Top thực đơn ăn dặm cho bé 9-12 tháng năm 2024

Từ 9 đến 12 tháng tuổi là giai đoạn cần bổ sung năng lượng rất lớn. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn được đa dạng loại thức ăn. Bên cạnh cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức với tần suất 3 – 4 bình lần/ngày thì cha mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng thực đơn đa dạng hơn.

Từ 9 tháng tuổi trở đi, khi hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện, mẹ có thể cho trẻ ăn bột, cháo mịn, phô mai và một số loại thịt.

  • Bột, cháo mịn: Từ 9 tháng tuổi trở đi, mỗi ngày trẻ nên được ăn đủ 3 bữa bột (cháo mịn). Trong đó, mỗi chén chứa khoảng 30 g (thịt, cá, trứng, tôm,..), 20 g rau và 10ml dầu ăn. Bên cạnh đó, trẻ cần được bú mẹ sau 2h ăn dặm hoặc bú thêm vào buổi tối. Nếu sử dụng sữa công thức, thời gian từ 9 – 12 tháng mẹ vẫn nên đảm bảo cho trẻ uống 600ml sữa mỗi ngày.
  • Phô mai: Do thuộc nhóm thực phẩm chế biến từ sữa nên phô mai có hàm lượng đạm cao. Bé có thể ăn được phô mai từ khi bước sang tháng thứ 9 nhưng ăn với liều lượng nhỏ, tăng dần. Mẹ nên kiểm tra xem bé có dị ứng với loại thực phẩm này hay không bằng cách cho bé ăn từng ít một.
  • Thịt: Thực đơn cho trẻ 9 12 tháng tuổi nên có đa dạng thịt gà, thịt lợn, thịt bò,… Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần hầm xương lấy nước cho trẻ nhưng thực tế nước hầm xương không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
    Top thực đơn ăn dặm cho bé 9-12 tháng năm 2024
    Trẻ từ 9 12 tháng tuổi có thể ăn được bột mịn, phô mai và thịt

Về rau củ quả và các thực phẩm tráng miệng, trẻ 9 12 tháng tuổi có thể ăn được một số loại như:

  • Rau xanh: Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và một lượng lớn chất xơ, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Trẻ có thể ăn được hầu hết các loại rau từ rau súp lơ, cải bắp, rau dền, rau ngót, cải bó xôi,… Mỗi bữa, mẹ nên cho bé ăn từ 10 – 20g rau xanh.
  • Trái cây: cha mẹ nên cho trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi ăn, bởi chúng chứa một lượng lớn chất xơ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn một số loại trái cây khác như bơ, lê, cherry, chuối, đu đủ. Mỗi loại lại có công dụng khác nhau, nhưng nhìn chung bổ sung trái cây giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, tăng sức đề kháng, trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Lượng hoa quả mỗi bữa trẻ nên ăn tương đương khoảng 60ml.
  • Sữa chua: Từ giai đoạn 9 tháng tuổi trở đi, hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện, đây là lý do mẹ có thể cho bé ăn sữa chua trong các bữa ăn phụ.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

Trong 12 tháng đầu tiên, trẻ phát triển nhanh chóng cả về cân nặng và chiều cao. Trung bình trẻ nặng gấp đôi khi bước sang tháng thứ 6 và gấp 3 khi tròn 12 tháng tuổi. Từ 9 tháng tuổi trở đi, trẻ mọc nhiều răng hơn, biết cầm nắm đồ vật nên mẹ cũng có thể bổ sung đa dạng dinh dưỡng hơn cho trẻ.

Bổ sung Protein

Từ tháng thứ 9, mỗi ngày trẻ cần 1,4g/kg protein vì nhu cầu phát triển của xương, mô và cơ. Cha mẹ nên chú ý bổ sung các sản phẩm chứa lượng protein cao từ 70 – 85% như sữa, trứng trong thực đơn cho trẻ 9 12 tháng tuổi.

Bổ sung Lipid

Chức năng chính của lipid khi được bổ sung cho bé là cung cấp năng lượng cho các hoạt động, đồng thời cơ thể hấp thu – vận chuyển vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Lượng lipid mỗi bé cần phụ thuộc vào lượng chất béo trung bình có trong sữa mẹ và lượng sữa mà trẻ bú hoặc uống (nếu dùng sữa công thức).

Bổ sung Carbohydrat

Lactose là một loại Glucid có trong sữa mẹ và sữa công thức. Thành phần này chiếm 8%, tương đương 7g/100ml sữa mẹ (sữa công thức). Lượng carbohydrat quan trọng chính là trong các loại ngũ cốc.

Top thực đơn ăn dặm cho bé 9-12 tháng năm 2024
Bố mẹ nên bổ sung đa dạng dinh dưỡng

Bổ sung vitamin

Một số loại vitamin mẹ cần bổ sung cho trẻ nhờ thực phẩm như: A, B1, B2, B12, C, E.

Thực đơn cho trẻ 9 12 tháng tuổi cân bằng dinh dưỡng

Dưới đây là một số thực đơn cân cho trẻ 9 12 tháng tuổi đảm bảo cung cấp cho bé đủ các chất dinh dưỡng.

Thực đơn ăn dặm bột lạc:

  • Bột gạo tẻ: 25 gam (tương đương 5 thìa cà phê)
  • Lạc rang chín xay nhỏ mịn : 20 gam (tương đương 4 thìa cà phê)
  • Rau xanh: 1 thìa cà phê khoảng 10 gam
  • Một bát con nước

Thực đơn ăn dặm bột đậu xanh + bí đỏ:

  • Gạo xay: 15 gam (tương đương 3 thìa cà phê)
  • Bột đậu xanh: 15 gam (tương đương 3 thìa cà phê)
  • Bí đỏ: 40g – 4 miếng nhỏ và nghiền nát
  • Mỡ (dầu ăn): 10ml
  • Một bát con nước

Thực đơn ăn dặm bột cua:

  • Gạo tẻ xay bột: 25 gam (tương đương 5 thìa cà phê)
  • Cua đồng xay nhỏ: 30 gam (tương đương 6 thìa cà phê)
  • Rau xanh giã nhỏ: 10 gam
  • Dầu ăn: 10ml

Thực đơn ăn dặm bột tôm:

  • Gạo tẻ xay nhỏ: 25 gam (tương đương 5 thìa cà phê)
  • Tôm tươi đã bóc vỏ, xay nhỏ: 15 gam (tương đương 3 thìa cà phê)
  • Rau xanh giã nhỏ: 10g
  • Mỡ (dầu ăn): 10ml
  • Một bát con nước

Thực đơn ăn dặm bột thịt xay:

  • Gạo tẻ xay nhỏ: 25 gam (tương đương 5 thìa cà phê)
  • Thịt nạc xay nhỏ: 16 gam (tương đương 3 thìa cà phê)
  • Mỡ (dầu ăn): 10ml
  • Một bát con nước

Thực đơn ăn dặm bột cá:

  • Gạo tẻ xay nhỏ: 25 gam (tương đương 5 thìa cà phê)
  • Cá quả đã gỡ xương: 15 gam (tương đương 3 thìa cà phê)
  • Rau xanh giã nhỏ: 10 gam
  • Mỡ (dầu ăn): 10ml
  • Một bát con nước

Chăm sóc cho trẻ 9 12 tháng tuổi ba mẹ cần lưu ý gì?

Giai đoạn 9 12 tháng tuổi khá quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ nên ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Duy trì cho bé bú mẹ 3 – 4 lần/ngày hoặc từ 600-700ml/ ngày
  • Trẻ nhỏ không cần phải uống nước bởi sữa mẹ/ sữa công thức đã có lượng nước đủ. Nếu trẻ phải ra ngoài trời nắng nóng liên tục, hãy cho trẻ nhấp một lượng nước nhỏ.
  • Đa dạng các loại đạm thịt, cá, trứng, đậu cho trẻ vì giai đoạn này trẻ đã vận động và cần nhiều dưỡng chất
  • Có thể cho bé bắt đầu thử các loại thức ăn mềm cứng khác nhau, đồng thời bổ sung rau xanh hàng ngày.
  • Thức ăn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi không cần thêm gia vị. Khi cho trẻ ăn trái cây, hãy cắt miếng nhỏ để tránh làm trẻ bị nghẹn.

Trên đây là những thông tin cha mẹ cần biết khi xây dựng thực đơn cho trẻ 9 12 tháng tuổi. Nếu cần được tư vấn thêm về các vấn đề dinh dưỡng, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ của NRECI để được giải đáp.

Xem thêm:

  • Trẻ mới sinh uống bao nhiêu sữa để phát triển tốt?
  • Trẻ bị sặc sữa ba mẹ phải xử lý như thế nào?
  • Có nên cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ?

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Top thực đơn ăn dặm cho bé 9-12 tháng năm 2024
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng

  • Địa chỉ: 407/14 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0888 334 478
  • Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Top thực đơn ăn dặm cho bé 9-12 tháng năm 2024

Dấu hiệu thừa canxi ở mẹ bầu cần nhận biết sớm

Dấu hiệu thừa canxi ở mẹ bầu bao gồm biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng; Táo bón; Tiểu...

Top thực đơn ăn dặm cho bé 9-12 tháng năm 2024

Top 6 địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé ở TP HCM – Bệnh viện, phòng khám, trung tâm dinh dưỡng uy tín

Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ vô cùng quan trọng bởi là tiền đề cho sự tăng trưởng và...

Top thực đơn ăn dặm cho bé 9-12 tháng năm 2024

Top 4 trung tâm dinh dưỡng, địa chỉ khám dinh dưỡng cho người lớn ở TPHCM – Bệnh viện, phòng khám dinh dưỡng uy tín