Phân tích chủ thể của luật kinh tế quốc tế.

Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc quy phạm pháp luật được các quốc gia. Và các chủ thể tham gia quy phạm pháp luật xây dựng. Hãy cùng dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau nhé! 

Khái niệm

Những nghiên cứu của khoa học pháp lý đã chỉ ra sự hình thành tất yếu của nhà nước và cùng với nhà nước là pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Để quản lý, điều hành và điều chỉnh các quan hệ xã hội. Một trong số công cụ hữu hiệu có ý nghĩa vừa duy trì quyền lực nhà nước. Vừa phát huy được những tính năng quan trọng của bộ máy nhà nước là pháp luật. 

Hoạt động thuộc chức năng cơ bản của nhà nước được khái quát. Theo hai phương diện chủ yếu là hoạt động đối nội và đối ngoại. Để thực hiện hai chức năng trên, nhà nước đã sử dụng phổ biến hai loại công cụ pháp lý khác nhau. Mà gọi theo thuật ngữ truyền thống, kinh điển và hiện đại là luật quốc gia và luật QT. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật của riêng mình. Còn quan hệ của cộng đồng các quốc gia lại được điều chỉnh bởi hệ thống luật chung là luật QT. 

Phân tích chủ thể của luật kinh tế quốc tế.
Phân tích chủ thể của luật kinh tế quốc tế.

Luật quốc tế và đặc điểm, phân loại của chủ thể luật

Chủ thể của luật quốc tế

Phù hợp với tính chất của hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật QT. Về lý luận cũng như về pháp lý, quốc gia và những thực thể quốc tế khác. Như các tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên chính phủ). Hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật QT. Nhưng trong số những thực thể này, quốc gia là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp luật.

Trong thực tiễn, cá nhân hoặc pháp nhân kinh tế, xã hội chỉ có thể tham gia rất hãn hữu. Vào một số loại quan hệ pháp luật QT xác định. Nhưng không vì thế mà cho rằng những thực thể này là chủ thể của luật QT.

Đặc điểm của chủ thể pháp luật QT

Xét về vị trí, tính chất, vai trò chức năng và bản chất pháp lý… thì các chủ thể có sự khác nhau. Tuy nhiên chúng bao giờ cũng có chung các đặc điểm cơ bản và đặc trưng sau:

Là thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia quan hệ pháp Luật.

Độc lập về ý chí, không chịu sự tác động của các chủ thể khác.

Được hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế.

Có  khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể đó gây ra.

Phân tích chủ thể của luật kinh tế quốc tế.
Phân tích chủ thể của luật kinh tế quốc tế.

Luật quốc tế và đặc điểm, phân loại của chủ thể luật

Phân loại chủ thể

Hiện nay, trong quan hệ pháp Luật QT hiện đại thì chủ thể của bao gồm:

Các quốc gia, đây là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật QT.

Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, đây là chủ thể tiềm tàng của Luật QT.

Và các tổ chức quốc tế liên chính phủ, đây là chủ thể phái sinh của Luật QT. Được hình thành bởi sự hợp tác của các quốc gia trên nhiều lĩnh vực. Hướng đến lợi ích của các quốc gia và lợi ích chung của cộng đồng.

Các chủ thể đặc biệt khác.

Tuy nhiên trong trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Vai trò của các cá nhân, tập đoàn, công ty đa quốc gia, các hiệp hội phi chính phủ trong quan hệ quốc tế ngày càng tăng. Cho nên việc thừa nhận các chủ thể có sự tham gia vào một số quan hệ pháp luật ở một số lĩnh vực nhất định. Do đó có quan điểm cho rằng đây cũng là chủ thể của Luật QT.

Tại sao cần có luật quốc tế

Từ xa xưa đến nay luôn luôn xảy ra những khuất mắc giữa các nước về mua bán trao đổi hàng hóa và lãnh thổ. Để giải quyết những mắc mớ đó, người ta phải họp nhau. Để thống nhất với nhau các hiệp ước và các pháp quy. Hiệp ước quốc tế cổ nhất còn đến ngày nay là Hoà ước ký giữa Laconia và Uma. Hai nước thuộc lưu vực sông Lưỡng Hà, Iraq ngày nay. Được khắc vào cột đá theo lối hình chữ nêm, có tên gọi là “Bia Anatomy”, hiện còn lưu giữ ở bảo tàng Louvre.

Luật QT là một loại pháp quy chỉ có hiệu lực đối với các nước tham gia ký kết hiệp ước quốc tế. Trên thế giới không có một cơ quan chấp pháp đứng trên chính quyền các nước. Nhưng nếu có một nước nào vi phạm luật QT, sẽ có thể bị cắt đứt quan hệ ngoại giao. Hoặc bị phong toả tài sản của nước đó. Ngoài ra, các tranh chấp giữa nước này với nước kia có thể yêu cầu tòa án quốc tế làm trọng tài giải quyết.

Phân tích chủ thể của luật kinh tế quốc tế.
Phân tích chủ thể của luật kinh tế quốc tế.

Khái niệm và đặc điểm, phân loại của chủ thể luật

Thực tiễn cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật QT

Cá nhân là chủ thể mang tính tự nhiên, là một thực thể sinh học chiếm số lượng lớn nhất trong xã hội. Cá nhân là chủ thể thường xuyên và quan trọng nhất của nhiều ngành luật. Như: pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật đất đai… Bởi đây là chủ thể đầu tiên và cơ bản trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia chưa công nhận cá nhân là chủ thể của Luật QT.

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ về luật QT và đặc điểm, phân loại của chủ thể luật QT. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

LỜI MỞ ĐẦU Trong bất cứ quan hệ pháp luật nào thì chủ thể luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một trong những dấu hiệu để xác định mối quan hệ nào đó thuộc sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào. Luật Quốc tế là hệ thống pháp luật được tập hợp từ nhiều văn bản từ nhiều nguồn khác nhau. Việc nghiên cứu về chủ thể là rất cần thiết vì giúp tìm ra đâu là nguồn của luật, quan hệ nào thuộc sự điều chỉnh của luật.Chức năng chính của Luật quốc tế từ khi mới xuất hiện đến nay là điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau, bởi vậy chủ thể chính của luật quốc tế trong lịch sử phát triển của nó là các quốc gia. Nhưng từ những năm 20 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau Đại chiến thế giới thứ hai trong khuôn khổ của luật quốc tế xuất hiện một ngành mới là luật về quyền con người. Quyền con người không còn là đối tượng điều chỉnh của hệ thống luật của từng quốc gia nữa đã làm nảy sinh ra vấn đề: cá nhân con người có phải là chủ thể của luật quốc tế hay không? Có quan điểm cho rằng: “Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của luật quốc tế”. Nhận thấy đây là một đề tài hay, em xin đi sâu phân tích, bình luận để làm rõ quan điểm nói trên. Vì còn hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như kinh nghiệm nên bài làm của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành từ các thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!1NỘI DUNG1. Khái niệm chủ thể của Luật quốc tếChủ thể chiếm vị trí trung tâm trong luật quốc tế với nhiệm vụ chính là phục vụ các quyền lợi của chủ thể, điều tiết các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Bản tính của luật quốc tế gắn liền với tính chất của chủ thể và mối quan hệ đó. Chủ thể luật quốc tế không những là chủ các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ quốc tế, mà còn là những chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình thiết lập và thi hành các qui tắc của luật quốc tế. Như vậy chủ thể của luật quốc tế là những thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện. Quốc gia chính là chủ thể chủ yếu của luật quốc tế, các tổ chức quốc tế liên quốc gia cũng được thừa nhận là chủ thể phái sinh của luật quốc tế. Đây là những thực thể được hình thành bởi sự liên kết của các quốc gia độc lập, có chủ quyền, vì mục đích hợp tác quốc tế đa dạng, đa lĩnh vực và hướng đến lợi ích phát triển của từng quốc gia cũng như của cộng đồng quốc tế.Khi nói đến chủ thể của luật quốc tế, chúng cần phải tham gia vào quá trình thiết lập các quy tắc của luật quốc tế. Và tất nhiên, trong trường hợp đó, cá nhân không phải là chủ thể của luật quốc tế. Nhưng cũng có thể định nghĩa một cách khác rằng chủ thể của luật quốc tế là bất kỳ một thực thể nào có quyền và nghĩa vụ pháp lý từ các điều luật của công pháp quốc tế.Như vậy, trong luật quốc tế có ít nhất hai dạng chủ thể. Dạng thứ nhất là các tổ chức không những có quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà còn trực tiếp tạo ra các điều luật quốc tế, thực hiện các biện pháp để đảm bảo cho việc áp dụng các điều luật đó trên thực tế. Đó là các quốc gia có chủ quyền- chủ thể chính của luật quốc tế. Dạng thứ hai là các tổ chức mà các hoạt động của chúng được điều tiết bởi luật quốc tế nhưng không có những đặc điểm của dạng thứ nhất. Vậy cá nhân có thuộc dạng chủ thể này không? Hiện nay có rất nhiều quan điểm trái chiều nhau cho rằng cá nhân là chủ thể của luật quốc tế; cũng có quan điểm cho rằng cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của luật quốc tế.Chủ thể của luật quốc tế có những đặc điểm sau: năng lực pháp luật, năng lực hành vi và năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể luật quốc tế có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Năng lực hành vi thể hiện qua sự thực hiện có ý thức các quyền và nghĩa vụ của chủ thể luật quốc tế. Chủ thể của luật quốc tế có năng lực trách nhiệm pháp lý đối với những vi phạm 2pháp luật quốc tế của mình. Những tính chất trên được gọi là tính chủ thể pháp lý. Chủ thể của luật quốc tế có tính chủ thể pháp lý chung, tính chủ thể pháp lý ngành và tính chủ thể đặc biệt.Tính chủ thể pháp lý chung là khả năng của tổ chức được công nhận là chủ thể của luật quốc tế theo ipso facto. Chỉ có các quốc gia có chủ quyền mới có tính chủ thể chung.Tính chủ thể ngành là khả năng của tổ chức được công nhận là chủ thể của luật quốc tế ở một lĩnh vực nhất định trong quan hệ quốc tế. Ví dụ Tổ chức hàng hải quốc tế có quyền tham gia vào các vấn đề vận chuyển đường biển quốc tế; hoặc UNESCO tham gia vào việc điều tiết những vấn đề liên quan đến giáo dục, khoa học và văn hoá thế giới.Tính chủ thể đặc biệt là khả năng của chủ thể tham gia hoạt động pháp lý trong khuôn khổ nhất định ở một lĩnh vực riêng biệt của luật quốc tế. Đó chính là cá nhân con người. Tính chủ thể pháp lý quốc tế của cá nhân được công nhận trong nhiều văn bản, tư liệu của luật quốc tế như Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948 (Điều 6), Công ước quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị 1966 (Điều 2), Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của kiều dân và gia đình, thành viên gia đình của họ 1990 (Điều 8).2. Những quan điểm khác nhau về tính chủ thể của cá nhân trong Công pháp quốc tếTrong suốt lịch sử phát triển của mình, luật quốc tế, trong một thời gian dài, đã phủ nhận cá nhân con người là chủ thể của luật quốc tế và chỉ quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau Đại chiến thế giới thứ hai tình thế đã thay đổi, công pháp quốc tế hiện đại gắn chặt với vấn đề nhân quyền. Hiến chương Liên hợp quốc xác định một trong những mục đích chính của mình là tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Nhiều điều ước, quốc tế về quyền con người đã được ký kết. Thế nhưng cá nhân có là chủ thể của công pháp quốc tế hay không hiện là một vấn đề đang được tranh cãi. Có quan điểm cho rằng trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của luật quốc tế. Em đồng ý với quan điểm này. Sau đây là những điểm cơ bản em tìm hiểu được dùng để chứng minh cho quan điểm trên: Một là, về đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế:3 Hiện nay, Luật Quốc tế điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là chính trị. Xu hướng tất yếu hiện nay đó là tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng ẩn sau hầu hết các quan hệ này đều ít nhiều có liên quan đến chính trị. Trong khi đó, các quan hệ mà cá nhân tham gia lại chủ yếu là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) - phi chính trị. Vì thế có thể nói rằng các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia với các quan hệ mà Luật Quốc tế điều chỉnh là không thống nhất với nhau. Hai là, về các đặc điểm cơ bản để xác định một thực thể là chủ thể của Luật quốc tế:Chủ thể của Luật Quốc tế là những thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác các trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện. Qua đó, ta có thể rút ra được các dấu hiệu cơ bản của chủ thể Luật Quốc tế và theo quan điểm của em thì cá nhân không đáp ứng được các dấu hiệu cơ bản sau đây để trở thảnh chủ thể của Luật Quốc tế:Thứ nhất, thực thể đang và có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế. Một số tác giả đã viện dẫn các Điều ước Quốc tế về quyền con người (ví dụ như Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948), về vị thế pháp lý của một số nhóm cá nhân trong Luật Quốc tế (Công ước Quốc tế về quyền của người tị nạn 1951), hay quyền của cá nhân được thỉnh cầu lên các Tòa án Quốc tế (Điều 190 Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 cá nhân có quyền được đưa đơn kiện nhà nước tham gia Công ước và đòi hỏi được xét xử tại Toà án Quốc tế về biển), khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế (ví dụ như Điều lệ Tòa án binh quốc tế 1945, Công ước Quốc tế về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng 1948...). Thực tế cho thấy rằng cá nhân chỉ có khả năng tham gia “rất hạn hữu” vào một số các quan hệ quốc tế xác định hoặc tham gia các quan hệ này một cách gián tiếp thông qua Nhà nước. Điều này xuất phát từ những quyền tự nhiên của con người, vị thế của công dân của quốc gia. Thứ hai, chủ thể Luật Quốc tế có ý chí độc lập, không phụ thuộc vào các chủ thể khác.Hiện nay, khi tham gia vào tất cả các quan hệ của đời sống xã hội thì cá nhân vẫn chịu một sự chi phối rất lớn từ ý chí, từ quyền lực chính trị của chủ thể đặc biệt đó là Nhà nước. Một mặt, cá nhân không được làm trái, đi ngược lại các quy định 4của pháp luật quốc gia. Đồng thời chủ thể này không thể tự mình tham gia vào một số các quan hệ quốc tế mà phải thông qua nhà nước.Thứ ba, được hưởng quyền và các nghĩa vụ pháp lý quốc tế và gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của mình gây ra.Một số nhà luật học đã dựa vào những căn cứ như trên đã đề cập, họ chứng minh rằng cá nhân vẫn được hưởng quyền và các nghĩa vụ cũng như gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế như các chủ thể khác của luật quốc tế. Họ cho rằng cá nhân chỉ có thể là chủ thể của các quan hệ pháp lý quốc tế. “Cá nhân do chịu sự cai trị của quốc gia không thể thay mặt mình hoạt động trên trường quốc tế như một chủ thể của luật quốc tế – B.M Shurshaloff V.M viết- Tất cả các Công ước quốc tế về quyền và bảo vệ quyền con người được ký kết giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy những quyền và nghĩa vụ cụ thể được phát sinh ra từ những Công ước này là dành cho nhà nước chứ không cho từng cá nhân. Cá nhân được quốc gia bảo trợ, và những qui tắc của luật quốc tế về quyền và bảo vệ quyền con người được thực hiện chủ yếu qua hoạt động của quốc gia” Thứ tư, không một chủ thể nào có quyền tài phán chủ thể của Luật Quốc tế, trên nó không tồn tại quyền lực chính trị nào chi phối hoạt động của nó và khi tham gia vào các quan hệ quốc tế thì các chủ thể có vị trí độc lập, bình đẳng với nhau.Trong mối tương quan về địa vị pháp lý trong Luật quốc gia thì nhà nước luôn có quyền tài phán đối với công dân nước mình, phần lớn các quan hệ phát sinh giữa cá nhân với nhà nước đều được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy, mệnh lệnh phục tùng. Mặt khác, chúng vẫn có thể bị tài phán bởi các cơ quan quốc tế khác (ví dụ như Tòa án binh Quốc tế) theo Luật Quốc tế. Vì vậy, khi tham gia vào các hoạt động, cá nhân luôn bị chi phối ảnh hưởng bởi quyền lực chính trị và khi tham gia vào quan hệ với các chủ thể khác của Luật Quốc tế thì chúng khó có thể có được vị trí độc lập và bình đẳng.Ngoài quan điểm nói trên, trên thế giới còn xuất hiện các quan điểm của các nhà luật học khác cho rằng cá nhân chính là chủ thể của Luật quốc tế. Các nhà luật học ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điển hình như bài viết “Cá nhân- chủ thể của Luật quốc tế” tác giả Nguyễn Đức Lam cho rằng chúng ta có thể tạm thời cho rằng cá nhân là một trong những chủ thể của Luật Quốc tế. Cá nhân không những có quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế được nảy sinh từ điều Luật Quốc tế mà còn có quyền và khả năng yêu cầu quốc gia thực hiện các quyền con người và trong trường hợp cần thiết thỉnh cầu lên các Toà án Quốc tế để đảm bảo cho các quyền đó…Tính chủ thể pháp lý của cá nhân được thể hiện ở chỗ cá nhân cũng gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như hưởng các quyền lợi mà Luật Quốc tế quy định, 5