Coticoid có tên gọi khác là gì

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cái tên Corticoid. Bạn biết gì về nó? Cùng VCP tìm hiểu nhé!

Corticoid là gì?

Corticoid (tên đầy đủ Glucocorticoid) thực chất không phải chỉ là 1 chất, mà là tên gọi chung cho một nhóm các hoạt chất có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch. 

Trên thị trường, corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau: dạng viên uống, dạng tiêm, dạng xịt mũi, dạng hít qua miệng, dạng thuốc dùng ngoài (kem, gel, mỡ…), và dạng thuốc bôi ngoài da thường được chỉ định giảm viêm và ngứa trong các trường hợp như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn, eczema, vảy nến… 

Tuy nhiên, ngoài những tác dụng mà corticoid mang lại, nó còn ẩn chứa nhiều tác dụng không mong muốn như: teo da, rạn da, đổi màu sắc da…

Có rất nhiều loại corticoid dùng ngoài da, có thể kể đến một số corticoid thông dụng như: Clobetasol, Betamethason, Triamcinolon, Flucinolone, Hydrocortison… Các corticoid này đều có tác dụng chống viêm, chống ngứa, chống dị ứng tượng tự nhau, tuy nhiên chúng lại khác nhau về độ mạnh yếu. Thuốc có hoạt lực càng mạnh thì có tác dụng chống viêm và chống ngứa càng mạnh, nhưng cũng kéo theo đó là nguy cơ tăng cao của việc gặp các tác dụng không mong muốn.

Dựa trên khả năng chống viêm của các hoạt chất corticoid, dạng bào chế và nồng độ các chất, WHO đã phân loại các corticoid ra làm 7 phân lớp, với phân lớp I là nhóm có hoạt lực rất mạnh, và phân lớp VII có hoạt lực yếu. Từ 7 phân lớp này, các corticoid lại được tiếp tục phân loại thành 4 nhóm: Yếu – Trung bình – Mạnh – Rất mạnh. Cụ thể được trình bày trong bảng.

Coticoid có tên gọi khác là gì


Vậy tra cứu độ mạnh yếu của các sản phẩm corticoid như thế nào?


Nên chú ý rằng, ngoài thông tin về tên các hoạt chất, WHO còn phân loại cho chúng ta về dạng bào chế và nồng độ các chất. Và một số lưu ý khi tra cứu độ mạnh yếu của các chế phẩm corticoid dùng ngoài như sau:


1.Chú ý về dạng muối của hoạt chất:

Trong các chế phẩm dùng ngoài, corticoid thường được sử dụng ở dạng các loại muối khác nhau, và với mỗi loại muối của hoạt chất cho tác dụng khác hẳn nhau: Ví dụ như cùng là hoạt chất Betamethason và dạng bào chế kem bôi – Betamethason dipropionat chỉ với nồng độ 0,05% thôi lại được xếp vào nhóm có tác dụng mạnh hơn Betamethason valerat với nồng độ 0,1%. Tương tự với hoạt chất Hydrocortison: có sự khác nhau về độ mạnh nhẹ giữa Hydrocortison acetat và Hydrocortison butyrat:

Coticoid có tên gọi khác là gì


2.Chú ý về dạng bào chế:


Cùng là một loại hoạt chất, nhưng khác dạng bào chế cũng sẽ khiến hoạt chất đó tăng tác dụng hoặc giảm tác dụng. Ví dụ như trường hợp của hoạt chất Betamethason dipropionat, nhưng bào chế ở dạng mỡ cho hoạt lực cao nhất, đến dạng kem và sau cùng là dạng lotion:

Coticoid có tên gọi khác là gì

Thông tin về dạng bào chế: mỡ, kem hay lotion được nhà sản xuất ghi rất rõ tại bao bì sản phẩm.


3.Chú ý về nồng độ:

Điều cuối cùng, là nồng độ - và dĩ nhiên là nồng độ càng cao sẽ cho tác dụng càng mạnh. Tuy nhiên, có một lưu ý là nồng độ trong bảng mà WHO đưa ra là nồng độ của base – tức là ví dụ đối với chất Betamethason dipropionat dạng kem, 0,05% - thì 0,05% ở đây chỉ là nồng độ của Betamethason có trong tuýp, không phải là nồng độ Betamethason dipropionat.

Coticoid có tên gọi khác là gì


Hy vọng là bài viết đã giúp ích được các dược sỹ có thể nhận biết và sắp xếp lại theo đúng thứ tự hoạt lực các corticoid có trong tủ thuốc của quầy.


Vậy làm thế nào để biết được trường hợp nào nên sử dụng corticoid nào? Đón xem bài viết vào thứ 5 tuần sau nhé!

Bài viết khác

Ngày đăng : 11/05/2022

Đau vai gáy là tình trạng cơ của vùng vai gáy bị co cứng gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày và công việc của người bệnh. Vậy làm thế nào để giảm đau vai gáy, cùng theo dõi bài viết này bạn nhé!

Ngày đăng : 06/05/2022

Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng. Viêm đại tràng mãn tính thường là tình trạng kéo dài suốt đời và hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm mà chỉ có các lựa chọn điều trị hỗ trợ để giúp kiểm soát tình trạng bệnh.

Ngày đăng : 05/05/2022

Sau khi mắc và khỏi Covid, nhiều người gặp phải tình trạng rụng tóc. Tình trạng này có thể kéo dài đến vài tháng, gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ cho nhiều người. Vậy tại sao Hậu Covid lại rụng tóc, hãy theo dõi bài viết để được giải đáp và cách khắc phục tình trạng này bạn nhé!

Ngày đăng : 05/05/2022

Bước vào thời điểm chuyển mùa, các bệnh lý mũi họng gia tăng một cách đáng kể. Chính vì thế, chủ động bảo vệ mũi họng là việc rất cần thiết. Rửa mũi là một trong những cách đơn giản, giúp làm sạch đờm và dịch tiết tồn đọng trong mũi xoang. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng các thao tác này. Hôm nay, VCP sẽ chia sẻ 3 bước rửa mũi “đúng chuẩn” chuyên gia, mọi người theo dõi nhé!

Ngày đăng : 04/05/2022

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi. Đây là tình trạng phù nề gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc các xoang do một vài tác nhân nào đó gây tắc nghẽn xoang. Sau đây là một số cây thuốc nam và huyệt vị điều trị viêm mũi xoang, mời các bạn tham khảo.

Ngày đăng : 28/04/2022

Chảy máu cam là tình trạng máu mũi tự nhiên chảy ra từ ở các vách ngăn mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy chảy máu cam có nguy hiểm không?

Corticoid là nhóm thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau do có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Vì thuốc thường làm giảm nhanh các triệu chứng nên tình trạng lạm dụng Corticoid có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây gây ra rất nhiều tác dụng phụ rất đáng báo động. 

Coticoid có tên gọi khác là gì

Vậy Corticoid là gì? Corticoid (tên đầy đủ là Glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận (hai tuyến nhỏ nằm phía trên thận) được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau. 

Các loại Corticoid thường dùng trên thị trường có thành phần là: Hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluticasone, beclomethasone, betamethasone, dexamethasone, clobetasone, budesonide,... và được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau:

  • Dạng viên (Corticoid dùng đường uống).
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, khớp, cơ. 
  • Dạng hít qua miệng. 
  • Dạng xịt mũi. 
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung. 
  • Dạng kem, gel, thuốc mỡ, dung dịch .... dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai....). 

Corticoid được sử dụng trong trường hợp nào?
Corticoid được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Các bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus ban đỏ....). 
  • Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. 
  • Gout. 
  • Thay thế hormone tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất đủ các hormone này.
  • Dự phòng thải ghép: Corticoid có thể được sử dụng cùng các thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép (gan, thận,...). 
  • Các phản ứng dị ứng nặng: Dùng trong thời gian ngắn để làm giảm các phản ứng dị ứng nặng. 
  • Một số bệnh lý ngoài da: Eczema, vảy nến, phát ban, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt,...

Các tác dụng phụ của Corticoid là gì ? Sử dụng Corticoid trong thời gian ngắn (1 – 2 tuần) thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp khi sử dụng đợt ngắn gồm: Kích ứng dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, khó ngủ. Tác dụng phụ dễ xảy ra hơn nếu bạn dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng đợt ngắn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhìn chung, liều càng cao, nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn. Một số bệnh cần dùng liều cao hơn so với các bệnh khác để kiểm soát triệu chứng. Thậm chí với cùng một bệnh, liều cũng thay đổi từ người này sang người khác và thay đổi tùy theo từng giai đoạn bệnh.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra nếu việc sử dụng thuốc kéo dài, gồm:

  • Loãng xương.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tăng huyết áp.
  • Tăng đường huyết.
  • Tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng.
  • Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, glocom.
  • Chậm lành vết thương, da teo mỏng, dễ bị bầm tím.
  • Chậm lớn ở trẻ em.
  • Hội chứng Cushing (hiện tượng mặt tròn như mặt trăng, da mỏng, rạn, dễ bầm tím, lắng đọng mỡ ở vùng cổ, bụng, lưng trong khi chân tay teo nhỏ).
  • Đặc biệt, suy thượng thận là một trong những biến chứng đáng ngại nhất khi ngưng đột ngột Corticoid sau một thời gian dài dùng thuốc dẫn đến tuyến thượng thận bị ức chế, teo tuyến thượng thận. 

Coticoid có tên gọi khác là gì
Người bệnh hội chứng Cushing do dùng Corticoid.

Bạn nên dùng Corticoid như thế nào?

  • Với thuốc dạng uống (viên, siro...): Nên dùng với thức ăn để hạn chế kích ứng dạ dày. Không ngừng thuốc đột ngột nếu bạn đã dùng Corticoid trong một thời gian dài. 
  • Corticoid dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da: Chỉ dùng một lượng nhỏ đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bệnh. Không nên băng vùng bôi thuốc. Tránh bôi vào vùng da trầy xước, không lành lặn hoặc vùng da thường xuyên bị cọ xát.
  • Corticoid dạng hít: Với dạng này thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, một số tác dụng phụ thường gặp (nấm miệng, khàn giọng) có thể dự phòng dễ dàng bằng việc thực hiện đúng kỹ thuật xịt hít và súc miệng sau khi dùng thuốc.

Việc sử dụng Corticoid như con dao hai lưỡi. Vì vậy, để phát huy hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng bất lợi của nhóm thuốc này, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị và chỉ dùng thuốc theo đơn kê của Bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt các loại thuốc nam, thuốc bắc trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tự ý dừng thuốc nếu dùng thuốc kéo dài trên 2 tuần.

-------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73