Các nguyên tắc khi học ng lý ké toán

Ng uyên tắc cơ sở dồn tích yêu cầu Kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào Sổ Kế toán ngay tại thời điểm phát sinh

+ Nguyên tắc nhất quán - Consistency

  • Các chính sách và phương pháp Kế toán mà doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất trong ít nhất 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp xảy ra sự thay đổi phải tiến hành giải trình lý do (thông báo với cơ quan thuế) và nêu đầy đủ những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến kết quả kế toán trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

- Ví dụ: Doanh nghiệp A lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm thì trong suốt quá trình hạch toán Kế toán năm, nhân viên Kế toán chỉ được áp dụng theo đúng phương pháp này.

+ Nguyên tắc hoạt động liên tục - Going concern

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp vẫn đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian vài năm tới. Trường hợp thực tế khác với giả định, tức doanh nghiệp có ý định hoặc bị buộc ngừng hoạt động có xác định thời gian cụ thể thì báo cáo tài chính phải được lập trên một cơ sở khác và phải giải thích chi tiết cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính đó. Thực hiện theo nguyên tắc này, nhân viên Kế toán phải phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá phí (giá gốc) chứ không phải theo giá thị trường.

+ Nguyên tắc thận trọng - Prudence

  • Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán các yếu tố cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này yêu cầu Kế toán phải: lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc và không được lập quá lớn; các khoản dự phòng không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập; không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế; chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí. Việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng giúp doanh nghiệp bảo tồn nguồn vốn, hạn chế rủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục.
  • Ví dụ: Khách sạn A vừa bán 20 món hàng lưu niệm cho khách, tổng giá bán là 15 triệu đồng. Ngay sau đó, kế toán của khách sạn A phải lập một khoản dự phòng đúng bằng trị giá của 20 món hàng vừa bán (tương đương 15 triệu) phòng trường hợp khách trả lại vì hàng lỗi.
  • Ví dụ: Trong Báo cáo tài chính của khách sạn A, một số khoản mục có cùng nội dung, bản chất được gộp chung vào một khoản mục lớn. Như: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển... được gộp chung vào khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền
  • Hay: Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, Hàng hóa, Hàng gửi bán... được gộp chung vào khoản mục Hàng tồn kho.

Ng uyên tắc này yêu cầu Kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin có tính chất trọng yếu

+ Nguyên tắc phù hợp - Matching

Yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau, tức là Kế toán khi thực hiện ghi nhận một khoản doanh thu thì phải đồng thời ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra khoản doanh thu đó, thường bao gồm: chi phí của kỳ tạo ra doanh thu; chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến chi phí của kỳ đó. Những nguyên tắc kế toán cơ bản được áp dụng chính xác giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định. Điều này cũng giúp kiểm toán viên và nhà quản trị dễ dàng đánh giá tình hình và đưa ra lời khuyên đúng đắn, kịp thời cho kế hoạch kinh doanh và sử dụng nguồn vốn.

Nguyên tắc kế toán chính là tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động và quan điểm đối với ngành kế toán. Đó chính là tư tưởng và định hướng được thể hiện xuyên suốt quá trình thực hiện các hoạt động kế toán và phải được chấp hành và tuân theo. Bên cạnh đó, các nguyên tắc này sẽ luôn được cải tiến và dần hoàn thiện để đáp ứng các nhu cầu tài chính và kinh tế chung của toàn bộ các doanh nghiệp, giúp các tiến trình thu thập, xử lý và quản lý thông tin trở nên tiện lợi và dễ kiểm soát hơn.

Nguyên tắc giá gốc

Đối với nguyên tắc này, tài sản sẽ được tính theo giá gốc, tương đương với số tiền phải trả theo giá thành hợp lý của tài sản tại thời điểm được ghi nhận. Bên cạnh đó, giá trị tài sản sẽ phải được giữ nguyên và không thay đổi cho đến khi có điều luật khác trong luật kế toán.

Có thể áp dụng công thức sau để tính:

Nguyên giá = Giá mua tính theo hóa đơn + Chi phí lắp đặt và thử nghiệm – Chiết khấu nếu có chương trình giảm giá.

Nguyên tắc trọng yếu

Những thông tin trong nguyên tắc này sẽ phụ thuộc vào độ quan trọng và tính đặc thù riêng của mỗi thông tin. Ngoài ra, những thông tin này còn tùy vào hoàn cảnh cụ thể như khi thông tin trong báo cáo tài chính và các bản kê khai bị sai lệch và thiếu sót . Vì vậy, nguyên tắc trọng yếu đòi hỏi thông tin phải được kiểm soát kỹ lưỡng trên cả hai phương diện định lượng và định tính để mang lại tính xác thực và hiệu quả cao trong công việc.

Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc nhất quán thể hiện mối liên hệ mật thiết và sự thống nhất giữa chính sách và các phương pháp kế toán mà công ty áp dụng trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Mọi sự thay đổi về chính sách hay phương pháp kế toán đều phải được xác nhận thông qua và bổ sung vào các báo cáo giải trình để các nguyên tắc được thống nhất và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh.

Xem thêm: Những khái niệm cơ bản về nguyên lý kế toán

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Ở nguyên tắc này, kế toán phải giả định rằng cơ quan luôn hoạt động liên tục trong một tương lai gần và dựa vào đó để lập những báo cáo tài chính có cơ sở. Nếu tình trạng thực tế khác với giả định thì phải thiết lập lại báo cáo dựa trên một cơ sở khác kèm giải thích và lý do thỏa đáng.

Bên cạnh đó, nguyên tắc còn yêu cầu kế toán không được lập vượt quá những khoản dự phòng cho phép và phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc (khoản thu nhập không được thấp hơn giá trị phải trả và các khoản chi phí). Doanh thu và thu nhập chỉ được công nhận khi chắc chắn có các bằng chứng về khả năng về lợi nhuận và lợi ích kinh tế cũng như chi phí phát sinh.

Nguyên tắc phù hợp

Các nguyên tắc khi học ng lý ké toán

Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự tương hợp giữa việc ghi nhận về doanh thu và chi phí, nghĩa là kế toán phải đưa ra một khoản chi phí tương ứng khi ghi nhận một khoản doanh thu bất kỳ. Khoản chi phí tương ứng này sẽ bao gồm chi phí của kỳ trước hoặc các chi phí liên quan tới doanh thu tại thời điểm đó.

Việc xác nhận các khoản chi phí tương ứng sẽ hỗ trợ công ty trong việc phân tích và đưa ra con số thu nhập phải chịu thuế của doanh nghiệp một cách chính xác trước khi nộp cho nhà nước.

Nguyên tắc thận trọng

Đối với nguyên tắc này, người kế toán phải luôn cẩn thận xem xét và thận trọng trước khi đưa ra những phán đoán về số liệu, thông tin trong các trường hợp chưa có sự chắc chắn đưa ra phán đoán. Điển hình như kế toán không nên lập những khoản dự phòng quá lớn cũng như đánh giá thu nhập thấp hơn giá trị những khoản phải trả và chi phí trừ khi có bằng chứng xác thực về khả năng thu lợi nhuận kinh tế.

Nguyên tắc Cơ sở dồn tích

Nguyên tắc này quy định những nghiệp vụ kế toán và thông tin số liệu có liên quan về vốn, nợ và lãi phải được ghi chép cẩn thận vào sổ kế toán ngay ở thời điểm phát sinh. Đồng thời, người kế toán phải dựa trên cơ sở của nguyên tắc này để lập các báo cáo tài chính thể hiện rõ được tình hình tài chính ở quá khứ, hiện tại và tương lai và doanh nghiệp đó.

Thông qua bài viết trên, Học viện TACA đã mang đến bạn những khái niệm cơ bản về nguyên tắc kế toán và các nội dung cụ thể của từng nguyên tắc khác nhau.