải sinh hoạt.

C. Từ các váng dầu tràn ra biển.

D. Hoạt động phun trào núi lửa.

Hiển thị đáp án

Các nguvên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà là quá trình đô thị hóa. Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp và từ các váng dầu tràn ra biển.

Chọn: D.

Câu: 6 Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng:

A. Thủy triều đen.

B. Thủy triều đỏ.

C. Triều cường.

D. Triều kém.

Hiển thị đáp án

Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng “thủy triều đen” và ảnh hưởng xấu đến môi trường biển.

Chọn: A.

Câu: 7 Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm:

A. Nước biển, nước sông.

B. Nước sông, nước ngầm.

C. Nước biển, nước sông và nước ngầm.

D. Nước sông, nước hồ, nước ao.

Hiển thị đáp án

Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có nước biển, nước sông hồ và nước ngầm.

Chọn: C.

Câu: 8 Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã:

A. Kí hiệp định thương mại tự do.

B. Thành lập các hiệp hội khu vực.

C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô.

D. Hạn chế phát triển công nghiệp.

Hiển thị đáp án

Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước trên thế giới đã kí Nghị định thư Ki-ô-tô, nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất.

Chọn: C.

Câu: 9 Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng:

A. Thủy triều đen.

B. Thủy triều đỏ.

C. Triều cường.

D. Triều kém

Hiển thị đáp án

Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ”, làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.

Chọn: B.

Câu: 10 Ở đới ôn hòa ô nhiễm môi trường:

A. Nước và đất.

B. Không khí và đất.

C. Nước, đại dương và đất.

D. Nước và không khí.

Hiển thị đáp án

Ở đới ôn hòa, môi trường đang bị ô nhiễm đáng báo động. Đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường nước.

Chọn: D.

Xem thêm các phần Lý thuyết & Trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 7 khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

1. Khái quát Đới ôn hòa

Đới ôn hòa hay còn gọi là ôn đớilà một khu vựckhí hậunằm tại các vĩ độ từ cận kềcận nhiệt đớitới các vòng cực của Trái Đất, nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng cách từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. Phần lớn diện tích đất nổi của đới nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có phần nhỏ ở bán cầu Nam. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cảBắc bán cầulẫnNam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từkhí hậu hải dươngvới sự biến thiênnhiệt độtương đối nhỏ và lượnggiáng thủylớn cho tớikhí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặtkhí tượng họcthì phần lớn miền nhiệt đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.

2. Khí hậu Đới ôn hòa

Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh

Ví dụ:Ở phíađông của Hoa Kì, mỗi khi cóđợt không khí nóng hayđợt khí lạnh trànđến, nhiệtđộ có thể tăng hay giảm 10oC - 15oC trong vài giờ.

- Tính chất trung gian của khí hậu ở đới ôn hòa thể hiện ở:

+ Tính chất ôn hòa của khí hậu: không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.

+ Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh.

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến.

+ Nguyên nhân: do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

- Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở:

+ Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 10oC đến 15oC trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống.

+ Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại,...) khi có gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền.

Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp khắc phục

(ĐCSVN) - Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân số hiện đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm. Điều đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Môi trường không khí là gì

Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất.

Ô nhiễm môi trường không khí là gì?

Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

Thực trạng ô nhiễm môi trườngkhông khí hiện nay

Thực trạng ô nhiễm môi trườngkhông khí ở Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm môi trườngkhông khí đang là vấn đề nhức nhối của thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index - EPI) do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5).

Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

Tính đến tháng 2/2020, Việt Nam có gần 3,6 triệu xe ô tô và hơn 45 triệu xe máy. Các phương tiện này là nguyên nhân lớn nhấtgây raô nhiễm không khítại nước ta. Từ năm 2010 - 2017, nồng độ bụi PM2.5 luôn có xu hướng tăng mạnh. Từ năm 2019 đến nay, tình trạng cao điểm ô nhiễm khí xảy ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn cả nước. Điển hình là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ sốbáo cáo chất lượng không khí hàng ngày (Air Quality Index - AQI) tại các thành phố này dao động trong mức 150 - 200, đây là mức báo động rất nguy hiểm.

Qúy 1 và 2 năm 2021, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn của nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã có sự cải thiện khá rõ rệt. Cụ thể, kết quả tính toán AQI của cả hai thành phố đều duy trì ở mức thấp và trung bình. Nguyên nhân chính là do sự bùng phát của dịch COVID-19. Trong thời gian dịch bệnh, do thực hiện cách ly xã hội nên lượng lưu thông của các phương tiện đã giảm đi đáng kể.

Thực trạng ô nhiễm môi trườngkhông khí trên thế giới

Theo Báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 do Viện Ảnh hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiệnthì tình trạng ô nhiễm môi trườngkhông khí trên thế giới rất đáng báo động. Tình trạng này không phải chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ trước, tuy nhiên con người vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trườngkhông khí.

WHOđã gọi tình trạng ô nhiễm môi trườngkhông khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của WHO.

Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Ô nhiễm môi trườngkhông khí đang đe dọa đến cuộc sống con người

Nguyên nhân gây ô nhiễmmôi trườngkhông khí

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đến từ rất nhiều nguồn, cơ bản có hai nguyên nhân chính là từ nhân tạo và tự nhiên.

Nguyên nhân từ tự nhiên

Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.

Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: Không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng gió cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các chất khí độc hại từ các nhà máy, thiên tai,... đi xa và lan rộng. Điều này khiến sự ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.

Ô nhiễm không khí donhững cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí COx và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong không khí.

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóng biển hay phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễmmôi trường không khí.

Nguyên nhân từ con người (nhân tạo)

Con ngườilà nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người cũng chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.

Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp

Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước, không riêng gì Việt Nam mà rất nhiều các nước đang phát triển điều vướng phải tình trạng này. Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.

Những khu công nghiệp này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn là tác nhân gâyô nhiễm môi trường nước, khiến cho các “làng ung thư” được hình thành.

Mưa Axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp không xử lý thải đúng cách gây nên.

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.

Giao thông vận tải

Đây chính là nguyên nhân lớn nhất gâyô nhiễm không khíhiện nay. Với một số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khí thải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, đối với những xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn. Các phương tiện giao thông thải vào không khí các chất độc hại như: CO, VOC, NO2, SO2,... với nồng độ cực cao và liên tục.

Nguyên nhân này chỉ đứng sau hoạt động công nghiệp, khi mà lượng khí thải từ các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn. Theo báo cáoCơ quan năng lượng quốc tế(IEA) giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbon mỗi năm.

Hoạt động quốc phòng, quân sự

Các chất độc chiến tranh, các nghiên cứu quân sự đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu nhưng những nạn nhân chất độc màu da cam vẫn còn rất lớn.

Ngoài ra các mối đe dọa từ bom hạt nhân vẫn luôn thường trực mỗi ngày, nếu chúng bị rò rỉ thì hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng.

Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng

Các hoạt động xây dựngcao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường luôn luôn mang đến sự ô nhiễmmôi trường không khí nặng nề. Tiêu điểm là ở Hà Nội vào những ngày giữa tháng 12/2020 bụi mịn bao phủ hoàn toàn Hà Nội, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người dân.

Khi vận chuyển vật liệu, cho dù được che chắn kỹ lưỡng thì các bụi bẩn cũng sẽ vương vãi ra môi trường và gây ô nhiễm. Chưa kể, đối với những trường hợp không được che chắn sẽ bị rơi vật liệu ra đường, gây nguy hiểm và sản sinh lượng khói bụi khổng lồ có thể cản trở các phương tiện cùng lưu thông trên đường. Do vậy, việc chú ý che chắn đúng cách khi vận chuyển vật liệu là bắt buộc phải làm.

Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Bụi mịn PM 2.5 từ các công trình xây dựng bao phủ thành phố

Thu gom xử lý rác thải

Việc rác thải được thải ra quá nhiều khiến cho các khu tập kết rác không xử lý được hết khiến cho mùi hôi thối bốc ra. Hay các phương pháp xử lý thủ công như đốt khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng.

Hoạt động sinh hoạt

Trong quá trình nấu nướng, các khí thải từ nguyên liệu cháy như gas, than, củi,...sẽ giải phóng một lượng lớn khí độc và bụi vào môi trường khí. quá trình này sẽ sản sinh một lượng lớn khí CO, CO2, NOx, SOx,... rất độc hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trườngkhông khí gây ra rất nhiều hậu quả cho động, thực vật và con người. Chúng là tác nhân gây nên cái chết cho hàng triệu người mỗi năm.

Tác hại đối với động thực vật

Các hợp chất nguy hiểm như: SO2, NO2, CO… có trong không khí ô nhiễm làm tắc nghẽn khí quản và giảm hệ miễn dịch của động vật.

Ngoài ra, hợp chất HF còn làm các cây ăn trái rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính.

Khói bụi từ khu công nghiệp còn gây nên hiện tượng mưa Axit, những cơn mưa Axit làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Làm cho việc nuôi trồng bị ảnh hưởng, giảmsản lượng, mất mùa…

Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Môi trường sống của động thực vật đang ngày càng ít đi

Tác hại đối với con người

Hậu quả của ô nhiễmmôi trường không khí đối với con người là rất nghiêm trọng, ô nhiễmmôi trường không khí chính là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư…. ngày càng tăng.

Theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca. Chúng không những cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà còn gây thiệt hại kinh tế gần 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Chúng còn khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: Tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.

Theo đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 chính là thủ phạm gây ra nhiều ca tử vong nhất.Vì chúng có kích thước rất nhỏ, nên dễ đi vào các nang trong phổi gây nên các bệnh về hô hấp.

Bụi mịn (PM 2.5) kết hợp với CO, SO2, NO2có trong không khí gây kích ứng niêm mạc, cản trở Hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu Oxy. Dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.

Cũng theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí là một trong nhiều thủ phạm gây nên các bệnh tim mạch, đột quỵ não lên tới 25%.

Ngoài ra ô nhiễm môi trường không khí còn làm trầm trọng hơn các bệnh hen suyễn, ung thư phổi. Chúng còn tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ hay dễ cáu gắt.

Trên đây chỉ là những con số nhỏ về hậu quả của ô nhiễmmôi trường không khí, thực tế chúng gây ra rất nhiều bệnh tật cũng như là cái chết thầm lặng cho hàng triệu người trên thế giới.

Giảipháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí

Trước tình hình ô nhiễm môi trường không khí ngày càng trầm trọng đang diễn ra, mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ sức khỏe cũng như hành tinh của chúng ta. Để khắc phục ô nhiễm môi trườngkhông khí chúng ta cần:

Cải thiện thói quen sinh hoạt

Một trong nhữngbiện pháp khắc phục ô nhiễm không khí, hiệu quả nhấtchính là cải thiện thói quen sinh hoạt. Việc này có thể được thực hiên bằng cách xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi. Điều này giúp hạn chế lượng khí thải độc hại và bụi bẩn bị đẩy ra môi trường. Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ô nhiễm không khí. Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông

Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định

Để có thể khắc phục ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử lý và đưa chất thải ra môi trường. Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, hạn chế gâyô nhiễm không khínói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.

Dùng biện pháp kỹ thuật

Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khíhiệu quả và an toàn nhất hiện nay là dùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch không khí. Không khí sau khi được lọc sạch chất thảisẽ được thải ra môi trường.Điều này góp phần giảm sự ô nhiễm không khí rõ rệt.

Quy hoạch và trồng cây xanh

Ngoài nhữngbiện pháp khắc phục ô nhiễm không khínêu trên, trồng và phát triển những khu rừng nhân tạo cũng là một biện pháp cực kỳ hữu ích. Cây xanhgóp phần lọc không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên. Trồng cây xanh tại các công viên và vỉa hè ở các đô thị lớn để giảm tình trạng khí thải, khói bụi và góp phần làm hạ nhiệt độ cũng như tăng sự trong lành không khí./.

VH (Tổng hợp)

Nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước

(ĐCSVN) - Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Do đó, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo vệ được nguồn nước sạch.

Khái niệm ô nhiễm môi trường nước là gì? Thực trạng hiện nay.

Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.

Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,...), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới rất đáng báo động. Cụ thể:

  • Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.
  • Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.

Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm.

Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số

Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thànhnguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.

Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.

Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ gìn sức khỏe của công đồng được đề cao hơn bao giờ hết.

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế

Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu.

Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.

Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Ô nhiễm rác thải từ y tế

Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên

Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất. Chắc hẳn điều này ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được.

Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng.

Có thể nói đây là một trong 7 nguyên nhân ô nhiễm nước quan trọng nhất!

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.

Thậm chí, một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động.

Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày ở khắp nơi trong nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng, kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ.

Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp

Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất.

Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại.

Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan, tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều đương nhiên.

Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Ô nhiễm từ khói bụi công nghiệp

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa

Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước được đề cập trong bài viết, không thể không kể đến yếu tố đô thị hóa. Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của phát triển xã hội.Bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển cũng phải trải qua và sống chung với điều này.

Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường, cầu vượt. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự nhiên và thay vào đó là sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế phát triển.

Đô thị hóa là cần thiết nhưng ý thức của người sống trong đô thị cũng cần văn minh như chính những gì mà họ tạo dựng. Việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa bãi và không có ý thức với môi trường sẽ dần hủy hoại cuộc sống của chính con người.

Tóm lại, ô nhiễm nguồn nước không còn là vấn đề mới nhưng chưa giờ cũ. Chúng ta vừa trải qua năm đầu tiên của thập niên mới 2020 với những biến động khôn lường từ dịch bệnh, thiên tai.

Những điều mà tự nhiên ban trả lại con người không phải ngẫu nhiên mà chính hệ quả khó tránh khỏi của việc khai thác, tiêu thụ quá mức mà không biết gây dựng. Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói riêng là điều cấp bách và duy nhất để con người cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Có bao nhiêu vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm hàng đầu ở đới ôn hòa?
Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường sống

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước

Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.

Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với thực vật

Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn.

Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.

Ô nhiễm nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhất, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là một thảm họa vô cùng lớn đối với toàn thể nhân loại.

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân

Đây có thể coi là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên. Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là "muối bỏ biển" và tác động rất nhỏ đến môi trường.

Tuy nhiên, có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt, đó là tình trạng rác thải nhựa khổng lồ trên biển là một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác thải đều đổ về biển, đại dương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển.

Vì vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường

Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục đã đề cập, có rất nhiều yếu tố nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân, tập thể, tổ chức. Do đó, để khắc phục ý thức của người dân, cần có những biện pháp răn đe kịp thời mới thực sự hiệu quả.

Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng và hiệu quả. Tránh hiện tượng bao che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề.

Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp.

Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử dụng

  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
  • Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả.
  • Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
  • Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
  • Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.

Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại./.

VH (Tổng hợp)

Bộ 20 bài tập trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Câu 1: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức:

A. Bình thường.

B. Báo động.

C. Nghiêm trọng.

D. Rất nghiêm trọng.

Câu 2: Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà:

A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.

B. Xả rác bữa bãi nơi công cộng.

C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới.

D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.

Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ con người?

A. Mưa axít.

B. Hiệu ứng nhà kính.

C. Tầng ô zôn bị thủng.

D. Thủy triều đỏ.

Câu 4: Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới?

A. Hoa Kì.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Đức.

Câu 5: Đâu không phải nguvên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà?

A. Đô thị hóa.

B. Chất thải sinh hoạt.

C. Từ các váng dầu tràn ra biển.

D. Hoạt động phun trào núi lửa.

Câu 6: Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng:

A. Thủy triều đen.

B. Thủy triều đỏ.

C. Triều cường.

D. Triều kém.

Câu 7: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm:

A. Nước biển, nước sông.

B. Nước sông, nước ngầm.

C. Nước biển, nước sông và nước ngầm.

D. Nước sông, nước hồ, nước ao.

Câu 8: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã:

A. Kí hiệp định thương mại tự do.

B. Thành lập các hiệp hội khu vực.

C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô.

D. Hạn chế phát triển công nghiệp.

Câu 9 :Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng:

A. Thủy triều đen.

B. Thủy triều đỏ.

C. Triều cường.

D. Triều kém

Câu 10: Ở đới ôn hòa ô nhiễm môi trường:

A. Nước và đất.

B. Không khí và đất.

C. Nước, đại dương và đất.

D. Nước và không khí.

Câu 11: Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa chủ yếu do

A. Hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

B. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

C. Hoạt động sản xuất công nghiệp và phương tiện giao thông.

D. Hoạt động du lịch và sinh hoạt của dân cư.

Câu 12: Lượng khí thải đưa vào khí quyển xuất phát chủ yếu từ các các khu vực

A. Bắc Mĩ, châu Âu, Đông Bắc Á.

B. châu Mĩ, Bắc Á, Đông Á.

C. Bắc Mĩ, Bắc Á, Đông Bắc .

D. Bắc Mĩ, châu Âu, Bắc Á.

Câu 13: Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa?

A. Váng dầu đổ ra biển.

B. Nước thải từ nhà máy.

C. Nước thải sinh hoạt.

D. Hoạt động của các nhà máy thủy điện

Câu 14: Tác hại của hiện tượng “thủy triều đỏ” là gì?

A. chết ngạt các sinh vật sống trong nước

B. tạo nên mưa a-xit.

C. làm thủng tầng ô dôn.

D. làm mực nước biển dâng cao.

Câu 15: Loại khí nào là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên?

A. Khí CO2

B. Khí Nitơ

C. Khí Hi-đrô

D. Khí Ô-xi

Câu 16: Chất khí nào là nguyên nhân chủ yểu gây thủng tầng ô-dôn?

A. Khí Ô-xi.

B. Khí CO2

C. Khí Nitơ

D. Khí CFCs

Câu 17: Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe con người ?

A. Đem đến các trận mưa a-xit.

B. Gây ra các bệnh về đường hô hấp.

C. Gây ung thư da.

D. Mực nước biển dâng cao.

Câu 18: Tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người là

A. làm mực nước biển dâng cao.

B. Trái Đất nóng lên.

C. làm thủng tầng ô-dôn.

D. gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Câu 19: Vấn đề quan trọng nhất về tài nguyên nước hiện nay ở đới ôn hòa là

A. thiếu nước cho sản xuất.

B. thiếu nước sạch.

C. hạn hán thiếu nước vào mùa khô.

D. nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ?

A. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức.

B. Hoạt động du lịch biển.

C. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển.

D. Sự cố tràn dầu trên biển.