Bệnh viện nào lấy ráy tai cho bé

Bé Nam Anh đi khám ngủ ngáy, nội soi 2 tai phát hiện nút ráy tai nhiều, đặc kín từ cửa tai đến sát màng nhĩ, nghe kém.

Bệnh viện nào lấy ráy tai cho bé

ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Hương, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, bé Nam Anh (11 tuổi, TP HCM) được ba mẹ đưa đến khám ngủ ngáy. Tiến hành nội soi tai mũi họng, bác sĩ phát hiện VA, amidan quá phát độ 4 gây bít tắc đường thở khi ngủ, là nguyên nhân khiến bé ngủ ngáy.

Đồng thời, bé có tình trạng nút ráy tai 2 bên, ráy đặc, keo dính, màu nâu đen và nút toàn bộ ống tai, từ cửa tai tới sát màng nhĩ. Điều này khiến bé nghe kém nhẹ và giảm khả năng tập trung.

“Nhiều lần tôi phải gọi lớn con mới nghe thấy, tưởng con ham chơi, ngơ ngơ, mất tập trung chứ không nghĩ đến ráy tai”, chị Mai (mẹ bé) chia sẻ.

Theo bác sĩ Hương, đây là trường hợp khá hiếm gặp vì trẻ lớn, thường chỉ cần nhìn bằng mắt thường sẽ thấy, hoặc bé sẽ thấy đau tai, ù tai hoặc nghe kém. Nhưng vì bé vẫn có thể nghe và giao tiếp bình thường nên gia đình không nhận ra.

Bác sĩ Hương sử dụng dụng cụ chuyên dụng lấy ráy tai qua nội soi cho bé ngay tại phòng khám. Ráy tai nhiều, đặc nên bác sĩ thao tác nhẹ nhàng, từ tốn để tránh tổn thương màng nhĩ của trẻ. Từng cục ráy lần lượt được lấy khỏi tai với tổng kích thước cả hai bên tai hơn 4 cm. Kết thúc thủ thuật, bác sĩ kiểm tra tình trạng màng nhĩ còn nguyên vẹn, chức năng tai giữa tốt, sức nghe của tai cải thiện rõ rệt ngay tại thời điểm đó.

Bệnh viện nào lấy ráy tai cho bé
Hình ảnh ráy tai đông đặc một bên tai (hình A) và ống tai sạch sẽ sau khi được bác sĩ vệ sinh. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Bác sĩ Hương cho biết, ráy tai có tác dụng làm sạch, bảo vệ và bôi trơn ống tai ngoài. Ráy tai chứa hàm lượng lysosome, glycoprotein, immunoglobulin, lipid và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng diệt khuẩn, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Ráy tai cũng có độ pH cao nên không thuận lợi cho sinh vật phát triển, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng trong ống tai. Tuy nhiên, thói quen ít vệ sinh tai, hoặc thực hiện không đúng cách gây nên tình trạng nút ráy tai. Cụ thể, khi dùng tăm bông hoặc ngón tay ngoáy tai sẽ vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong, tích tụ lâu ngày, đông đặc hình thành nút ráy tai.

“Khi nhai, cử động hàm sẽ giúp đẩy ráy tai cũ ra khỏi ống tai đến lỗ tai. Cấu tạo của ống tai dốc ra ngoài, giúp đẩy các chất bụi bẩn ra bên ngoài và làm sạch ống tai. Do đó, tai có khả năng tự làm sạch và chỉ cần dùng bông gòn, khăn giấy lau nhẹ nhàng bên ngoài để vệ sinh”, bác sĩ Hương nói.

Đặc biệt, ráy tai không hình thành ở phần sâu trong ống tai mà nằm ở ống tai ngoài. Việc dùng tăm bông hoặc các vật dụng vệ sinh tai thụt sâu, sẽ góp phần đẩy ráy tai vào sâu bên trong, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Các trường hợp có ráy tai quá nhiều tạo thành nút ráy tai, gây ù tai, ảnh hưởng khả năng nghe của trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được thăm khám, lấy nút ráy tai đúng cách và an toàn.

Không nên tự ý lấy nút ráy tai cho trẻ vì dụng cụ không được vô khuẩn, kỹ thuật không đúng, có thể gây chấn thương hoặc nhiễm trùng, viêm tai ngoài, viêm tai giữa, thậm chí là thủng màng nhĩ của trẻ.

Sau khi trẻ tắm xong các mẹ thường có thói quen lấy bông tăm ngoáy tai cho trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai việc làm này chỉ tốn tiền vô ích và gây hại cho trẻ.

Bệnh viện nào lấy ráy tai cho bé

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

"> Sau khi trẻ tắm xong các mẹ thường có thói quen lấy bông tăm ngoáy tai cho trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai việc làm này chỉ tốn tiền vô ích và gây hại cho trẻ.

Bệnh viện nào lấy ráy tai cho bé

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

">

Y học thường thức

Lấy ráy tai cho trẻ: Tốn tiền vô ích, hại nhiều hơn lợi

Sau khi trẻ tắm xong các mẹ thường có thói quen lấy bông tăm ngoáy tai cho trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai việc làm này chỉ tốn tiền vô ích và gây hại cho trẻ.

Bệnh viện nào lấy ráy tai cho bé

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

Ráy tai là để bảo vệ tai

Việc lấy ráy tai cho trẻ con dưới bất cứ hình thức nào như: dùng tăm bông, dụng cụ chuyên dụng hay ra ngoài hiệu lấy theo khẳng định của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đều là một quan niệm sai lầm, gây hại cho trẻ. Bởi vì, theo lý giải của ông, tai trẻ thường tiết ra một ít ráy, ráy đó có thể khô hoặc ướt. Việc tiết ra ráy là cơ chế của cơ thể mang tính chất bảo vệ cho tai. Mà quan trọng nhất là màng nhĩ ở phía trong.

“Màng nhĩ ở ngay ống vào của tai. Tất cả cái gì muốn chọc vào màng nhĩ thì đều phải qua cái ráy. Như vậy, bản chất của cái ráy sẽ ngăn cản tất cả các con côn trùng, con kiến bò vào tai. Khi con côn trùng bò vào tai thấy cái ráy thì phải chạy ra và không vào sâu được. Như vậy, ráy tai bản chất là bảo vệ tai không nên ngoáy ra làm gì cả. Ráy nó làm cho một vài người khó chịu thì chỉ gãi một vài cái là hết.”- PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

Trong trường hợp khi tắm cho trẻ nhỏ, nếu có một chút nước vào tai các mẹ chỉ cần nghiêng tai trẻ để nước chảy ra sau đó dùng bông thấm nước ngoài vành tai. Cha mẹ không nên tự ý lấy bông tăm ngoáy sâu vào tai trẻ vì theo lời khuyên của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng,bất kỳ sự can thiệp nào vào tai trẻ nhỏ cũng có thể gây rối loạn quá trình tự làm sạch của ống tai ngoài. Việc lấy ráy tai quá sạch sẽ gây tổn thương những tế bào lông và màng nhĩ. Ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ bị tổn thương. Khi lấy ráy tai cho trẻ dụng cụ lấy ráy tai không sạch, mất vệ sinh sẽ vô tình đẩy vi khuẩn từ ngoài ống tai thâm nhập vào trong tai gây viêm tai giữa cho trẻ, thậm chí nhiễm trùng não rất nguy hiểm.

Khi nào nên lấy ráy tai

Chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp, trẻ bị nút ráy tai. Nút ráy tai theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng là “ráy tai quá nhiều, dẻo như nhựa đường bịt chặt tai làm cho âm thanh không thể vang vào trong qua màng nhĩ. Lúc này đứa trẻ sẽ bị ù tai và không nghe thấy tiếng động bên ngoài”.

Làm sao để lấy ráy tai cho bé?

Để lấy ráy tai cho bé không đau và an toàn mẹ chỉ nên làm theo cách sau: Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm thấm nhẹ xung quanh vành tai cho con sau đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn bông và ra ngoài.

Khi nào cần lấy ráy tai cho bé?

Chỉ nên lấy ráy tai nếu có các triệu chứng: giảm thính lực, khó chịu, ráy tai quá nhiều hoặc gây tắc nghẽn trong ống tai. Và việc lấy ráy tai cho trẻ nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Không ngoáy tăm bông vào ống tai, vì sẽ đẩy ráy tai sâu hơn vào ống tai.

Tai sao không nên lấy ráy tai?

Việc lấy ráy tai sẽ làm da trong ống tai bị tổn thương, đồng thời làm cho môi trường axit và sự khô ráo trong ống tai không còn lý tưởng nữa. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ phát triển. Chưa kể, da trong ống tai lại rất mỏng manh (mỏng chỉ bằng 1/10 da bên ngoài) vô cùng dễ tổn thương, lại tì lên xương.

Làm sao lấy ráy tai cho bé 3 tuổi?

Hướng dẫn cách lấy ráy tai cho trẻDùng khăn bông mỏng, mềm thấm nhẹ xung quanh vành tai của trẻ. Xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn và từ từ đưa vào bên trong tai của trẻ. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của khăn để đi ra ngoài. Vì khăn bông mềm nên sẽ không gây hại đến màng tai của trẻ mà ráy tai vẫn được lấy sạch.