Cách tính bài toán hạch toán kinh tế

Trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc tổ chức hạch toán kinh doanh là không thể thiếu. Đây là công việc bắt buộc cơ bản nhằm giúp doanh nghiệp quản lý được các thông tin cần thiết để chủ động trong việc lên kế hoạch và thực hiện hoạt động kinh doanh.

Cách tính bài toán hạch toán kinh tế

Hạch toán là việc tính toán và ghi chép về các hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thu nhận, cung cấp những thông tin về quá trình đó để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu nếu cần, hoặc nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo các hoạt đông kinh tế để thu được hiệu quả cao nhất.

Hạch toán kinh doanh là việc áp dụng các phương pháp tính toán để đi xác định kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời về nội dung, thống nhất về phương pháp, bảo đảm số liệu hạch toán là tiêu chuẩn hoá và so sánh được.

2. Vai trò của hạch toán kinh doanh

Hạch toán kinh doạnh là hoạt động tính toán được doanh nghiệp thực hiện nhằm tiết kiệm nguồn lực và để thu được hiệu quả kinh tế cao.

Có thể nói đây là cơ chế để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh, là cơ sở giúp doanh nghiệp xác định một cách đầy đủ và hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đồng thời, trong doanh nghiệp, hạch toán kinh doanh giúp xác định một cách chính xác hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp tạo ra.

Hơn nữa, hạch toán kinh doanh không chỉ có vai trò với doanh nghiệp mà còn với nền kinh tế nói chung.

3. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh

  • Đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

    Trong nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp được tạo điều kiện và có tính chủ động cao hơn trong việc kinh doanh của mình. Cụ thể, doanh nghiệp được tự chủ trong:

    • Quyết định loại hình doanh nghiệp;
    • Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;
    • Huy động và sử dụng nguồn lực, có các biện pháp khuyến khích nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người lao động;
    • Lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh;
    • Sử dụng lợi nhuận sau phân phối.

    Theo nguyên tắc này thì đi đôi với việc có quyền tự chủ thì đòi hỏi doanh nghiệp cũng phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với các hoạt động của mình.

    • Lấy thu bù chi và đảm bảo có lợi nhuận cho doanh nghiệp

      Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh. Đây là nguyên tắc bao trùm với doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực hoạt động. Vì vậy mà mỗi doanh nghiệp khi thực hiện hạch toán kinh doanh đều theo nguyên tắc lấy thu bù chi để đảm bảo có lãi. Đó là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Và, để đạt được điều đó thì doanh nghiệp phải xây dựng và tổ chức tốt công tác hạch toán kinh doanh, chủ động tìm các biện pháp làm tăng doanh thu và giảm chi phí kinh doanh mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.

      • Thực hiện chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất

        Nguyên tắc này vô cùng quan trọng và là yếu tố tạo động lực kinh doanh. Thực hiện chế độ này đòi hỏi phải sử dụng đến các yếu tố như: tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận để kích thích người lao động. Điều này được thực hiện với cụ thể từng người lao động bằng cách thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa kết quả lao động và thù lao lao động thông qua lương, thưởng và các chế độ vật chất khác. Vì vậy, có thể nói lợi ích vật chất là hình thức biểu hiện cụ thể của các quan hệ kinh tế.

        • Giám đốc bằng tiền

          Trong hạch toán kinh doanh đòi hỏi phải dùng đồng tiền để làm thước đo tính toán các hoạt động kinh tế, tài chính. Có như vậy, doanh nghiệp mới tính toán chính xác và rõ ràng được các chi phí, doanh thu và lợi nhuận thu được.

          Giám đốc bằng tiền được hiểu là việc sử dụng quan hệ tiền tệ để theo dõi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế. Giám đốc bằng tiền được thực hiện qua các cơ quan tài chính, ngân hàng và qua việc đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên các mặt như: mua bán hàng hóa, tình hình dự trữ, tình hình chi phí kinh doanh, vốn kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp… Từ đó giúp doanh nghiệp có kế hoạch và thống kê được việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cũng như việc sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp.

          Như vậy, bài viết đã trình bày khá chi tiết về những kiến thức cần nắm được về hạch toán kinh doanh. Hi vọng đã cung cấp những thông tin bổ ích giúp bạn đọc hiểu hơn và có cơ sở để thực hiện chính xác hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp.