Chiến tranh 1979 quân trung quốc đã nhát gan như thế nào

Trung Quốc nhắc đến ‘Bẫy Thucydides’

Hôm tám tháng Ba năm 2021, tờ South China Morning Post có bài viết “China’s military must spend more to meet US war threat”, tạm dịch là “Trung Quốc cần tăng chi tiêu quốc phòng chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh với Mỹ”. Bài viết dẫn lời Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Hứa Kì Lượng nói Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho “Bẫy Thucydides”.  

Cụm từ “Bẫy Thucydides” được sử dụng rộng rãi để chỉ các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và được Nhà khoa học chính trị Mỹ Graham T. Allison phổ biến dựa trên lời của nhà sử học Hy Lạp Thucydides. Nó mang hàm nghĩa rằng, chiến tranh là điều không tránh khỏi khi một trung tâm quyền lực mới nổi lên đe doạ thay thế trung tâm quyền lực cũ.

Câu chuyện chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc được các chuyên gia chiến lược nhắc đến nhiều trong mấy năm gần đây. Tại Diễn đàn An ninh Warsaw diễn ra tại Ba Lan vào tháng 10 năm 2018, cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại Châu Âu, Trung tướng Ben Hodges đã cảnh báo về khả năng một cuộc chiến sẽ có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc trong vòng 15 năm tới. Tướng Hodges đề cập đến việc tàu chiến Trung Quốc đi gần tàu chiến Decatur của Mỹ vào cuối tháng Chín năm 2018, khi Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra trong chương trình tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trung Quốc hiện nay đã rất mạnh về tiềm lực kinh tế và quân sự để có thể đối đầu trực tiếp với Mỹ. Quan điểm này là vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến chiến tranh bất kỳ lúc nào. Giới chiến lược đã dự đoán điều này từ cách đây hai năm rồi. Chuyện xảy ra hầu như không thể tránh khỏi. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp 

Nhà phân tích chính trị, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định:

“Người ta dự đoán như thế khá là đúng, bởi Mỹ là nước có tiềm lực quân sự đang dẫn đầu thế giới. Bây giờ Trung Quốc có nhiều súng đạn, nhiều tiền hơn thì họ đòi chia quyền lực với Mỹ. Giới nghiên cứu, giới hoạch định chính sách và kể cả các chính khách dân sự đều phân tích và dự đoán rằng, việc này tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh. Trước đây có một học giả tên Thucydides nói rằng, trong tất cả các cuộc tranh chấp về quyền lực thì tỷ lệ chiến tranh xảy ra là 9/10.

Trung Quốc hiện nay đã rất mạnh về tiềm lực kinh tế và quân sự để có thể đối đầu trực tiếp với Mỹ. Quan điểm này là vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến chiến tranh bất kỳ lúc nào. Giới chiến lược đã dự đoán điều này từ cách đây hai năm rồi. Chuyện xảy ra hầu như không thể tránh khỏi.”

Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vào hôm ba tháng Ba vừa qua, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc ở bất cứ nơi nào cần thiết và gọi mối quan hệ với Bắc Kinh là thử thách địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ này.

Chiến tranh 1979 quân trung quốc đã nhát gan như thế nào
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3/3/2021. Reuters

Ông Blinken nhận định, Trung Quốc là đối thủ duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự, công nghệ để tạo ra thách thức lâu dài đối với hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở. Ngoại trưởng Hoa Kỳ lưu ý mối quan hệ Mỹ - Trung “sẽ mang tính cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối thủ khi bắt buộc”.

Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam?

Theo South China Morning Post, để chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh với Mỹ, Thượng tướng Hứa Kì Lượng đề nghị tăng ngân sách cho quân đội. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng lên hơn 208 tỉ USD trong năm 2021, tức tăng gần 7% so với năm 2020.

Nếu có chiến tranh xảy ra thì Việt Nam có nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc hay không?

Trong một bài viết từ năm 2019, nhà báo David Hutt đã dựa trên các phân tích của các chuyên gia để kết luận rằng, nếu có một cuộc chiến tranh tại khu vực Biển Đông thì Việt Nam sẽ là mục tiêu đầu tiên mà Trung Quốc tấn công như là một cách để khởi động trước khi có một cuộc chiến lớn hơn với Mỹ trên vùng biển này.

Ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của tổ chức nghiên cứu RAND Corporation, trong một bài viết trên tạp chí của tổ chức này vào tháng Năm năm 2019 cũng đưa ra lập luận tương tự rằng, nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, đối thủ được lựa chọn rất có thể sẽ là Việt Nam.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận xét về điều này:

“Nếu đánh thì trước hết Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan. Họ đổ bộ và đánh chiếm Đài Loan coi như tái thống nhất bằng vũ lực. Đấy là luận điểm và chính sách của Trung Quốc mà họ đã nói ra nhiều lần.

Song song đó, hoặc trước, hoặc sau, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam ở Biển Đông vì Việt Nam là nước cương cường nhất với Trung Quốc trong số các quốc gia tranh chấp ở Biển Đông. Nó phù hợp với các phân tích và dự đoán của các học giả chiến lược ở cả phương Tây, các nơi khác và ngay cả Trung Quốc.

Đánh Việt Nam thì chủ yếu là đánh ở Trường Sa chứ không thể có chuyện đánh Việt Nam trên đất liền. Việt Nam không mạnh trên phương diện đối chiếu về năng lực vũ khí hay về mặt lực lượng với Trung Quốc, nhưng Việt Nam rất mạnh về phòng thủ và tự vệ. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì Việt Nam sẽ đánh trả và sẽ có đồng minh. Việt Nam đã có sẵn nhưng không cần phải tuyên bố ra làm gì.”

Đánh từ sớm nghĩa là phải có dự báo. Đánh từ xa là phải có đối ngoại. Mà đặc thù lớn nhất của đối ngoại là tình báo, là nghiên cứu, là phải hợp tác với các nước gần đối tượng. Dù Việt Nam không nói ra nhưng ai cũng hiểu Việt Nam đã có đủ hết. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Ông Hợp nói thêm rằng, trước đây Mỹ công nhận Đài Loan và Trung Quốc là một quốc gia, nhưng về mặt thực tế, hai nước phải thống nhất một cách hòa bình chứ không được dùng vũ lực. Khi xảy ra chiến tranh thì người Mỹ sẽ giúp Đài Loan đánh lại Trung Quốc, bởi giữa Mỹ và Đài Loan có một thỏa thuận 18 điểm rất quan trọng. Trong trường hợp Đài Loan bị xâm lược thì Mỹ có thể giúp Đài Loan trực tiếp để chống lại quân xâm lược.

Còn với Việt Nam thì sao? Ông Hợp nhận định:

“Chiến lược của Việt Nam là không bị bất ngờ; không bị động; đã đánh địch thì phải đánh từ sớm và từ xa.

Đánh từ sớm nghĩa là phải có dự báo. Đánh từ xa là phải có đối ngoại. Mà đặc thù lớn nhất của đối ngoại là tình báo, là nghiên cứu, là phải hợp tác với các nước gần đối tượng. Dù Việt Nam không nói ra nhưng ai cũng hiểu Việt Nam đã có đủ hết.”

Đầu năm 2021, ông Derek Grossman có bài bình luận đăng trên tờ The Diplomat, đề cập đến mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó có đoạn: “Trong khi chính quyền Joe Biden có khả năng sẽ tiếp tục đà tích cực trong quan hệ song phương thì vẫn chưa rõ Hà Nội tìm kiếm điều gì cụ thể từ Washington để giúp họ bắn tiếng với Bắc Kinh một cách hiệu quả.”

Theo ông Grossman, Việt Nam đang cố gắng cân bằng giữa việc hòa bình với Bắc Kinh và việc đẩy lùi sự bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông. Do đó Việt Nam tránh công bố những mong chờ cụ thể từ quan hệ song phương với Hoa Kỳ.

Đúng 42 năm ngày quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa nổ súng tấn công khắp các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, 17/2/1979-17/2/2021, đến nay báo chí nhà nước Việt Nam vẫn e dè khi nêu tên Trung Quốc trong các bài viết kỷ niệm.

Cụ thể, trong bài “Ký ức về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sau 42 năm” đăng tải trên tờ Báo Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam, người đọc sẽ rất khó hiểu vì không rõ Việt Nam đã chiến đấu với nước nào trong cuộc chiến này.

Điều tương tự xảy ra với báo điện tử Vietnamnet khi đưa tin về cuộc dâng hương tưởng niệm các “Anh hùng liệt sĩ bảo vệ biên giới phía Bắc” của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và tỉnh Quảng Ninh.

Độc giả cũng hoàn toàn không biết, vì sao các chiến sĩ này đã tử trận và trong cuộc chiến với nước nào.

Mạng báo Tiền Phong với bài viết “Anh hùng liệt sĩ bảo vệ biên giới phía Bắc mãi là tấm gương sáng” cũng không nhắc đến Trung Quốc.

Trao đổi với RFA tối 17/2, ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu lịch sử và từng là một cựu binh vào thời điểm cuộc chiến biên giới phía Bắc, nhận định về tình trạng e dè vừa nêu của truyền thông Việt Nam không nêu tên Trung Quốc tấn công Việt Nam hồi năm 1979:

“Tôi nghĩ rằng việc không nêu tên đích danh Trung Quốc là quân xâm lược thì đó là lỗi của Tổng Biên tập các tờ báo.

Tôi nghĩ rằng không có thế lực nào cấm không được nêu tên Trung Quốc vì báo Thanh Niên hàng năm vẫn có những bài báo chỉ rõ là đội quân xâm lược từ Trung Quốc.

Do đó, tôi thấy rằng việc tự biên tập, tự hạn chế hoặc không muốn gây hiềm khích mới trong mối quan hệ hiện nay là do thái độ của Tổng Biên tập báo.”

Cuộc chiến chỉ mới mấy chục năm mà lại không nhắc đến thì rất nguy hại cho lớp trẻ bởi vì họ không biết đến cuộc chiến thì cũng không biết đến kẻ thù thường trực của Việt Nam là Trung Quốc trong suốt lịch sử kéo dài của Việt Nam. - Nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Theo ghi nhận của RFA, hầu hết các bài báo trong 2 ngày qua đều không gọi tên Trung Quốc trong tiêu đề, chỉ có một số báo như Thanh Niên và Kiến Thức gọi thẳng.

Điển hình như bài “42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Đánh trả quân xâm lược Trung Quốc” mà tờ Thanh Niên đăng tải những hình ảnh chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân và dân tỉnh Cao Bằng trong tháng 2 và 3/1979.

Ngoài ra, trong bài viết của Tuổi trẻ đăng sáng 17/2/2021 chỉ gọi tên Trung Quốc duy nhất một lần ở gần cuối bài khi nhắc đến sự kiện tháng 3/1979, “quân Trung Quốc đã giết sạch 43 người là anh chị em công nhân và gia đình họ ở trại lợn Đức Chính cạnh đó rồi ném xuống cái giếng nước dưới những khóm tre”.

Từ Hà Nội, nhà báo độc lâp Nguyễn Vũ Bình, từng công tác tại Tạp chí Cộng sản cho hay:

“Tôi nhớ là hầu như không có bài nào viết về chiến tranh biên giới trong thời kỳ tôi làm ở đấy gần 10 năm, từ tháng 8/1992-1/2001.”

Theo nhà báo Nguyễn Vũ Bình, dù tình hình nhắc đến Trung Quốc trong những vấn đề nhạy cảm hiện nay đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn chưa có bước tiến đáng kể. Ông lập luận:

“Đối với nhà nước Việt Nam thì Trung Quốc là đồng minh ý thức hệ, đồng minh chiến lược nên trong việc đề cập đến chiến tranh biên giới chống Trung Quốc thì bao giờ người ta cũng e dè.

Chỉ từ nửa năm nay, từ đợt Malaysia có văn bản lên Ủy ban Biển Quốc tế sau đó Trung Quốc phản ứng và Việt Nam cũng có đơn yêu cầu, đến việc ASEAN họp thì Việt Nam đưa được nội dung về Biển Đông vào cuộc họp. Tóm lại là hơn nửa năm nay, động thái của Việt Nam đối với Trung Quốc có khác trước, tức dám nói ra những quyền lợi, lợi ích của mình trước cộng đồng quốc tế.

Đợt này cũng có một và tờ báo có nói về chiến tranh Trung Quốc xâm lược nhưng vẫn còn rất dè dặt. Nó là truyền thống của Việt Nam từ xưa đến nay là không dám nói động gì đến những vụ thế này. Tình trạng vẫn kéo dài như thế.”

Chiến tranh 1979 quân trung quốc đã nhát gan như thế nào
Người dân Hà Nội tưởng niệm chiến tranh biên giới ngày 16 tháng 2 năm 1979. Ảnh chụp ngày 17 tháng 2 năm 2014.

Ông Đinh Kim Phúc nêu ra nguyên nhân vì sao truyền thông lề phải trước đây hạn chế nhắc đến cuộc chiến năm 1979:

“Vấn đề hậu chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam chống quân xâm lược Trung Quốc từ lâu Việt Nam tuân thủ các thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô là không nhắc lại quá khứ, không gây lại hận thù giữa hai quốc gia để cùng phát triển.

Tôi đánh giá rằng Việt Nam đã tuân thủ cam kết đó rất tốt, nhưng ngược lại Trung Quốc hàng năm đến ngày 17/2 vẫn làm các cuộc tưởng niệm cái gọi là cuộc phản kích sùng vệ, dạy cho Việt Nam một bài học bằng hình thức này, bằng một hình thức khác về chiến binh Trung Quốc.

Chúng ta thấy một thời gian dài sau khi trở lại bình thường hóa quan hệ Việt – Trung thì những cái về hình thức trong thời kỳ từ năm năm xung đột biên giới phía Bắc Việt Nam không được Việt Nam nhắc đến.”

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng chính những điều ông vừa nêu đã gây ra tâm lý nghi kỵ trong quần chúng nhân dân: Liệu Hà Nội có khuất phục Bắc Kinh hay không? Liệu Hà Nội đang toan tính gì mà nhân dân không được tưởng niệm, cựu chiến binh không được nhắc đến?

Tuy nhiên, ông Đinh Kim Phúc cũng cho biết chính phủ Hà Nội đang ngày càng mở rộng cho người dân biết thêm về cuộc chiến. Ông đưa ra dẫn chứng:

“Trong một thời gian gần đây, nhất là sau sự việc HD-981 vào thềm lục địa của Việt Nam thì nhiều bài báo, rất nhiều sự kiện đã nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới vào tháng 2/1979.

Mới gần đây, với sự chỉ đạo của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng thì bộ phim năm 1979 đã nói rất rõ quá trình, âm mưu, thủ đoạn và tiến trình của cuộc chiến tranh ở biên giới phía nam và biên giới phía bắc.”

Bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình: Năm 1979” được chiếu trên Đài Truyền hình Quốc gia VTV1 vào tối 11/8/2020.

Tôi nghĩ rằng việc không nêu tên đích danh Trung Quốc là quân xâm lược thì đó là lỗi của Tổng Biên tập các tờ báo. Tôi nghĩ rằng không có thế lực nào cấm không được nêu tên Trung Quốc vì báo Thanh Niên hàng năm vẫn có những bài báo chỉ rõ là đội quân xâm lược từ Trung Quốc. - Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Phim do Báo Nhân dân sản xuất hoàn thành năm 2020. Đứng đầu Ban chỉ đạo là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng. Chỉ đạo nội dung là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Thuận Hữu.

Các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ nhận định Ban Tuyên giáo Việt Nam có một sự thay đổi trong cách đưa tin về cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung thông qua việc công chiếu bộ phim.

Dù vậy, ngay ngày kỷ niệm 42 năm sau cuộc chiến, việc hầu hết các báo đều né tránh nhắc đến tên Trung Quốc trong cuộc chiến năm 1979 khiến nhiều người quan tâm không khỏi bức xúc.

Không chỉ thế, việc này còn gây ra những nguy hại khác, như lời nhà báo Nguyễn Vũ Bình:

“Nó rất độc hại, làm cho người trẻ tuổi không biết được lịch sử dân tộc, gần như quên gốc gác của mình, nhất là với kẻ thù truyền kiếp ở phương Bắc. Cuộc chiến chỉ mới mấy chục năm mà lại không nhắc đến thì rất nguy hại cho lớp trẻ bởi vì họ không biết đến cuộc chiến thì cũng không biết đến kẻ thù thường trực của Việt Nam là Trung Quốc trong suốt lịch sử kéo dài của Việt Nam.”

Cuộc tấn công của người láng giềng phía Bắc Việt Nam diễn ra vào rạng sáng ngày 17/2/1979.

Bấy giờ, sáu trăm ngàn quân Trung Quốc với chín quân đoàn chủ lực cùng hơn 2.500 khẩu pháo, năm trăm xe tăng và thiết giáp đồng loạt vượt biên giới tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu.

Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố rút quân vào ngày 16/3 cùng năm.

Thống kê cho thấy có đến 60.000 người Việt chết và bị thương trong cuộc chiến này, phía Trung Quốc có hơn 21.700 người chết và bị thương.