Cách thức khác phục hiện tượng chệch hướng thương mại trong AFTA

Bình luận về hiện tượng chệch hướng thương mại trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.84 KB, 3 trang )

Bài làm
Khu vực thương mại tự do (FTA) hay còn gọi là Khu vực mậu dịch tự do, được hình
thành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và tất cả
các hạn ngạch đối với thương mại hàng hóa qua lại giữa các nước này nhưng vẫn giữ
nguyên thuế quan đối với nước khác. Nói cách khác, những thành viên của FTA có thể
duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với các nước
ngoài khu vực. Khi một nhóm nước hình thành khu vực mậu dịch tự do thì một vấn đề
chính sách nảy sinh: nhập khẩu từ các nước khác có thể xâm nhập vào nước có thuế
quan cao thông qua các nước có thuế quan thấp. Hiện tượng này được các nhà phân tích
gọi là mậu dịch chệch hướng (trade deflection).
Thông thường khi một quốc gia áp dụng cùng một mức thuế đối với tất cả các quốc gia
khác, nó có xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nơi có giá rẻ nhất, mang lại hiệu quả cao
nhất. Tuy nhiên, một khi các hiệp định thương mại song phương hay khu vực được kí
kết, hàng hóa của các quốc gia tham gia hiệp định sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa của
các quốc gia bên ngoài do có sự khác biệt về mức thuế. Chính điều này gây ra sự chuyển
hướng trong thương mại, các quốc gia có xu hướng chuyển việc nhập khẩu hàng hóa từ
các nước bạn hàng quen thuộc sang các nước nằm trong hiệp định.
Sự chuyển hướng này gây ra thiệt hại cho những nước không là thành viên của một hiệp
định hay khu vực thương mại tự do nào đó. Những nước này mặc dù sản xuất hiệu quả
hơn, giá rẻ hơn nhưng vẫn bị mất thị trường do sự phân biệt về thuế.
Một ví dụ cho việc chệch hướng thương mại là việc nhập khẩu thịt cừu của Anh. Trước
khi gia nhập EU, hầu hết thịt cừu ở Anh được nhập khẩu từ New Zealand, nước sản xuất
thịt cừu rẻ nhất thế giới. Nhưng sau khi gia nhập EU, thuế nhập khẩu chung đối với các
nước ngoài khối đã làm cho việc nhập thịt cừu từ New Zealand trở nên đắt đỏ hơn so với
việc nhập từ các nước thuộc EU. Từ đó Pháp lại trở thành nước cung cấp thịt cừu lớn
nhất cho Anh. Thương mại đã bị chệch hướng khỏi New Zealand.
Như vậy, khi tham gia EU Anh sẽ mất một phần nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế
nhập khẩu, điều này sẽ là bất lợi nếu nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm phần lớn trong
tổng thu ngân sách nhà nước. Còn New Zealand bị mất một phần thị trường do có sự
phân biệt về mức thuế giữa các nước trong EU với các nước ngoài khu vực, thặng dư
thương mại và phúc lợi xã hội của New Zealand có thể bị giảm sút.


Như vậy có thể thấy chệch hướng thương mại là một hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực tới
sự hợp tác và phát triển giữa các quốc gia. Nó là hiện tượng mà các quốc gia đều không
mong muốn.
Để điều chỉnh vấn đề này, các nước thành viên phải có khả năng phân biệt có hiệu quả
giữa hàng hóa có nguồn gốc từ khu vực mậu dịch tự do và từ nước khác (thông qua việc
kiểm tra chi tiết chứng từ chứng minh xuất xứ của hàng hóa nước nhập khẩu). Nhưng
các nhà sản xuất từ ngoài khu vực vẫn có thể né tránh thuế quan cao bằng cách xây dựng
nhà máy thực hiện công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ở nước thành viên có
thuế quan thấp, sau đó xuất khẩu sang các nước thành viên khác có thuế quan cao hơn.
Vấn đề này cũng xảy ra đối với PTC (Câu lạc bộ thương mại ưu đãi) khi các nước thành
viên không có chung đối với thuế quan với bên ngoài. Nhưng do mậu dịch giữa các
nước thành viên không hoàn toàn tự do, vì thuế quan chỉ được cắt giảm một phần – nên
động lực kích thích né tránh hệ thống này không biểu hiện rõ như ở khu vực mậu dịch tự
do. Do vậy khi tiến hành liên kết khu vực ở hai hình thức này, các quốc gia thành viên sẽ
phải tìm những giải pháp hữu ích cho việc kiểm soát hàng hóa từ bên ngoài khu vực liên
kết như cần có các quy định về xuất xứ hàng hóa. Quy tắc xuất xứ được hiểu là tập hợp
những quy định của pháp luật và quyết định hành chính để xác định quốc gia được coi là
đã sản xuất ra hàng hóa.


Để giải quyết triệt để hiện tượng chệch hướng thương mại cần nâng cấp Khu vực thương
mại tự do lên hình thức liên kết kinh tế Liên minh thuế quan (CU). Hai hay nhiều nước
thành lập liên minh thuế quan khi các nước này bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đối với tất
cả các hàng hóa mua bán với nhau và thêm vào đó, thống nhất quy tắc đánh thuế nhập
khẩu chung đối với hàng hóa bên ngoài. Do có sự thống nhất về thuế quan đối với bên
ngoài nên sẽ không nảy sinh hiện tượng mậu dịch chệch hướng như trong khu vực mậu
dịch tự do.
Một khu vực thương mại tự do được thiết lập đồng nghĩa với việc không chỉ hàng hóa
mà các yếu tố sản xuất (vốn, lao động…) cũng được di chuyển một cách linh hoạt giữa
các quốc gia trong khu vực. Về mặt lý thuyết, điều này góp phần tăng sự chuyên môn

hóa trong khu vực, mỗi quốc gia sẽ tập trung sản xuất những hàng hóa mà mình có lợi
thế so sánh với chi phí thấp nhất. Trao đổi thương mại nội khối được đẩy mạnh và phúc
lợi của các quốc gia trong khu vực tăng lên.
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa
phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần
thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm
hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Đối với AFTA, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có quá ít tác động tích cực lên nền kinh
tế, hơn nữa tham gia vào AFTA lại làm chệch hướng thương mại, nghĩa là thay những
nhà xuất khẩu hiệu quả bằng những nhà xuất khẩu kém hiệu quả hơn trong khu vực hiệp
định thương mại tự do. Do đó, trong quá trình đàm phán để ký kết các FTA, các nước
trong khu vực cần có những nghiên cứu thận trọng đặc điểm của các nước tham gia ký
kết và nội hàm của các FTA để làm cho quá trình tạo ra thương mại nhiều hơn là chệch
hướng thương mại. Tính trung bình một nước trong ASEAN tham gia 4-5 hiệp định
thương mại tự do (đa phương và song phương), nó có thể đem lại lợi ích kinh tế cho các
quốc gia này nhưng đồng thời cũng tăng nguy cơ rạn nứt kết cấu của khối, tăng sự phụ
thuộc của khối vào bên ngoài. Nói cách khác nó làm xuất hiện hiện tượng ly tâm trong
ASEAN.
Để xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi thương mại trong AFTA đồng thời nhằm tránh
hiện tượng chệch hướng thương mại quy tắc xuất xứ hàng hóa được xây dựng thành một
trong các chế định pháp lí chính của AFTA. Khoản 1 Điều 22 ATIGA quy định: “Các
sản phẩm mà thuế quan của quốc gia thành viên xuất khẩu đã đạt hoặc ở mức 20%
hoặc thấp hơn, và đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ như được quy định tại
Chương 3 (về quy tắc xuất xứ), sẽ tự động được hưởng cam kết thuế quan của quốc gia
thành viên nhập khẩu”. Hiện nay, do nhiều sản phẩm hàng hóa được sản xuất theo các
công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn được thực hiện ở các quốc gia khác nhau nhờ tận
dụng các lợi thế liên quan của quốc gia đó (như nhân công, nguyên vật liệu, công
nghệ…) nên trong nhiều trường hợp, các quốc gia và các khu vực nhập khẩu cần xác
định được xuất xứ chính thức của loại hàng hóa này.
Cũng có thể hạn chế hiện tượng chệch hướng thương mại bằng việc các nước tham gia

FTA giảm thuế quan đối với các nước ngoài khu vực vì mặc dù thuế nhập khẩu được coi
là công cụ bảo hộ hữu hiệu, nhưng trong nền kinh tế phát triển đa dạng như hiện nay thì
việc bảo hộ chỉ mang tính chất trực tiếp đối với các ngành sản xuất các mặt hàng đó
nhưng lại là gánh nặng (làm tăng chi phí) đối với các ngành sử dụng các mặt hàng này
để làm nguyên liệu đầu vào cho khâu sản xuất kinh doanh. Và nếu như mặt hàng đó
được nhiều ngành trong nền kinh tế sử dụng thì việc bảo hộ có thể sẽ tích cực hơn đối
với các ngành này, nhưng sẽ tạo nên sự bảo hộ “âm” (tăng chi phí) đối với một số ngành
khác hoặc đối với toàn bộ nền kinh tế.


Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương, Tập bài
giảng pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2011;
2. ASEAN Secretariat, http://www.aseansec.org/;
3. Singapore’s FTA Official Website, http://www.iesingapore.gov.sg/;
4. Thông cáo báo chí ASEAN Secretary General http://www.aseansec.org/21496.htm;
5. Tạp chí phát triển kinh tế số 220 tháng 2 năm 2009.



bình luận về hiện tượng chệch hướng thương mại trong khu vực thương mại tự do, các biện pháp hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.04 KB, 4 trang )

MỞ BÀI
Trong những năm gần đây, thế giới được chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các hiệp
định thương mại tự do (FTAs). Các hiệp định được ký kết tại hầu khắp các khu vực trên thế giới
và chiếm lĩnh vị trí thống trị trong hệ thống thương mại quốc tế. Các FTA góp phần rất lớn trong
việc thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia nhưng đồng thời làm “chệch hướng thương mại”…
Để hiểu hơn về hiện tượng “ chệch hướng thương mại” em xin chọn đề tài “ bình luận về hiện
tượng “ chệch hướng thương mại” trong khu vực thương mại tự do, các biện pháp hạn chế
hiện tượng này, đồng thời liên hệ với ASEAN”
NỘI DUNG
1. Khái quát về khu vực thương mại tự do và hiện tượng “ chệch hướng thương mại”
Khu vực thương mại tự do ( Free Trade Area - FTA) hay còn gọi là khu vực mậu dịch tự do,
được hình thành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và các
hạn chế phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa qua lại đối với các nước này nhưng vẫn giữ
nguyên thuế quan đối với các bước khác. Các FTA được thành lập nhằm các nước thành viên mở
rộng thị trường xuất khẩu, nâng cáo hiệu quả nhờ sản xuất quy mô lớn, củng cố các quan hệ
chính trị… Đặc biệt, những năm gần đây, phần lớn các hiệp định FTA mới có phạm vi lĩnh vực
điều tiết rộng hơn nhiều. Ngoài lĩnh vực hàng hóa, các hiệp định này còn có những quy định tự
do hóa đối với nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… Ví
dụ: Hiệp định FTA giữa ASEAN với Úc-Niudilân (2009), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
dương (TPP- đang đàm phán).
Hiện trên thế giới có rất nhiều khu vực thương mại tụ do được thành lập ví dụ như: khu vực
tự do thương mại ASEAN ( AFTA), khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (AFTA ), Hiệp đinh mậu
dịch tự do Trung Âu (CE- FTA ( ), Hiệp hội mâụ dịch tự do Châu Âu (EFTA), Diễn đàn hợp tác
Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA), Khu vực tự do
Nam Á (SAFTA), Hiệp hội mậ dịch tự do Mỹ La Tinh (LAFTA).
Mặc dù các FTA góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia nhưng
đồng thời, nó cũng làm “chệch hướng thương mại” và hạn chế thương mại đối với các nước
không tham gia ký kết. Các nhà phân tích chỉ ra rằng: khi một nhóm nước hình thành khu vực
thương mại tự do thì một vấn đề chính sách nảy sinh: nhập khẩu từ các nước ngoài khối có thể



xâm nhập vào nước có thuế quan cao thông qua các nước có thuế quan thấp trong khu vực và
hiện tượng này được gọi là chệch hướng thương mại (trade deflection).
Các nước thành viên FTA có quyền áp những mức thuế khác nhau, miễn là không cao hơn
mức trần của WTO. Chính vì mức thuế của các nước thành viên đưa ra khác nhau nên có nguy
cơ tạo ra chệch hướng thương mại. Khi hiện tượng này xuất hiện, có tác động tiêu cực tới các
ngành sản xuất có hàng xuất nhập khẩu của quốc gia thành viên. Khác với tạm nhập tái xuất,
nước tạm nhập hàng hóa không những thu được một lần lợi nhuận từ thuế nhập khẩu mà còn thu
được lợi nhuận khi bán hàng sang nước nhập khẩu, khi xảy ra hiện tượng chệch hướng thương
mại, quốc gia có thuế quan thấp hơn thường chỉ thu được lợi nhuận nhập khẩu; việc xuất khẩu
mặt hàng cùng loại (do quốc gia ấy tự sản xuất) sang nước có thuế quan cao hơn phải chia sẻ
hạn nghạch với mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước thứ ba bên ngoài khu vực. Các nhà sản
xuất từ ngoài khu vực né tránh thuế quan cao bằng nhiều cách như xây dựng nhà máy thực hiện
công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ở nước thành viên có thuế quan thấp, sau đó xuất
sang các nước thành viên khác có thuế quan cao hơn. Mặc dù các nước này đã có những biện
pháp về quản lý, kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu. Điều này gây
nên sự bất công bằng trong hoạt động thương mại và ảnh hưởng tới quốc gia thành viên và các
quốc gia trong khối.
Đồng thời, khi xuất hiện hiện tượng chệch hướng thương mại khiến các ngành xuất khẩu
có lợi thế cạnh tranh không phát huy được hiệu quả. Làm ảnh hưởng tới sự đoàn kết trong khối
FTA. Đó là sự cạnh tranh, của doanh nghiệp trong nước thành viên với nước ngoại khối nếu
nước thành viên là nước kém phát triển hơn nước ngoại khối có thể doanh nghiệp trong nước sẽ
bị phá sản… .
2. Biện pháp hạn chế hiện tượng “chệch hướng thương mại” trong khu vực thươg mại
tự do FTA
Để giảm nguy cơ chệch hướng thương mại các quốc gia cần áp dụng nguyên tắc ROO cho
từng trường hợp cụ thể (quy tắc xuất xứ), có nghĩa là chỉ những hàng hóa nào thỏa mãn các điều
kiện đưa ra thì mới được hưởng mức thuế ưu đãi. Các quốc gia thành viên phải tăng cường hoạt
động quản lý, kiểm tra một cách chặt chẽ, phân biệt hiệu quả giữa hành hóa có nguồn gốc
thương mại tự do và từ nước khác (thông qua việc kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ của
hàng hóa nhập khẩu).



Đưa ra các chính sách nhằm khắc phục hiện tượng này như: các quốc gia thành viên tăng
cường xuất khẩu, ngoài ra cần nghiên cứu phương án sử dụng các FTA khác để “lấy độc trị độc”
như thực hiện đàm phán các FTA song phương. Mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ cho
các đối tác khác (đối tác có sức cạnh tranh cao, ngoại khối) để gia tăng mức độ cạnh tranh trên
thị trường, giúp kiềm chế bớt nhập siêu từ các đối tác này.
3. Liên hệ với ASEAN
Để đối phó với điều kiện hoàn cảnh và những thách thức xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,
năm 1992 theo sang kiến của Thái Lan, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã
quyết định thành lập một khu vực mậu dịch Tự do ASEAN ( AFTA). Với nhiều mục tiêu, nội
dung cũng như chưa đựng những kỳ vọng về một sự phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu hơn của
kinh tế các nước ASEAN vào nền kinh tế thế giới.
AFTA đã hình thành nên các hệ thống quan hệ song phương để thúc đẩy cho cả hệ thống
cùng tiến tới mục tiêu chung, cụ thể là tháng 10/2003 Hội nghị ở Bali, các lãnh đạo ASEAN đã
đồng ý hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế quan
và các hàng rào phi thuế (NTBs) vào năm 2020, hướng đến một thị trường chung ASEAN.
Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển trong ASEAN, nếu đứng ngoài hoặc
chậm chân với xu thế này, các nước sẽ phải chịu sự phân biệt đối xử và nguy cơ đối mặt với hiệu
ứng chệch hướng thương mại khiến các ngành xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh không phát huy
được hiệu quả. Vì vậy, việc tham gia các FTA tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu, đồng thời tạo
sức ép để các nước trên tăng cường hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, cải cách, hoàn thiện
hệ thống pháp lý cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
KẾT LUẬN
Với lợi thế duy trì được tính độc lập tương đối của các thành viên, FTA là mô hình liên
kết kinh tế được nhiều khu vực lựa chọn. Tuy nhiên nó cũng không thể tránh khỏi được một số
hệ lụy không mong muốn như hiện tượng chệch hướng thương mại. vì vậy cần được các quốc
gia thàn viên quan tâm hạn chế hiện tượng này nhằm tạo một khu vực thương mại tự do lành
mạnh thúc đẩy kinh tế phát riển.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN trường Đại Học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, Trương Đại Học Luật Hà Nội
3. Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á –
ASEAN – khóa luận tốt nghiệp, Lại Ngọc Thanh 2011.
4. FTA song phương của các nước ASEAN và tác động đến cộng đồng kinh tế
ASEAN và cộng đồng ASEAN/ PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn 2008.



1. Cơ sở lí luận chung

1.1. Khu vực thương mại tự do

Khu vực thương mại tự do (FTA) hay còn gọi là khu vực mậu dịch tự do, được hình thành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và hạn chế phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa qua lại giữa các nước này nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với các nước khác.

TÓM TẮT

Bài viết nghiên cứu các vấn đề pháp lý của hiện tượng chệch hướng thương mại phát sinh từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ, thông qua việc phân tích các quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong khuôn khổ hiệp định ban hành bởi ASEAN và các hiệp định thương mại ASEAN ký kết với quốc gia ngoại khối. Từ đó, bài viết kiến nghị ban hành quy định chi tiết trong khuôn khổ WTO về quy tắc xuất xứ ưu đãi và chệch hướng thương mại, cũng như học hỏi kinh nghiệm của Liên minh châu Âu về việc vận dụng quy tắc cộng gộp.

Cách thức khác phục hiện tượng chệch hướng thương mại trong AFTA
Cách thức khác phục hiện tượng chệch hướng thương mại trong AFTA

Xem thêm:

  • Cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN trong việc đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống – ThS. Hoàng Việt Hùng
  • Thực thi hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN: Những vấn đề từ sự chồng chéo trong các cam kết bảo hộ đầu tư nước ngoài của Việt Nam– TS. Trần Việt Dũng
  • Quy định trong khuôn khổ ASEAN về tự do hóa giao dịch vốn – Tác động đối với các hoạt động đầu tư theo pháp luật Việt Nam– TS. Phan Thị Thành Dương & ThS. Nguyễn Thị Thương
  • Hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN từ góc độ Việt Nam– ThS. Nguyễn Thanh Tú
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của ASEAN– ThS. Lê Minh Tiến
  • Vai trò của các chủ thể tư trong các tranh chấp mà Việt Nam tham gia tại WTO và một số kiến nghị – TS. Nguyễn Ngọc Hà & ThS. Nguyễn Trọng Tuấn
  • Quyền đảm bảo sức khỏe trong WTO– ThS. Lê Thị Ánh Nguyệt
  • Phân tích quy chế Amicus Curiae trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO– TS. Trần Việt Dũng
  • Nhìn lại hai dịp Việt Nam tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO với vai trò bên đi kiện – “hành” và “học”– TS. Trần Thị Thùy Dương
  • Vấn đề bảo vệ môi trường và hiệp định TBT trong khuôn khổ WTO qua vụ tranh chấp Hoa Kỳ – cá ngừ II– TS. Trần Việt Dũng

TỪ KHÓA: ASEAN,Chệch hướng thương mại, Pháp luật thương mại Asean,Quy tắc xuất xứ ưu đãi, Tổ chức thương mại thế giới,WTO

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam
  • Áp dụng nguyên tắc phòng ngừa nhằm kiểm soát nhập khẩu sinh vật ngoại lai trong bối cảnh tự do hóa thương mại
  • Quy định của CPTPP về thương mại điện tử và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của ASEAN
  • Pháp luật thuế nội địa Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN
  • Vấn đề xác định thị trường liên quan trong bối cảnh tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
  • Marketing đối với Luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư trong bối cảnh hội nhập quốc tế
  • Vấn đề bồi thường thiệt hại phi vật chất theo Công ước VIENNA 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Lý luận và thực tiễn xét xử
  • Nghĩa vụ hạn chế tổn thất và vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Pháp luật thương mại
  • Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại đối với nhãn hiệu hàng hóa Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Khu vực tự do mậu dịch (Free Trade Area, FTA) được hình thành trên nguyên tắc hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia thành viên phải được hưởng các chế độ tiếp cận thị trường ưu đãi đặc biệt để qua đó xúc tiến hoạt động thương mại nội khối. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi quá trình sản phẩm các sản phẩm hàng hóa có thể trải qua nhiều công đoạn sản xuất tại nhiều quốc gia, việc xác định xuất xứ của sản phẩm được coi là trọng tâm của FTA. Các quy tắc xuất xứ được quy định rất chặt chẽ nhằm hạn chế những hành vi “vượt rào” của các doanh nghiệp ngoài khu vực tự do mậu dịch nhằm hưởng ưu đãi của FTA. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi đối với một số sản phẩm, điển hình là hàng dệt may, khi được xây dựng quá chặt chẽ lại có thể dẫn đến hiện tượng chệch hướng thương mại. Theo đó, các quốc gia có khuynh hướng thay thế các nhà xuất khẩu cung cấp nguyên vật liệu truyền thống và hiệu quả bằng các nhà xuất khẩu của các thành viên FTA để được hưởng ưu đãi khi thỏa mãn yêu cầu về xuất xứ hàng hóa do các FTA định ra. Đây cũng là một trong những vấn đề tồn đọng trong hệ thống quy tắc xuất xứ hàng hóa của ASEAN, triệt tiêu những thỏa thuận tự do hóa thương mại của chính ASEAN và WTO. Về lâu dài, hiện tượng này có thể tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt may của quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích các vấn đề trên thông qua việc nghiên cứu các quy định xuất xứ hàng hóa của ASEAN và một số hiệp định hương mại mà ASEAN ký kết với các quốc gia ngoại khối, trong mối tương quan với quy định của WTO. Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ tìm hiểu kinh nghiệm về việc ban hành bộ quy tắc xuất xứ của các khu vực tự do mậu dịch khác, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và gia tăng hiệu quả của các quy tắc xuất xứ về dệt may của ASEAN.