Luận điểm chính của bài ý nghĩa văn chương năm 2024

Hoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học Việt Nam. Ông đã có những đóng góp to lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ XX.

Luận điểm chính của bài ý nghĩa văn chương năm 2024

b. Văn bản

Văn bản được viết năm 1936, in trong tập “Văn chương và hành động”, sau này Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội đã đưa văn bản vào trong cuốn “Bình luận văn chương”, xuất bản năm 1998. Văn bản có lần in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”. Văn chương ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ.

Bố cục văn bản được chia thành ba phần: Đặt vấn đề: Từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”: Nguồn gốc của văn chương; giải quyết vấn đề: Tiếp đến “quá đáng”: Nhiệm vụ, công dụng của văn chương; Kết thúc vấn đề: Còn lại: Khẳng định giá trị của văn chương.

Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận, thể loại là nghị luận văn chương.

2. Đọc hiểu văn bản

a. Nguồn gốc của văn chương

Ngay từ thuở bình minh của loài người, văn chương hay các tác phẩm văn học đã xuất hiện dưới các hình thức thể loại khác nhau. Từ các bài ca nghi lễ cho đến các tác phẩm thần thoại, sử thi. Theo đó, vấn đề nguồn gốc của văn chương cũng là một vấn đề khó xác định. Riêng tác giả Hoài Thanh, ông lại cho rằng văn chương có nguồn gốc cốt yếu từ tình cảm, lòng vị tha. Cách mà ông mở đầu văn bản đã cho thấy rõ điều đó. Bằng cách mượn câu chuyện về người thi sĩ Ấn Độ đời xưa, Hoài Thanh đã dẫn dắt người đọc tiếp cận quan điểm của mình thật tự nhiên, hấp dẫn: “Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”. Đây là phong cách viết văn nghị luận rất riêng của Hoài Thanh: văn nghị luận pha biểu cảm, giàu cảm xúc.

Đặc biệt, ở đây, tác giả dùng từ “cốt yếu” để bổ sung cho từ “nguồn gốc”. Điều này đồng nghĩa với việc, tác giả cho rằng đây là nguồn gốc quan trọng, chủ yếu và là cơ sở ban đầu của văn chương. Cũng theo tác giả, “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Đây là phương pháp lập luận theo kiểu nhân – quả có tính thuyết phục cao.

Thật vậy, các tác phẩm văn học dân gian xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chẳng hạn như thể loại truyện cổ tích ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy sụp đổ, xã hội đang dần tiến lên hình thái xã hội mới. Nguồn gốc cốt yếu của truyện cổ tích chính là tinh thần nhân đạo. Lòng thương xót cho những số phận bất hạnh đã thôi thúc nhân dân sáng tạo nên các ông bụt, bà tiên để giúp đỡ cho nhân vật chính được sống hạnh phúc, công bằng và giàu sang. Sau này, các nhà thơ như Nguyễn Du với Truyện Kiều, V. Hugo với Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà, …cũng hết lòng đề cao tình cảm, đề cao tấm lòng đồng cảm, thương xót của mình đối với con người, với cuộc đời. Dù đây không phải là quan điểm duy nhất. Chẳng hạn như thể loại tục ngữ mà chúng ta đã nói đến ở đầu chương trình học kì hai. Tục ngữ bắt nguồn từ những kinh nghiệm được tích lũy, tổng kết qua nhiều thế hệ. Đó là các kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động- sản xuất và xã hội. Câu tục ngữ “ Có chí thì nên” là lời khuyên đúng đắn và cần thiết cho con người trong cuộc sống của mình.

Như vậy, nói về nguồn gốc của văn chương, Hoài Thanh đã lập luận như sau:

Luận điểm chính của bài ý nghĩa văn chương năm 2024

Tóm lại, nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài.

b. Công dụng của văn chương

Theo Hoài Thanh, văn chương là “hình dung” của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nghĩa là văn chương phản ánh cuộc sống qua lăng kính cá nhân, cái nhìn sáng tạo mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Tùy theo sở thích, quan điểm sống, môi trường sống và các yếu tố như dân tộc, văn hóa vùng miền, giới tính, nghề nghiệp, …mà mỗi người nghệ sĩ sẽ lựa chọn mảng đời sống yêu thích của mình, bằng ngòi bút tài hoa của mình sáng tác nên các tác phẩm. Cho nên có nhiều ý kiến cho rằng văn chương là hiện thực thứ hai, là hình ảnh cuộc sống qua cái nhìn của tác giả. Không những vậy, bằng các tác phẩm văn học, nhà thơ, nhà văn cũng có thể sáng tạo một thế giới mới mà hiện thực chưa có hoặc không có. Các tác phẩm như truyện tranh dài nhiều tập (Manga) Doraemon của Fujiko F. Fujio hay tiểu thuyết Harry Potter của J.K. Rowling (đã dựng thành phim) đều sáng tạo nên một vũ trụ của riêng mình. Ở đó, cuộc sống diễn ra khác biệt với hiện thực mà chúng ta đang sống. Đương nhiên, thế giới ấy chỉ là thế giới mang tính biểu tượng, ẩn dụ cho những ước mơ và khát vọng của tác giả, của con người.

Luận điểm chính của bài ý nghĩa văn chương năm 2024

Tóm lại, Hoài Thanh quan niệm văn chương thường phản ánh cuộc sống hoặc sáng tạo nên cuộc sống mới. Mà văn chương lại có nguồn gốc từ lòng nhân đạo, vị tha. Vậy nên, chỉ có thể bằng cách khơi gợi tình thương thì hình dung cuộc sống của văn chương mới được xem là hoàn chỉnh. Ở đây, nhà phê bình văn học đã dùng phép lập luận suy luận tương đồng một cách thật khéo léo:

Luận điểm chính của bài ý nghĩa văn chương năm 2024

Thật vậy, khơi dậy lòng thương theo cách lí giải của Hoài Thanh là “gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Nghĩa là các tác phẩm văn học giúp ta xây dựng những tình cảm mà ta không có, đồng thời phát hiện và làm sâu sắc thêm những tình cảm ta đã có (trước đó, ta không hề ý thức được sự tồn tại của nó trong tâm hồn mình). Nếu một người chưa từng đọc hay tiếp xúc bất kì qua các loại hình nghệ thuật khác (sân khấu, hội họa, âm nhạc, …) về nền văn hóa các nước bạn như Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga, … thì người đó chắc chắn không thể yêu văn hóa nước ngoài, yêu các tác phẩm văn học nước ngoài được. Có lẽ, tầm nhìn của anh ta sẽ chỉ hạn hẹp quanh các tác phẩm trong nước mà thôi. Anh ta cũng sẽ không thể khâm phục tài hoa, trí tưởng tượng của nhà thơ Trung Quốc Lí Bạch (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) hay đồng cảm và xót thương với cuộc đời và số phận bất hạnh của cô bé bán diêm trong “Cô bé bán diêm” của Andersen được. Bên cạnh đó, nhiều người đã rơi nước mắt khi đọc về Thành và Thủy trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Trong số đó, nhiều người vẫn đang sống trong một gia đình hạnh phúc. Vậy tại sao họ không hề đồng cảnh ngộ như hai anh em Thành và Thủy mà vẫn rơi lệ? Bởi đó là lòng nhân ái, là tình thương giữa con người nói chung. Tình cảm ấy vẫn tồn tại trong tim mỗi người mặc cho họ có tự nhận ra điều đó hay không. Văn chương sẽ giúp con người khám phá tâm hồn mình, phát hiện những tình cảm sâu kín trong tâm hồn ta. Nói như Hồ Chí Minh: “làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”- đó là công dụng thứ hai của văn chương.

Đi vào làm sáng tỏ điều này, tác giả đã đưa ra dẫn chứng trước khi nhắc lại luận điểm. Tác giả đã đưa ra minh họa về thái độ, tình cảm của nhiều độc giả khi đọc quyển sách mình yêu thích: khóc- cười cùng nhân vật trong quyển sách đó. Tiếp theo, tác giả tiếp tục làm sáng tỏ luận điểm bằng lí lẽ về sự thay đổi trong cuộc đời, suy nghĩ, quan niệm về thiên nhiên, xã hội của nhiều người sau khi đọc các tác phẩm văn chương. Cuối cùng tác giả suy rộng ra: khẳng định văn chương làm giàu cho đời sống tinh thần nhân loại.

Luận điểm chính của bài ý nghĩa văn chương năm 2024

Tóm lại, văn chương có công dụng khơi gợi tình thương của con người. Nói cách khác, các tác phẩm văn học giúp ta tạo nên những sắc thái tình cảm mới mẻ, chưa có trong ta, khơi dậy những tình cảm tiềm ẩn trong tâm hồn mỗi người hoặc làm sâu sắc thêm tình cảm vốn có trong ta.

3. Nghệ thuật

Văn nghị luận của Hoài Thanh luôn mang khuynh hướng giàu cảm xúc. Tác giả luôn sử dụng kết hợp giữa phương thức nghị luận và biểu cảm. Tính biểu cảm thông qua các từ ngữ trong dẫn chứng, lí lẽ thể hiện rất rõ nét. Các động từ, tính từ chỉ trạng thái tình cảm của con người được tác giả sử dụng rất nhiều: thương hại, run rẩy, đau thương, tình cảm, vị tha, cặm cụi, lo lắng, …Không những vậy, trong bài viết của ông còn có nhiều hình ảnh gợi hình, gợi cảm như hình ảnh người thi sĩ đang rơi lệ xót thương cho con chim bị thương, hình ảnh người đọc sách đang vui buồn, hờn khóc cùng nhân vật trong sách của mình.Yếu tố tự sự cũng tham gia góp mặt ở đây.

Khái quát lại, văn nghị luận của Hoài Thanh luôn giàu cảm xúc, hình ảnh và có phương pháp lập luận rõ ràng, sâu sắc. Tất cả những điều này đã làm nên phong cách viết phê bình văn học độc đáo và hấp dẫn của ông.

4. Tổng kết

Văn nghị luận của Hoài Thanh giàu hình ảnh, cảm xúc, lập luận có hệ thống rõ ràng, sử dụng nhiều thao tác nghị luận kết hợp với nhau như giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ để làm sáng tỏ luận điểm chính: văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn với đời sống của nhân loại. Bắt nguồn từ tình thương và kết thúc với công dụng là khơi gợi tình thương, chúng ta thấy rõ quan điểm phê bình văn học, quan niệm về vai trò và chức năng của văn học đối với đời sống, với con người của tác giả: VĂN CHƯƠNG CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI TÌNH THƯƠNG. Từ đây, Hoài Thanh và lối phê bình văn học độc đáo, vô tiền khoáng hậu của mình đã ngồi vững vàng danh hiệu: “Nhà phê bình văn học xuất sắc của Việt Nam”.

II. Luyện tập

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.