Bảo lưu tên gọi khác là gì

Bảo lưu điều ước quốc tế là gì? Trình tự bảo lưu điều ước quốc tế? Khái niệm, quy trình và hệ quả pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế? Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số điều khoản nhất định của điều ước.

Xem xét về phương diện lịch sử, điều ước quốc tế ra đời muộn hơn so với tập quán quốc tế. Tuy nhiên, với những ưu điểm riêng của mình, hiện nay điều ước quốc tế đã và đang trở thành một trong những loại nguồn cơ bản của luật quốc tế và được sử dụng như là một công cụ chủ yếu để điều chỉnh hầu hết các quan hệ hợp tác giữa các chủ thể của luật quốc tế.

Căn cứ vào các quy định của luật quốc tế và thực tiễn sinh hoạt quốc tế, điều ước quốc tế được hiểu “là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trang một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó”. 

1. Bảo lưu điều ước quốc tế là gì?

– Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số điều khoản nhất định của điều ước. Những điều khoản đó gọi là những điều khoản bị bảo lưu.

– Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ghi nhận “Bảo lưu điều ước quốc tế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào của một quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặ gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó laọi trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó”. Như vậy, bảo lưu được thừa nhận là quyền của các chủ thể luật quốc tế, tuy nhiên quyền này không phải là tuyệt đối. Quốc gia có thể đưa ra tuyên bố bảo lưu vào thời điểm quốc gia thực hiện các hành vi nhằm xác nhận sự ràng buộc của một điều ước đối với quốc gia đó.

– Cũng theo Công ước Viên 1969, quốc gia chỉ được phép đưa ra tuyên bố bảo lưu khi sự bảo lưu đó:

• Không bị cấm ngay trong điều ước (Ví dụ: Công ước Luật Biển cấm các quốc gia bảo lưu bất kỳ điều khaỏn nào của Công ước);

• Phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước;

• Việc bảo lưu điều ước quốc tế chỉ có thể được thực hiện đối với các điều ước quốc tế đa phương;

• Đối với các điều ước quốc tế song phương, việc một bên đưa ra tuyên bố bảo lưu sẽ được coi như một đề nghị thỏa thuận lại, ký kết điều ước mới.

2. Trình tự thực hiện bảo lưu điều ước quốc tế

– Trong trường hợp điều ước quốc tế quy định rõ điều khoản nào được bảo lưu thì việc bảo lưu đới với điều khoản đó không cần tới sự đồng ý rõ ràng và riêng biệt từ phía các quốc gia ký kết khác. Khi đó, quốc gia sẽ chỉ tuyên bố bảo lưu trong phạm vi mà điều ước cho phép.

Xem thêm: Ký kết điều ước quốc tế là gì? Quy trình các bước ký kết điều ước quốc tế?

– Riêng với trường hợp điều ước quốc tế không có điều khoản quy định liên quan đến bảo lưu thì: Việc bảo lưu phải được tất cả các quốc gia thành viên chấp nhận nếu số quốc gia đàm phán có hạn hoặc việc thi hành toàn bộ điều ước là điều kiện dẫn tới sự chấp nhận ràng buộc của các bên đối với điều ước.; một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia đó không phản đối trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu; nếu điều ước quốc tế là văn kiện về thành lập tổ chức quốc tế thì bảo lưu phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó.

– Việc tuyên bố bảo lưu, sự phản đối bảo lưu và sự đồng ý với bảo lưu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và thông báo một cách công khai cho các quốc gia thành viên, riêng trường hợp đồng ý bảo lưu có thể được thể hiện dưới dạng im lặng.

– Quốc gia tuyên bố bảo lưu có quyền rút bảo lưu trong bất kỳ thời gian nào. Trong trường hợp này, sự đồng ý từ phía các quốc gia công nhận bảo lưu là không cần thiết.

– Tuyên bố về phản đối bảo lưu cũng có thể được quốc gia tuyên bố hủy bỏ vào bất kỳ thời gian nào nhưng phải đựoc thể hiện dưới hình thức văn bản.

3. Hệ quả pháp lý của bảo lưu

Bản chất của bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung của một điều ước quốc tế, nhưng về tổng thể quan hệ giữa các quốc gia thành viên của một điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu. Theo đó,

– Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu được thực hiện bằng các điều ước quốc tế, trừ các điều khoản liên quan đến bảo lưu.

– Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu vẫn được điều chỉnh bằng điều ước quốc tế đó, không loại trừ các điều khoản bảo lưu không được chấp nhận. Tuy nhiên, từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra, cũng có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không còn tồn tại quan hệ điều ước. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của mỗi bên.

4. Cơ sở pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế

Về phương diện pháp lý thì nguồn pháp luật chủ yếu hiện nay quy định về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế là Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế.

Xem thêm: So sánh giữa Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế

– Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia (có hiệu lực ngày 27/1/1980) là văn bản quan trọng nhất trong hệ thống văn bản pháp lý quốc tế quy định về ký kết và thực  hiện điều ước quốc tế. Ở đây, lần đầu tiên quy định về bảo lưu điều ước quốc tế được ghi nhận và được làm rõ một cách chính thức cả về định nghĩa, điều kiện, các thủ tục cũng như hệ quả của bảo lưu.

– Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa quốc gia với tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau: Việc ký kết Công ước Viên 1986 xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn quan hệ quốc tế khi mà các tổ chức quốc tế tham gia ngày càng nhiều vào các điều ước quốc tế. Tuy hiện nay, Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau chưa có hiệu lực nhưng cũng đã ghi nhận năng lực ký kết điều ước quốc tế của các tổ chức quốc tế.

Sự ra đời của Công ước Viên 1969 cùng với sự ra đời của Công ước Viên 1986 đã tạo khung pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia cũng như tổ chức quốc tế tham gia vào điều ước quốc tế trong đó có vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế, đồng thời cũng thúc đẩy việc sử dụng điều ước quốc tế làm công cụ pháp lý điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngày một rộng rãi.

– Ngoài ra, thực tiễn hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế cho thấy đã có nhiều điều ước quốc tế quy định cụ thể về việc bảo lưu điều ước quốc tế trong chính nội dung của nó. Các điều ước quốc tế thường quy định việc cho phép bảo lưu và các thủ tục cụ thể đối với việc bảo lưu.

Ví dụ: Điều 99 Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – CISG 1980 thì các nước tham gia hay gia nhập Công ước này đều không có quyền đưa ra các bảo lưu riêng và nếu có bảo lưu thì chỉ bảo lưu trong các trường hợp mà Công ước cho phép. 

Bảo lưu là gì? Bảo lưu là một từ không còn quá xa lạ gì với chúng ta. Trong các công việc, học tập, pháp luật hay các vấn đề khác thường có những việc cần được giữ nguyên. Do đó, bảo lưu cũng được dùng đến nhiều hơn. Vậy bảo lưu là gì? Bảo lưu dưới khía cạnh pháp luật như thế nào? Bảo lưu điều ước quốc tế là gì? Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết nhé.

Bảo lưu tên gọi khác là gì
Bảo lưu là gì

Theo từ điển tiếng Việt thì từ “Bảo lưu” được hiểu có nghĩa là một sự vật, sự việc hay kết quả nào đó được giữ lại nguyên như thời điểm thực hiện bảo lưu để có thể sử dụng sự vật, sự việc đó về sau.

Dưới góc độ pháp luật về điều ước quốc tế thì căn cứ tại khoản 15 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 thì “Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế”.

Đối với nhiều thành viên, bảo lưu là giải pháp pháp lý để giải quyết hài hoà lợi ích riêng của quốc gia với lợi ích khi tham gia điều ước, qua đó góp phần tăng cường số lượng thành viên tham gia để điều ước có điều kiện hình thành và phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ quốc tế nảy sinh.

Điều kiện để một quốc gia được phép tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế đó là:

  • Quốc gia đó không bị cấm trong điều ước.
  • Điều ước cần phải có đối tượng và mục đích phù hợp.
  • Bảo lưu chỉ áp dụng đối với những điều ước mang tính chất đa phương mà không áp dụng với điều ước song phương.

Trong trường hợp điều ước quốc tế quy định rõ điều khoản nào được bảo lưu thì việc bảo lưu đối với điều khoản đó không cần tới sự đồng ý rõ ràng và riêng biệt từ phía các quốc gia ký kết khác. Khi đó, quốc gia sẽ chỉ tuyên bố bảo lưu trong phạm vi mà điều ước cho phép.

Riêng với trường hợp điều ước quốc tế không có điều khoản quy định liên quan đến bảo lưu thì: Việc bảo lưu phải được tất cả các quốc gia thành viên chấp nhận nếu số quốc gia đàm phán có hạn hoặc việc thi hành toàn bộ điều ước là điều kiện dẫn tới sự chấp nhận ràng buộc của các bên đối với điều ước; một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia đó không phản đối trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu; nếu điều ước quốc tế là văn kiện về thành lập tổ chức quốc tế thì bảo lưu phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó.

Việc tuyên bố bảo lưu, sự phản đối bảo lưu và sự đồng ý với bảo lưu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và thông báo một cách công khai cho các quốc gia thành viên, riêng trường hợp đồng ý bảo lưu có thể được thể hiện dưới dạng im lặng.

Quốc gia tuyên bố bảo lưu có quyền rút bảo lưu trong bất kỳ thời gian nào. Trong trường hợp này, sự đồng ý từ phía các quốc gia công nhận bảo lưu là không cần thiết.

Tuyên bố về phản đối bảo lưu cũng có thể được quốc gia tuyên bố hủy bỏ vào bất kỳ thời gian nào nhưng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu bảo lưu là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979