Daầu gấc có lợi cho đường tiêu hóa

TPO - Quả gấc có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người như tăng cường thị lực, đẹp da, phòng chống ung thư, giảm cholesterol...Tuy nhiên những sai lầm khi ăn quả gấc có thể không tận dụng hết công dụng mà còn biến thành chất độc.

Tác dụng của quả gấc

Làm đẹp

Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục. Trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Trong đó hàm lượng lycopen, beta carotene, alphatocopherol … cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc,...

Không chỉ vậy hiện nay dầu gấc còn được chiết xuất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm.

Làm sáng mắt, tốt cho sức khỏe

Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng beta carotene. Là tiền sinh tố của vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt.

Nếu bạn hay thức khuya ôn bài, hoặc làm việc lâu trước máy vi tính, mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn.

Phòng chống ung thư

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

Chữa bệnh trĩ

Bạn có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.

Hạt gấc có tác dụng hiệu quả

Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, chất xơ, phosphtase…Thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa…

Daầu gấc có lợi cho đường tiêu hóa

Sai lầm khi ăn gấc

Mặc dù gấc rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên những sai lầm khi ăn quả gấc sẽ khiến chúng trở thành có hại vì có thể gây độc:

Cẩn thận khi dùng hạt gấc

Trong Đông y, hạt gấc có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, lở loét, tiêu thũng.

Tuy nhiên nếu sử dụng hạt gấc làm thuốc cần thận trọng vì hạt gấc chứa độc tính, có thể gây nguy hiểm nếu dùng không đúng cách. Không nên dùng hạt gấc làm thuốc uống một cách bừa bãi, chỉ nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày. Và khi dùng phải nướng chín hạt.

Không ăn quá nhiều

Quả gấc có chứa rất nhiều dạng tiền vitamin A (beta-caroten). Vitamin A là vitamin tan trong dầu, khi thừa không thải ra khỏi cơ thể hàng ngày như các loại vitamin tan trong nước, mà tích luỹ lại trong gan nên dùng gấc thời gian dài có thể gây ngộ độc.

Ở người lớn, sử dụng thừa vitamin A sẽ có các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, khô da, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Đối với trẻ em, khi sử dụng quá lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể, trẻ thường chậm tăng cân, tăng chảy máu và đau xương, kìm hãm sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn…

Giữ lại màng đỏ quanh hạt gấc

Nhiều người có thói quen khi ăn quả gấc thường bỏ màng đỏ bao quanh hạt gấc. Tuy nhiên, nghiên cứu của một số nhà khoa học Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội đã chứng minh dầu màng đỏ bao quanh hạt gấc có tác dụng giống như vitamin A hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực.

Dùng dầu gấc

Mọi người cũng hay chế biến quả gấc thành dầu gấc để dành dùng dần.Tuy nhiên, người lớn chỉ nên dùng 1-2ml dầu gấc mỗi ngày, chia làm 2 lần, dùng trước bữa ăn.

Khi đã dùng dầu gấc thì không ăn đồng thời các rau quả giàu beta caroten như bí đỏ, cà rốt, đu đủ... trong cùng 1 ngày hoặc liên tục trong 1 thời gian, để tránh gây vàng da.

Không nên dùng dầu gấc để rán, vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy carotene.

Daầu gấc có lợi cho đường tiêu hóa

Cách chọn và bảo quản gấc

Khi chọn quả gấc, nên chọn những trái có dáng tròn đều, gai nở, vỏ ngoài màu đỏ cam, cầm nặng tay và quả phải còn nguyên, không bị vỡ hoặc giập vì sẽ mau hỏng.

Để bảo quản gấc được lâu, bạn hãy tách phần nhân gấc bên trong. Cho gấc vào ngăn đông để bảo quản, khi dùng rã đông bình thường.

Nếu chỉ bảo quản gấc ở ngăn lạnh thì dùng trong 1 tuần, nhưng nấu đông lạnh gấc có thể dự trữ được cả năm.

VOV.VN - Quả gấc có tác dụng phòng chống ung thư, giảm cholesterol, tốt cho sức khỏe tình dục, tăng cường thị lực, đẹp da…

Gấc là một loại trái cây khá phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học. Đặc biệt, ở nước ta, gấc là một loại quả quen thuộc và dễ trồng. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác.

Tại Việt Nam, thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc.

Daầu gấc có lợi cho đường tiêu hóa

Gần đây, quả gấc đã bắt đầu được tiếp thị ra ngoài khu vực châu Á trong dạng nước ép trái cây bổ dưỡng; dầu gấc do nó có chứa hàm lượng tương đối cao các dinh dưỡng thực vật.

Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, gấc còn được sử dụng trong y học tại Việt Nam. Màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực do nó là nguồn khá tốt để bổ sung vitamin A.

Phân tích hóa học của quả gấc cho thấy nó có hàm lượng cao của một số chất dinh dưỡng thực vật, điều này đã gây chú ý cho một số học giả Nhật Bản và phương Tây. Gấc có tác dụng phòng chống ung thư, giảm cholesterol, tốt cho sức khỏe tình dục, tăng cường thị lực, đẹp da…

Phòng chống ung thư

Theo nghiên cứu của Đại học Califonia, thành phần hoạt chất có trong dầu gấc: β-Caroten (150mg%): cao gấp 2 lần so với dầu gan cá thu, 15 lần so với cà rốt, là β-caroten thiên nhiên thuần tuý nên có tác dụng chống lão hoá mạnh nhất đồng thời bổ sung nguồn Vitamin A một cách hợp lý và an toàn (dùng Vitamin A tổng hợp có nguy cơ gây thừa, sẽ nguy hại cho cơ thể).

Giảm cholesterol

Vitamin E: (12mg%): 100% Vitamin E trong dầu gấc ở dạng – α tocopherol, đây chính là Vitamin E thiên nhiên nên có tác dụng mạnh nhất., Vitamin E có khả năng hỗ trợ sự phát triển của cơ quan sinh sản và làm đẹp da. - Acid Linoleic(Omega 6) 15%: Còn gọi là Vitamin F, chất này giúp bền vững thành mạch máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giúp hạ cholesterol máu.

Tốt cho sức khỏe tình dục

Beta carotene (tiền chất của vitamin A) trong dầu gấc rất tốt cho sức khỏe tình dục vì vitamin A có tác dụng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình cấu thành nên các phân tử protein nuôi dưỡng cơ thể.

Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các tổ chức tế bào sinh dục trong việc sản sinh tinh trùng và trứng cũng như làm thay đổi cấu trúc của các bộ phận sinh dục như: ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng…

Tăng cường thị lực và làm đẹp da

Gấc có chứa nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt, giúp làm sáng mắt và chữa một số bệnh liên quan tới mắt. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định gấc và dầu gấc được xem là thực phẩm hàng đầu trong việc làm da mịn màng, trắng hồng bởi thành phần của gấc và dầu gấc bao gồm β-Caroten (tiền vitamin A) cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 15 lần so với cà rốt, là β-caroten thiên nhiên thuần tuý nên có tác dụng chống lão hoá mạnh nhất. Đồng thời bổ sung nguồn vitamin A giúp duy trì một làn da khỏe mạnh, mềm mại và và mịn màng, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.

Chống lão hóa

Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt. Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào.../.