Cẩm nang hướng dẫn đo huyết áo

Để thuận tiện cho việc theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà, nhiều người đã lựa chọn phương án mua máy đo huyết áp. Tuy nhiên, với những người chưa từng sử dụng loại máy này thì việc đọc các thông số trên máy sẽ tương đối khó khăn và khó tránh khỏi băn khoăn DIA là gì.

1. Huyết áp là gì và các chỉ số hiển thị trên máy đo huyết áp

1.1. Huyết áp là gì?

Máu từ tim chảy đi tới các bộ phận của cơ thể thông qua động mạch và tĩnh mạch. Khi tim đập là lúc bộ phận này bơm máu đi khắp cơ thể. Áp lực máu tác động lên thành động mạch được gọi là huyết áp, trong đó có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Cẩm nang hướng dẫn đo huyết áo

Giải thích về khái niệm huyết áp

Đơn vị đo huyết áp là mmHg, được xác định bằng hai chỉ số nhưng thường chỉ được viết ở dạng một tỷ số. Trong đó, chỉ số đầu tiên (chỉ số trên) chính là huyết áp tâm thu còn chỉ số thứ hai (chỉ số dưới) chính là huyết áp tâm trương.

1.2. Những thông tin hiển thị trên máy đo huyết áp

Máy đo huyết áp là thiết bị y tế được dùng để đo và theo dõi huyết áp của mỗi người tại một thời điểm nhất định từ đó giúp họ biết được tình trạng huyết áp của mình để có chế độ luyện tập, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, giúp phòng ngừa được bệnh lý huyết áp.

Hầu hết các loại máy đo huyết áp được bán trên thị trường hiện nay đều hiển thị 3 chỉ số: SYS, DIA và PULSE:

- SYS là viết tắt của chữ Systole: là chỉ số lớn nhất nằm ở phía trên cùng được dùng để chỉ huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa).

- DIA là viết tắt của chữ Diastole: nằm ngay bên dưới SYS, dùng để chỉ huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu).

- PULSE: nằm tiếp ngay sau DIA, dùng để chỉ nhịp đập của tim trên phút.

2. DIA là gì trên máy đo huyết áp và những điều nên biết về DIA

2.1. DIA nghĩa là gì?

Từ chia sẻ về thông tin hiển thị trên máy đo huyết áp ở trên chắc hẳn bạn đã biết được DIA là gì. DIA ở đây là chỉ số tâm trương hay nói cụ thể hơn là mức huyết áp thấp nhất ở mạch máu được xảy ra giữa các lần co bóp của tim vào thời điểm cơ tim giãn ra.

Cẩm nang hướng dẫn đo huyết áo

Người dùng máy đo huyết áp lần đầu thường không biết ý nghĩa DIA là gì

2.2. Chỉ số DIA như thế nào là bình thường?

Muốn chẩn đoán chỉ số huyết áp có bình thường hay không cần phải căn cứ trên cả 2 chỉ số huyết áp tâm thu cùng huyết áp tâm trương. Người trưởng thành bình thường được xác định có huyết áp tâm thu vào khoảng 120mmHg còn huyết áp tâm trương khoảng 80 mmHg. Một người được xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu đo được từ 140mmHg trở lên, huyết áp tâm trương đo được từ 90mmHg trở lên.

Huyết âm tâm trương và huyết áp tâm thu luôn có một sự chênh lệch hiệu số nhất định nhằm tạo ra áp lực tưới máu cho các cơ quan nhưng nó không bao giờ được ở trong ngưỡng bằng hoặc dưới 20mmHg. Nếu điều này xảy ra thì bác sĩ sẽ nhận định đây là huyết áp kẹp và người bệnh cần phải được cấp cứu.

Vậy chỉ số bình thường của DIA là gì? Chỉ số DIA được xem là bình thường khi nó nằm trong khoảng 60 - 90mmHg, nếu dưới 60mmHg tức là huyết áp thấp và trên 90mmHg tức là huyết áp cao. Chỉ số huyết áp tâm trương cao khiến cho mạch máu ít đàn hồi, dễ bị cứng và xơ vữa nên cần được chú ý để kịp thời phát hiện và có hướng điều trị.

Cần lưu ý rằng, áp suất tâm trương thường hay thay đổi trong ngày. Vì thế, để có được chỉ số chính xác, tốt nhất mỗi ngày nên đo huyết áp vài lần. Nếu đã đo nhiều lần mà chỉ số DIA không có tiến triển nào khác thì cần thận trọng vì tăng huyết áp tâm trương đơn độc bản thân nó đã làm tăng khả năng biến chứng nghiêm trọng đối với bệnh tim mạch.

Cẩm nang hướng dẫn đo huyết áo

Hướng dẫn tư thế đo huyết áp để có chỉ số DIA đúng

2.3. Nếu chỉ số DIA trên máy đo huyết áp bất thường cần làm gì?

Nếu đã biết chỉ số DIA là gì và phát hiện ra chỉ số này trên máy đo huyết áp trong cùng khoảng thời gian nhưng lại có sự chênh lệch quá nhiều trước tiên nên kiểm tra lại máy. Khi kiểm tra mà thấy máy đo huyết áp vẫn hoạt động tốt tức là chỉ số huyết áp của bạn đang bất thường và cần gặp bác sĩ ngay để có biện pháp khắc phục.

2.4. Những điều nên làm khi đo huyết áp để có chỉ số DIA đúng

Muốn thu được chỉ số DIA đúng trong quá trình đo huyết áp tại nhà để biết chính xác về tình trạng sức khỏe của mình thì cần lưu ý:

- Trước khi đo cần nghỉ ngơi 5 - 10 phút.

- Chọn cho mình một tư thế ngồi sao cho thoải mái nhất để cơ thể được thả lỏng trong suốt thời gian đo huyết áp.

- Trong khi đo huyết áp không được nói chuyện, ăn uống hay đi lại vì điều này dễ tác động làm sai lệch kết quả đo.

- Vị trí đo tùy thuộc vào loại máy được dùng để đo nhưng cần đảm bảo rằng vị trí quấn vòng bít nằm phải ngang với tim. Trường hợp đo huyết áp ở bắp tay thì có thể đặt cho tay nằm ngửa lên trên mặt bàn, phần mép vòng bít nên cách khuỷu tay 2cm. Trường hợp đo ở cổ tay thì cánh tay cần được gập ở góc 45 độ để đảm bảo nó nằm ngang với vị trí tim.

- Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng trước khi ăn hay uống thuốc và buổi chiều tối sau bữa ăn 1 giờ.

- Nếu máy đo không lưu kết quả và thời gian đo thì mỗi lần đo nên ghi lại kết quả để dễ dàng theo dõi sức khỏe.

- Thường xuyên quan sát lượng pin của máy đo huyết áp để phát hiện thời điểm máy báo pin yếu và sạc hoặc thay pin mới kịp thời, tránh tình huống kết quả đo bị sai lệch do máy bị yếu pin.

Mong rằng sau những chia sẻ này bạn đã thực sự hiểu chỉ số DIA là gì ở trên máy đo huyết áp để phát hiện sớm bất thường về huyết áp của mình và có phương án phù hợp giúp cho sức khỏe được bảo vệ một cách tốt nhất.