Chiến tranh Nga - Ukraine ảnh hưởng đến giá vàng

Vừa trở về mốc 66 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC cuối giờ chiều 1/3 lại tăng thêm từ 450.000 đến 600.000 đồng/lượng so với phiên trước.

  • Giá vàng sáng 1/3 giao dịch ở mức 66 triệu đồng/lượng

  • Giá vàng thế giới tiếp tục tăng phiên 28/2 do căng thẳng Nga-Ukraine

Chiến tranh Nga - Ukraine ảnh hưởng đến giá vàng
Không chỉ giá vàng, tâm điểm thị trường tài chính toàn cầu xoay quanh xung đột giữa Nga – Ukraine. Ảnh: Hồng Nhung.

Việc các nước phương Tây và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt với Nga dẫn đến khả năng lạm phát tăng cao, khiếngiá vàng quốc tế và trong nước tăng nhanh.

Vào 17 giờ 50 phút chiều 1/3, giá vàng SJC tại Doji Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mua vào tăng thêm 500.000 đến 600.000 đồng/lượng, giá bán ra tăng 500.000 đồng/lượng so với phiên trước, giao dịch 65,30 – 66,40 triệu đồng/lượng.

Tại hệ thống SJC Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch 65,65 – 66,42 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng/lượng mua vào và 450.000 đồng/lượng bán ra so với phiên trước. Còn ở Phú Quý, SJC giao dịch 65,50 – 66,35 triệu đồng/lượng, tăng 650.000 đồng/lượng mua vào và 600.000 đồng/lượng bán ra so với phiên trước.

Giá vàng mua vào tại hệ thống ngân hàng Maritime Bank trong phiên chiều 1/3 tăng “kỷ lục” 8,29 triệu đồng/lượng so với phiên trước, với 64,75 triệu đồng/lượng, còn giá bán ra giảm 100.000 đồng/lượng với 66,30 triệu đồng/lượng. Tại VietinBank Gold, giá vàng SJC giao dịch 65,65 – 66,42 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng mua vào và 600.000 đồng/lượng bán ra so với phiên trước.

Giá năng lượng càng cao, lạm phát càng kéo dài. Điều này duy trì động lực cho giá vàng tăng mạnh. "Với nhiều dự đoán giá vàng sẽ vượt trên 2.000 USD/ounce, trong khi thị trường vàng trong nước luôn duy trì trạng thái độc quyền và neo giá chênh lệch rất cao so với vàng thế giới. Do đó, giá vàng thế giới tăng sẽ đẩy giá vàng trong nước lên rất cao. Thời gian tới, giá vàng trong nước sẽ có thể lên tới 70 triệu đồng/lượng, nếu vàng thế giới vượt mức kỷ lục năm 2020 là 2.070 USD/ounce", TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính dự báo.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, nếu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine càng kéo dài thì càng tác động mạnh đến hàng loạt các thị trường hàng hoá, đặc biệt giá dầu có thể luôn duy trì ở mức cao. Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay biến động nhẹ quanh mức 1.904 USD/ounce khi chịu nhiều tác động từ căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine. Giá SJC duy trình 66 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới đã tăng, giảm khá mạnh trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 28/2) với biên độ từ 1.890 - 1.920 USD/ounce sau khi việc phương Tây áp thêm lệnh trừng phạt đối với Nga làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung và thúc đẩy giới đầu tư tìm đến tài sản an toàn như vàng.

Đề cập về thị trường vàng, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDirect) cho biết: Vàng vốn dĩ được coi là tài sản trú ẩn an toàn và dữ liệu lịch sử cho thấy mỗi khi các cuộc xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Tuy vậy, đà tăng của giá vàng thường không kéo dài và sẽ quay đầu giảm trở lại khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt.

Thống kê lịch sử cho thấy, mỗi khi sự kiện xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra, giá vàng thường lập đỉnh trong vòng 2 - 3 tuần sau đó, với mức tăng bình quân khoảng 4,3%. Sau đó, giá vàng có xu hướng quay đầu giảm khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt. Trong thời gian 3 - 12 tháng, tác động của sự kiện đến giá vàng sẽ phai nhạt. Động lực khi đó của giá vàng sẽ phụ thuộc vào các số liệu kinh tế và chính sách tiền tệ nhiều hơn.

Trong bối cảnhCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp giữa tháng 3 tới đây thì áp lực đè lên giá vàng sẽ lớn dần. Chuyên gia của VNDirect cho rằng:Đà tăng ngắn hạn của giá vàng có thể sớm kết thúc và bước vào một giai đoạn điều chỉnh khi FED đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ và tăng lãi suất điều hành trong năm 2022.

Minh Phương/Báo Tin tức

Chiến tranh Nga - Ukraine ảnh hưởng đến giá vàng

Giá vàng châu Á giảm chiều 1/3 sau cuộc đàm phán Nga - Ukraine

Giá vàng châu Á giảm trong chiều 1/3, sau khi vòng đàm phán ngừng bắn đầu tiên giữa Ukraine và Nga làm giảm nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn như vàng.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Giá vàng,
  • giá vàng SJC,
  • giá vàng hôm nay,
  • Nga và Ukraine,

Giá vàng thế giới chững lại khi có những dấu hiệu khả quan từ cuộc đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine và do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ chuyển sang thắt chặt. Giá vàng miếng trong nước sáng nay (30/3) cũng gần như đi ngang so với hôm qua.

Lúc gần 10h trưa, Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 68,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 69,3 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cùng thời điểm ngày hôm qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện không thay đổi.

Nhẫn tròn trơn 999,9 hiệu Phú Quý có giá 55,05 triệu đồng/lượng và 56 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai đầu giá.

Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 68,65 triệu đồng/lượng và 69,35 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ sáng nay cao hơn khoảng 16 triệu đồng/lượng.

Giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á lúc đứng ở 1.925,9 USD/oz, tăng 4,9 USD/oz so với đóng cửa phiên đêm qua tại Mỹ. Mức giá này tương đương 53,4 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank và chưa tính các chi phí liên quan. So với sáng qua, giá vàng thế giới quy đổi hiện giảm 100.000 đồng/lượng.

Trong phiên New York ngày thứ Ba, giá vàng giảm 2,6 USD/oz, tương đương giảm 0,4%, còn 1.921 USD/oz. Trước đó, trong phiên đầu tuần, giá vàng giao ngay giảm 1,8%.

Giá vàng thế giới đang ở vùng đáy của 1 tháng, khi nhu cầu phòng ngừa rủi ro chiến tranh Nga-Ukraine giảm bớt.

Các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ sau 3 tuần. Nhà đàm phán cấp cao nhất của Nga cho biết vòng đàm phán này “mang tính xây dựng”. Phía Ukraine cho biết nước này đề xuất theo đuổi “lập trường trung lập” để đổi lấy sự đảm bảo an ninh, đồng nghĩa với việc nước này sẽ không gia nhập liên minh quân sự hay cho phép bên nào mở căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ukraine.

Về phía Nga, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexander Fomin nói rằng nước này sẽ giảm mạnh hoạt động quân sự gần thủ đô Kiev của Ukraine.

“Chúng ta đang chứng kiến sự sụt giảm của giá kim loại do khả năng xung đột sẽ xuống thang. Tình hình hiện nay thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản có độ rủi ro cao hơn, vì cánh cửa kết thúc chiến tranh đang được mở ra”, nhà phân tích cấp cao Edward Moya của Oanda nhận định.

Ngoài ra, giá vàng còn đương đầu áp lực giảm giá từ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ neo ở mức cao. Trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có lợi suất tăng mạnh trong những phiên gần đây, đạt mức cao nhất gần 3 năm, do giới đầu tư đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất quyết liệt để chống lạm phát.

Fed đã có một đợt nâng lãi suất trong tháng này và dự kiến có thêm 5-6 lần nâng nữa trong năm nay. Vàng là kênh đầu tư không mang lãi suất, nên thường gặp bất lợi trong môi trường lãi suất tăng, và ngược lại.

Chiến lược gia trưởng Phillip Streible của Blue Line Futures dự báo “giá vàng sẽ bị neo ở vùng 1.900 USD/oz trong ngắn hạn”.

“Nếu đàm phán Nga-Ukraine đổ vỡ, giá vàng có thể tăng trở lại mốc 1.950 USD/oz”, ông Streible nhấn mạnh.

Đồng USD trên thị trường quốc tế tụt giá mạnh, với chỉ số Dollar Index giảm về ngưỡng 98,2 điểm trong phiên sáng nay, từ mức hơn 99 điểm vào sáng hôm qua.

Trong nước, Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 23.360 đồng (mua vào) và 23.420 đồng (bán ra), tương ứng giảm 10 đồng và đi ngang so với sáng qua.

Ngân hàng Vietcombank báo giá USD ở mức 22.730 đồng và 23.010 đồng, giảm 10 đồng ở cả hai đầu giá so với sáng qua.