Chứng từ vay ngắn hạn ngân hàng

Trong quá trình kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa cũng như tận dụng tối đa ưu thế của doanh nghiệp đang có doanh nghiệp cũng thường đi vay để đạt được lợi ích kinh tế tối ưu cho việc kinh doanh của  doanh nghiệp, sau đây KEY AS xin chia sẻ một số hạch toán vay ngắn hạn trong doanh nghiệp.

1. Vay ngắn hạn mua NVL, CCDC, TSCĐ,HH,...

Nợ 152,153,156, 211,....( trị giá mua)

Nợ 133 (thuế GTGT được khấu trừ)

Có 341 ( vay ngắn hạn)

2. Vay ngân hàng trả nợ cho người bán, nhà cung cấp,..

Nợ 331 ( số tiền trả cho người bán)

Có 341 ( số tiền vay)

3. Vay ngắn hạn bằng ngoại tệ trả cho người bán, nhà cung cấp, nhà xuất khẩu,..

Nợ 331 ( số tiền trả nợ quy đổi sang VND)

Nợ 635 ( chênh lệch tỷ giá làm lỗ thêm một khoản VND)

Có 341 ( số tiền ngoại tệ vay)

Có 515 ( chênh lệch tỷ giá làm lời đi một khoản VND)

4. Vay ngắn hạn nhập quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

Nợ 111, 112 ( số tiền vay đem nhập quỹ)

Có 341 ( số tiền vay)

5. Trả nợ vay ngắn hạn (VNĐ) bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng (VNĐ)

Nợ 341 ( số tiền trả khoản vay)

Có 111,112 ( số tiền trả khoản vay)

6. trả khoản vay ngắn han( ngoại tệ) bằng tiền mặt tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng (VNĐ)

Nợ 341( số tiền khi vay tính theo tỷ giá lúc vay)

Nợ 635 ( lỗ do chênh lệch tỷ giá

Có 111, 112 ( số tiền chuyển trả tính theo tỷ giá lúc trả nợ)

Có 515 ( chênh lệch lãi tỷ giá)

Tin học KEY- KEY ACCOUNTING SERVICES chúc các bạn thành công.

nguồn : https://key.com.vn/

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc  khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:

Khóa học kế toán ngắn hạn

Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM

Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế

TRUNG TÂM TIN HỌC KEY - KEY ACCOUNTING SERVICES

ĐC: 203 - 205 Lê Trọng Tấn - Sơn Kỳ - Tân Phú - TP HCM

ĐT: (028) 22 152 521

Đăng nhận xét - bình luận

Chứng từ dùng trong ké toán cho vay là những loại giấy tờ có giá trị về mặt páhp lý để xác định số tiền ngân hàng cho vay và người vay nhận nợ với ngân hàng, nên từ khâu lập đến khâu kiểm soát, tổ chức bảo quản phải đảm bảo đúng chế độ. Khi thực hiện kế toán máy thì không thuần tuý dùng chứng từ điện tử thay thế mà vẫn phải có chứng từ giấy lưu lại. Mọi sự tranh chấp về các khoản cho vay hay thu nợ đều được giải quyết trên cơ sở các chứng từ kế toán cho vay.

Chứng từ kế toán cho vay bao gồm hai loại: chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.

+ Chứng từ gốc: là chứng từ được lập trực tiếp khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý cho phép nghiệp vụ kinh tế được thực hiện, Chứng từ gốc được sử dụng trong kế toán cho vay bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn: là chứng từ do khách hàng lập để xin vay vốn ngân hàng trong đó trình bày rõ mục đích vay, số tiền vay. Đây là căn cứ ban đầu để ngân hàng xem xét cho vay.

- Hợp đồng tín dụng: là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra giữa khách hàng và ngân hàn

- Một số loại giấy tờ khác theo quy chế cho vay, thu nợ, gia hạn nợ...lập trên cơ sở của chứng từ gốc và phải có chứng từ gốc đính kèm. Các loại chứng từ ghi sổ được sử dụgn trong kế toán cho vay bao gồm:

- Chứng từ cho vay: nếu cho vay bằng tiền mặt thì chứng từ là séc lĩnh tiền mặt,giấy lĩnh tiền, phiếu chi...còn nếu cho vay bằng chuyển khoản thì dùng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán.

- Chứng từ thu nợ: nếu thu bằng tiền mặt thì chứng từ là giấy nộp tiền mặt, séc lĩnh tiền mặt... còn trong trường hợp ngân hàng chủ động trích tài khoản của người vay để thu nợ, thu lãi thì dùng phiếu chuyển khoản và bảng kê tính lãi hàng tháng.

Các giấy tờ trong quan hệ tín dụng đòi hỏi phải có đầy đủ tính pháp lý được thể hiện trong chứng từ kế toán cho vay, đó chính là các yếu tố xác định quyền chủ thể cho vay của ngân hàng, chỉ rõ người chịu trách nhiệm nhận nợ và người cam kết trả nợ gốc và lãi theo đúng hạn cho ngân hàng.

Cán bộ kế toán cho vay là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc: kiểm tra hồ sơ cho vay theo danh mục quy định và pháp lý của hồ sơ, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở tài khoản tiền vay, thủ tục phát tiền vay theo lệnh của giám đốc hoặc người được uỷ quyền, hạch toán các khoản cho vay, thu nợ, thu lãi, chuyển nợ quá hạn theo chế độ quy định cho từng loại vay đồng thời lưu giữ hồ sơ, chứng từ theo quy định.

Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay là những tài khoản phản ánh toàn bộ số tài sản của ngân hàng cho các đơn vị, tổ chức kinh tế cá nhân vay.Số tài sản này chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản có của ngân hàng nên bộ phận tài khoản này có vị trí quan trọng trong bảng cân đối kế toán ngân hàng.

Cụ thể với tài khoản nội bảng.

- Tài khoản 20: "Tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trong nước"

- Tài khoản 21: "Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước"

- Tài khoản 22: "Chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn"

- Tài khoản 23: "Cho thuê tài chính"

- Tài khoản 24: "Bảo lãnh"

- Tài khoản 25: "Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư.

- Tài khoản 26: "Cầm đồ"

- Tài khoản 27: "Tín dụng khác đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước"

- Tài khoản 28: "Nợ khoanh"

Ngoài ra, kế toán cho vay còn sử dụng những tài khoản khác có liên quan khác trong hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng như: tài khoản tiền lãi cộng dồn dự thu, tài khoản nợ quá hạn, tài khoản dự phòng phải thu khó đòi, các tài khoản ngoại bảng..

+Tài khoản nợ trong hạn:

Bên Nợ :phản ánh số tiền ngân hàng cấp cho khách hàng

Bên Có: phản ánh số iền ngân hàng thu nợ khách hàng

Dư Nợ: phản ánh số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng.

+Tài khảổn nợ quá hạn:

Bên Nợ: phản ánh số tiền mà ngân hàng cấp tín dụng bị chuyển sang quá hạn.

Bên Có: phản ánh số tiền mà ngân hàng thu nợ được.

Dư Nợ: phản ánh số nợ quá hạn chưa thu hồi được.

Cụ thể với tài khoản ngoại bảng.

- Tài khoản 921: "Bảo lãnh"

- Tài khoản 94: "Lãi chưa thu được"

- Tài khoản 95: "Tài sản cho thuê tài chính"

- Tài khoản 97: "Nợ khó đòi đã xử lý"

- Tài khoản 99: "Tài sản thế chấp cầm cố"


Tài khoản 311 - vay ngắn hạn: dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền vay Ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp.


Chú ý:Theo Thông tư 200 thay thế QĐ 15 thì đã bỏ tài khoản 311. Nhưng nếu DN bạn sử dụng QĐ 48 thì vẫn sử dụng tài khoản 311 bình thường.

Chứng từ vay ngắn hạn ngân hàng
Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm tài chính.


HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU


1. Kế toán tiền vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay.

2. Trường hợp vay bằng ngoại tệ, hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc theo tỷ giá trên sổ kế toán (Bên Nợ TK 311 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, bên Có TK
311 được quy đổi nghoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng). Các khoản chênh lệch tỷ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ vay phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ cuối năm tài chính (Giai đoạn SXKD) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong năm.


KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 311 - VAY NGẮN HẠN

Bên Nợ:
- Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn;
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm (Do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ).

Bên Có:
- Số tiền vay ngắn hạn;
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng (Do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ).
Số dư bên Có:
Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả.


PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Vay tiền để mua vật tư, hàng hoá, ghi:
- Nếu vật tư, hàng hoá mua về để dùng cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 311 - Vay ngắn hạn.
- Nếu vật tư, hàng hoá mua về để dùng cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thì giá trị vật tư, hàng hoá mua vào gồm cả thuế GTGT (Tổng giá thanh toán), ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Tổng giá thanh toán)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Tổng giá thanh toán).

2. Khi có hợp đồng mua, bán thanh toán bằng hình thức thư tín dụng, doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở thư tín dụng, ghi:
Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

3. Vay tiền để trả nợ người bán, trả nợ dài hạn, trả nợ tiền vay dài hạn, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 341 - Vay dài hạn
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

4. Vay ngoại tệ để trả nợ người bán, trả nợ khách hàng, trả nợ dài hạn, trả nợ vay dài hạn, phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày giao dịch:
a. Trường hợp tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 341 - Vay dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán).
b. Trường hợp tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 341 - Vay dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)

5. Vay tiền về nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

6. Khi vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để mua nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá nhập kho hoặc sử dụng ngay hoặc trả tiền thuê dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 152, 156, 627, 641, 642 (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng).

7. Khi doanh nghiệp trả nợ tiền vay ngắn hạn bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn

Có các TK 111, 112.

8. Khi thanh toán nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc tiền gửi bằng ngoại tệ trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh:
a. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).
b. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

9. Khi thanh toán nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc tiền gửi bằng ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động):
a. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ vay ngắn hạn, ghi:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).
b. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ vay ngắn hạn, ghi:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

10. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ vay ngắn hạn có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính:
a. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
b. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

_____________________________________________