Bài tập bảo toàn khối lượng lớp 10 violet năm 2024

Khi bước vào chương trình hóa học lớp 8, các em học sinh sẽ được làm quen với định luật bảo toàn khối lượng. Đây là một định lực vô cùng bổ ích, cũng là nội dung nền tảng để giải các dạng bài tập phức tạp. Vậy nội dung của định luật này là gì và các dạng bài thường gặp như thế nào.

Định luật bảo toàn khối lượng là gì?

Định luật bảo toàn khối lượng hóa 8

Định luật bảo toàn khối lượng hay còn có tên gọi khác là định luật Lomonosov – Lavoisier. Đây là một trong những định luật cơ bản trong bộ môn Hóa học. Định luật được định nghĩa chính xác như sau: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của các chất tạo thành.

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Nội dung định luật bảo toàn về khối lượng

Nội dung của định luật bảo toàn khối lượng lớp 8 được giải thích rõ trong sách giáo khoa như sau: Trong bất kỳ phản ứng hóa học nào có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, sự thay đổi này chỉ liên quan đến điện tử còn số nguyên tố cũng như khối lượng nguyên tử vẫn được giữ nguyên. Điều đó lý giải cho vấn đề tại sao tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng vẫn được bảo toàn.

Nội dung định luật bảo toàn về khối lượng

Công thức hóa 8 định luật bảo toàn khối lượng

Những công thức tính trong định luật bảo toàn khối lượng hóa 8 như sau:

Giả sử phản ứng giữa 2 chất A và B tạo ra 2 chất mới là C và D thì khi đó:

mA + mB = mC + mD;

Ví dụ: Bari clorua kết hợp với natri sunphat sẽ tạo ra bari sunphat và natri clorua. Vậy khi áp dụng công thức trên, ta có:

mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua

Công thức của định luật không chỉ có thể áp dụng cho 2 chất mà có thể áp dụng cho n chất. Cụ thể là trong một phản ứng có n chất tham gia thì nếu biết được khối lượng của n-1 chất thì sẽ tính được khối lượng của chất còn lại.

Những dạng bài tập thường gặp liên quan đến bảo toàn khối lượng

Dạng bài 1: Bài tập về lý thuyết định luật bảo toàn khối lượng

Phát biểu chính xác nội dung của định luật này;

Giải thích vì sao trong một phản ứng hóa học bất kỳ, khối lượng các chất vẫn được bảo toàn?

Dạng bài 2: Cách tính bảo toàn về khối lượng

Phản ứng hóa học sau:

Bari clorua + Natri sunphat —-> bari sunphat + natri clorua

Biết rằng: Khối lượng của Natri sunphat (Na2SO4)là 14.2gam

Khối lượng của Bari sunphat (BaSO4) là 23.3gam
Khối lượng của Natri clorua (NaCl) là 11.7gam. 

Tính khối lượng của chất Bari Clorua (BaCl2) đã tham gia phản ứng hóa học trên là bao nhiêu.

Cách tính bảo toàn khối lượng

Dạng bài 3: Vận dụng kết hợp với viết phương trình hóa học

Đốt cháy 9g Magie (Mg) trong không khí, thu được 15gam hỗn hợp Magie Oxit (MgO). Lưu ý khi Magie cháy sẽ xảy ra phản ứng với Oxi trong không khí.

Yêu cầu:

a/ Viết phản ứng hóa học trên;

b/ Viết công thức khối lượng của phản ứng trên;

c/ Tính khối lượng của Oxi đã tham gia phản ứng.

Dạng bài 4: Tính khối lượng chất tham gia

Đốt cháy m(g) cacbon thì cần 16g oxi, sau đó thu được 22g cacbonic. Hãy xác định m.

Đốt 3.2gam chất lưu huỳnh trong không khí, thu được 6.4gam lưu huỳnh đioxit. Xác định khối lượng của oxi trong phản ứng trên.

Dạng bài 5: Xác định khối lượng các chất thành phần khi có yêu cầu đính kèm

Đem đốt m(g) chất Magie trong không khí thu được 8g hợp chất Magie Oxit (MgO). Biết khối lượng Magie gấp 1.5 khối lượng Oxi khi tham gia phản ứng.

Yêu cầu:

a/ Hãy viết phương trình hóa học cho phản ứng trên;

b/ Tính khối lượng Mg và Oxi bằng cách áp dụng định luật bảo toàn về khối lượng.

Áp dụng bảo toàn khối lượng để để giải bài tập

Dạng bài 6: Trắc nghiệm

Đá đôlômit là hỗn hợp của 2 chất CaCO3 và MgCO3. Khi nung nóng đá đôlômit sẽ tạo ra 2 chất oxit là Canxi Oxit (CaO) và Magie Oxit (MgO), thu được khí Cacbon Đioxit.

Yêu cầu:

a/ Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên;

b/ Nếu nung đá đôlômit, khối lượng của khí cacbon đioxit và hợp chất 2 oxit trên khi thu được lần lượt là 88g và 104kg thì cần phải đốt bao nhiêu đá?

150kg;

16kg;

192kg;

Kết quả khác.

Dạng bài 7: Giải thích hiện tượng

Áp dụng nội dung của định luật này để giải thích tại sao khi nung nóng thanh sắt thì khối lượng thanh sắt tăng lên trong khi nung nóng đá vôi thì khối lượng đá vôi lại bị giảm đi?

Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Vietlearn

Dạng bài 8: Giải bài tập nâng cao

Hòa tan Cacbua Canxi (CaC2) vào trong nước thì thu được khí Axetilen C2H2 và Canxi Hidroxit (Ca(OH)2).

Yêu cầu:

a/ Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên;

b/ Nếu khối lượng của CaCl2 là 41gam thì thu được 13g C2H2 và 37 g Ca(OH)2C2H2 và 37 g Ca(OH)2. Vậy cần phải dùng bao nhiêu ml nước, biết rằng khối lượng riêng của nước là 1g/ml.

Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản về định luật bảo toàn khối lượng. Đồng thời cũng là những bài tập cơ bản của hóa 8, hóa 9 để củng cố kiến thức. Các bạn nên thường xuyên luyện tập giải những bài tập cơ bản này, sau đó nâng cao dần để nhuần nhuyễn hơn về dạng này. Thói quen này cũng giúp ích rất nhiều cho các kỳ thi và tạo được nền tảng kiến thức tốt.