Đánh giá cách nhận biết các chất hóa học lớp 9

Đánh giá cách nhận biết các chất hóa học lớp 9

Bài tập nhận biết chất hóa học là một dạng bài tập không quá khó, chỉ cần nắm chắc tính chất hóa học của chất cần nhận biết là bạn có thể xử lý một cách dễ dàng. Cách nhận biết các chất hóa học lớp 9 không thể bỏ qua dưới đây chắc chắn sẽ rất cần thiết cho quá trình học môn hóa của bạn đấy!

I. Quy trình chung khi nhận biết cách chất hóa học

1. Yêu cầu với bài tập nhận biết các chất hóa học

– Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết là những phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ ràng (như kết tủa, mùi, sủi bọt khí, thay đổi màu sắc, hòa tan, …)
– Trích các chất cần nhận biết (hoặc phân biệt) thành các mẫu thử riêng biệt.
– Với thuốc thử là chất mà khi cho vào mẫu thử cho ra dấu hiệu đặc trưng để phân biệt.
– Cho thuốc thử đặc trưng vào các mẫu thử từ đó quan sát hiện tượng nhận ra dấu hiệu từ đó rút ra kết luận.
– Viết phương trình phản ứng để minh hoạ cho dễ hiểu.

2. Quy trình chung khi nhận biết các chất hóa học

Đối với dạng bài tập nhận biết chất hóa học lớp 9 bạn cần ghi nhớ luôn thực hiện theo quy trình như sau:

Đánh giá cách nhận biết các chất hóa học lớp 9

II. Cách nhận biết các chất hóa học lớp 9 không thể bỏ qua

1. Những thuốc thử thường dùng để nhận biết chất hóa học lớp 9

Chất cần nhận biết Thuốc thử Hiện tượng
-Axit

-Dung dịch kiềm

– Quỳ tím

– Quỳ tím hoặc phenolphtalein không màu

– Quỳ tím hóa đỏ

– Quỳ tím hóa xanh/ phenolphtalein hồng

-Cl
-Br
-I
=PO4
Dung dịch AgNO3 AgCl kết tủa trắng
AgBr kết tủa vàng
AgI kết tủa vàngAgPO4 kết tủa vàng và tan trong axit HNO3
=S Dung dịch Pb(NO3)2 hoặc AgNO3 PbS kết tủa đen
Ag2S kết tủa đen
SO4( gốc 3 hóa trị) Dung dịch BaCl2 BaSO4 kết tủa trắng
=CO3
-HCO3
=SiO3
Dung dịch axit mạnh HCl – Khí SO2 bay lên mùi hắc
– Khí CO2 bay lên làm đục nước vôi trong
– Chất H2SiO3 kết tủa keo trắng
– NO3 H2SO4+ Vụn đồng Có khí NO2 thoát lên và dung dịch chuyển màu xanh
-ClO3  Nung có xúc tác MnO2 Khí O2 thoát lên làm bùng cháy than hồng
Muối:
Al(III)
Fe(II)
Fe(III)
Mg(II)
Cu(II)
Dung dịch NaOH Al(OH)3 kết tủa và tan trong kiềm dư
Fe(OH)2 kết tủa trắng xanh hóa nâu ngoài không khí
Fe(OH)3 kết tủa đỏ nâu
Mg(OH)2 kết tủa trắng
Cu(OH)2 kết tủa xanh lam
Pb(II) Dung dịch muối sunfua PbS kết tủa đen
-Cr(III)

-NH4(I)

Dung dịch NaOH -Cr(OH)3 kết tủa tan trong kiềm dư

-KHí NH3 có mùi khai

Kim loại:
Na
K
Ca
Đem đốt – Ngọn lửa màu vàng

– Ngọn lửa màu tím hồng

– Ngọn lửa màu đỏ da cam

Khí H2 Đem đốt Cháy làm lạnh có hơi nước
O2 Cho vào cục than hồng Bùng cháy cục than hồng
Cl2 – Nước Brom (màu nâu)
– Dung dịch KI+ hồ tinh bột
– Nước Brom nhạt màu
– Hồ tinh bột chuyển màu xanh
N2 Sinh vật nhỏ Sinh vật chết
HCl Quỳ tím ẩm Hóa đỏ
NH3 Quỳ tím ẩm Hóa xanh và có mùi khai
H2S Dung dịch Pb(NO3)2 Mùi trứng thối, PbS kết tủa đen
SO2 Dunh dịch Brom (nâu) hoặc thuốc tím (KmnO4) Nhạt màu
CO2 Nước vôi trong Vẩn đục
CO CuO (màu đen) Hòa Cu đỏ
NO2 Quỳ tím ẩm Hóa đỏ

2. Một số dung dịch có màu

Đánh giá cách nhận biết các chất hóa học lớp 9

Để hỗ trợ cho quá trình làm bài tập nhận biết chất hóa học tốt nhất bạn cũng cần phải nắm rõ và nhớ một số dung dịch có màu dưới đây:

– Màu xanh lam: Hợp chất tạo thành có Cu(II)
– Màu xanh nhạt: Hợp chất tạo thành có Fe(II)
– Màu gỉ sắt (nâu): Hợp chất tạo thành có Fe(III)
– Màu xanh lục sáng: hợp chất tạo thành có Ni(II)
– Màu hồng: hợp chất tạo thành có CO(II)
– Màu xanh da trời: Hợp chất tạo thành có Cr(III)
– Màu da cam: Hợp chất gốc axit Cr2O2 (II)
– Màu hồng tím: Hợp chất gốc axit MnO4
– Vàng tươi: Hợp chất gốc Cr2O4
Những hợp chất còn lại là những hợp chất không màu trong dung dịch.

3. Cách nhận biết các chất kết tủa

 Hợp chất

 Công thức

 Trạng thái

 Hiđroxit

 Mg(OH)2

 ↓ trắng

 Zn(OH)2

 ↓ trắng, tan trong kiềm dư

 Al(OH)3

 ↓ keo trắng, tan trong kiềm dư

 Fe(OH)2

 ↓ trắng xanh, hóa nâu ngoài không khí

 Fe(OH)3

 ↓ nâu đỏ

 Cu(OH)2

 ↓ xanh lam

 Cr(OH)2

 ↓ vàng

 Muối

 CaCO3, BaCO3

 ↓ trắng, tan trong axit mạnh

 BaSO4

 ↓ trắng, không tan trong axit

 BaCrO4

 ↓ vàng chanh, không tan trong axit

 CuS, PbS, Ag2S

 ↓ đen, không tan trong axit

 FeS, ZnS

 ↓ đen, tan trong axit

 CdS

 ↓vàng

 MnS

 ↓ hồng

 HgS

 ↓ đỏ

 AgCl

 ↓ trắng

 AgBr

 ↓ vàng nhạt

 AgI

 ↓ vàng đậm

Những chia sẻ về cách nhận biết các chất hóa học lớp 9 không thể bỏ qua hy vọng giúp ích được bạn hơn trong quá trình tổng hợp và ôn tập bài. Chúc các bạn học tốt!