Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ ni-xơ năm 2024

Kể từ ngày 01/01/2020, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo Bảng tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni xơ phiên bản 11- 2020 được Cục sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.

Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ ni-xơ năm 2024

LINK TẢI: PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Luật sư tại Đà Nẵng:

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế:

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com

Email: [email protected] [email protected]

Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (IPVN) vừa có Thông báo số 11353/TB-SHTT ngày 22/12/ 2022 thông báo về việc áp dụng bản tiếng Việt Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 12-2023 từ ngày 01/01/2023, thay thế Bảng phân loại Nice (11-2022).

Những thay đổi chính bao gồm:

  • Sửa đổi tiêu đề Nhóm 45;
    • Sửa đổi Chú giải của 11 Nhóm, chủ yếu là các nhóm dịch vụ, bao gồm Nhóm 06, 10, 20, 35, 36, 37, 38, 39, 41, 42 & 45;
    • Bổ sung 185 hàng hóa/ dịch vụ mới;
    • Xóa 16 hàng hóa/ dịch vụ;
    • Phân loại lại 08 hàng hóa:
  • “Kim dùng cho máy chải len” từ nhóm 26 sang nhóm 07
  • Sửa đổi “Bộ quần áo cho người lướt ván” thành “Bộ đồ lặn ướt” và chuyển từ nhóm 25 sang nhóm 09
  • Sửa đổi “Túi cho lò vi sóng” thành “Túi dùng trong nấu nướng” và chuyển từ nhóm 16 sang nhóm 21
  • Sửa đổi “Vật dụng phân phát giấy vệ sinh” thành “Hộp phân phối khăn giấy, bằng kim loại” và chuyển từ nhóm 21 sang nhóm 06
  • Sửa đổi “Hộp để phân phối khăn tay bằng giấy” thành “Dụng cụ phân phối giấy vệ sinh, bằng kim loại” và chuyển từ nhóm 21 sang nhóm 06
  • “Giường dùng trong bệnh viện” từ nhóm 20 sang nhóm 10
  • Sửa đổi “Găng tay cách điện, cách nhiệt” thành “Găng tay cách điện, cách nhiệt để phòng chống tai nạn” và chuyển từ nhóm 17 sang nhóm 09
  • Sửa đổi “Thiết bị cấp liệu cho lò” thành “Máy cấp liệu cho lò” và chuyển từ nhóm 11 sang nhóm 07

Trong phiên bản tiếng Việt, Cục Sở hữu trí tuệ hiện nay thể hiện tất cả các nội dung về Tiêu đề nhóm, Lưu ý chung, Giải thích và Danh mục hàng hóa, dịch vụ theo thứ tự bảng chữ cái vào chung một tài liệu để thuận tiện cho việc tra cứu.

Thông báo chính thức của Cục SHTT và bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 12-2023 có thể tải về tại đây

Việc phân loại hàng hóa/ dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu theo Bảng phân loại Nice là bắt buộc tại Việt Nam. Nếu người nộp đơn không phân loại chính xác theo Bảng phân loại này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc phân loại lại trong quá trình xử lý đơn và người nộp đơn phải nộp bổ sung phí phân loại theo quy định.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại toàn cầu, ngày càng có nhiều hàng hóa và dịch vụ mới không được đề cập trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ theo thứ tự bảng chữ cái. Trong trường hợp đó, nên tham khảo các nguyên tắc phân loại chung để có cơ sở phân loại chính xác.

Tại INVESTIP, chúng tôi có các chuyên gia pháp lý chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, có thể hiểu rõ hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó đề xuất xây dựng các danh mục hàng hóa, dịch vụ phù hợp, được phân loại chính xác nhằm có được phạm vi bảo hộ tốt nhất, tiết kiệm chi phí.

Là một hệ thống phân loại quốc tế được sử dụng để phân loại các hàng hóa và dich vụ phục vụ cho mục đích đăng ký nhãn hiệu. Phân loại Ni-xơ được xây dựng theo Thỏa ước Ni-xơ vào năm 1957 và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Ni-xơ tiến hành sửa đổi thường kỳ.

Mặc dù chỉ có 83 nước là thành viên của Thỏa ước Nice, nhưng các cơ quan của ít nhất 147 quốc gia, cũng như Văn phòng Quốc tế của WIPO, tổ chức sở hữu trí tuệ Châu Phi (OAPI), Tổ chức sở hữu trí tuệ Khu vực Châu Phi (ARIPO), Tổ chức Benelux về Sở hữu trí tuệ (BOIP) và Cơ quan hài hòa hóa thị trường nội khối của Liên Minh Châu Âu (Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) (OHIM) đang sử dụng Bảng Phân loại này.

Do đó số lượng quốc gia sử dụng lớn nên bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ Nice đã gần như trở thành một công cụ phân nhóm hàng hóa và dịch vụ thống nhất trên toàn cầu.

b/ Cấu tạo

Cấu tạo của bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ Nice gồm 45 nhóm trong đó có 34 nhóm sản phẩm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ kèm theo một danh mục các vần chữ cái của hàng hóa và dịch vụ, giúp quốc tế hóa và thống nhất hóa việc phân loại hàng hóa và dịch vụ trong việc đăng ký nhãn hiệu.

Cụ thể bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ Nice gồm:

+ Bảng danh mục các nhóm chứa các tiêu đề chỉ ra những lĩnh vực mà hàng hóa/ dịch vụ được phân vào. Đi kèm với tiêu đề một nhóm là Phần giải thích nhằm giải thích rõ hơn các tiêu chí phân loại của nhóm đó để thuận lợi cho việc phân nhóm. *Tải về 1 | 2 | 3

+ Bảng danh mục theo vần chữ cái dùng để tra cứu phân loại một sản phẩm/dịch vụ cụ thể theo vần Alfabet của nó. Tên của hàng hóa/dịch vụ nêu trong Bảng danh mục các nhóm chỉ là các tên chung liên quan đến lĩnh vực mà hàng hóa/dịch vụ được phân vào. Do đó, Bảng danh mục theo vần chữ cái được tra cứu để xác định chính xác phân loại của từng sản phẩm/dịch vụ cụ thể. *Tải về

Hiện tại theo Thông báo số 13975/TB-SHTT ngày 25/11/2020 về việc áp dụng bản dịch tiếng Việt Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ 11-2021, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2021 được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.

2. Phân loại Viên (Vienna)

a/ Tổng quan

Là một hệ thống có cấu trúc thứ bậc được dùng để phân loại các yếu tố hình của nhãn hiệu thành Lớp – Nhóm – Phân nhóm trên cơ sở hình dạng của các yếu tố hình. Phân loại Viên được xây dựng theo Thỏa ước Viên vào năm 1973 và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Viên tiến hành sửa đổi thường kỳ.

b/ Cấu tạo

Bảng phân loại Vienna là một hệ thống có thứ bậc, phân chia các yếu tố hình thành những “Lớp” (Category), “Nhóm” (Divison) và “Phân nhóm” (Section). Danh mục thích hợp, ghi chú giải thích đã được giới thiệu. Chúng thuộc vào một Lớp, Nhóm hoặc Phân Nhóm.

Có hai loại Phân nhóm:

+ Phân nhóm chính và phân nhóm phụ.

+ Phân nhóm phụ chỉ các yếu tố hình nằm trong phân nhóm chính.

Mỗi lớp, nhóm và phân nhóm được gắn cho một chữ số theo một hệ thống mã hóa đặc biệt.

Mỗi yếu tố hình trong một phân nhóm được biểu thị bằng ba chữ số: chữ số thứ nhất có thể là bất kỳ số nào từ 1 đến 29, biểu thị lớp; chữ số thứ hai có thể là bất kỳ số nào từ 1 đến 19, biểu thị nhóm; và chữ số thứ ba có thể là bất kỳ số nào từ 1 đến 30, biểu thị phân nhóm.

Số lượng các nhóm và các phân nhóm khác nhau tùy theo các Lớp và các Phân nhóm của chúng. Trong các Nhóm và Phân nhóm, một số số nhất định đã bị bỏ trống để cho phép giới thiệu các Nhóm và Phân nhóm mới khi cần thiết.

Bảng Phân loại Viên phiên bản lần thứ 8 *Tải về

3. Cơ sở dữ liệu hàng hóa, dịch vụ Madrid (The Madrid Goods and Services Manager – MGS)

MGS là một công cụ trực tuyến được phát triển bởi Văn phòng quốc tế (IB) thuộc WIPO và được thiết kế để hỗ trợ người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và người đại diện của họ trong việc lập danh mục hàng hóa và dịch vụ của đơn đăng ký nhãn hiệu khi nộp đơn quốc tế theo Hệ thống Madrid (địa chỉ truy cập https://webaccess.wipo.int/mgs/).

MGS cho phép truy cập đến hàng ngàn thuật ngữ tiêu chuẩn được Văn phòng quốc tế chấp nhận theo các thủ tục của Hệ thống Madrid mà có thể được sử dụng để xác định hàng hóa và dịch vụ trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Đây là các thuật ngữ đã được WIPO phân loại một cách chính xác theo phiên bản mới nhất của Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ dành cho đăng ký nhãn hiệu (Bảng Phân loại Ni-xơ).

Xin lưu ý, tài liệu này chỉ dùng để tham khảo và không có sự ràng buộc về mặt pháp lý *Tải về 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6

II. Tra cứu thông tin

1. Mục đích tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

– Tránh xâm phạm quyền SHCN đối với các đối tượng SHCN đã được bảo hộ của chủ thể khác;

– Đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng SHCN (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ);

– Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;

– Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;

– Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;

– Xác định các công nghệ thay thế;

– Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;

– Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;

– Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;

– Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;

– Tìm kiếm thị trường thích hợp;

– Lựa chọn các đối tượng SHCN đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất;

2. Công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

– Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;

– Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)

– Bảng tra theo từ khóa;

– Các đĩa quang dùng để tra cứu;

– Công báo SHCN;

– Sổ Đăng bạ quốc gia;

3. Một số trang web tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp hữu ích

https://iplib.ipvietnam.gov.vn

https://wipopublish.ipvietnam.gov.vn

Đây là các trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

www.wipo.int/madrid/monitor/en/index.jsp

Đây là trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.