Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở việt nam

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Bạn hãy tưởng tượng tiền tệ là một loại vật phẩm, khi đổi hàng, bạn nên

tạm coi tiền tệ như một vật phẩm trao đổi. Nếu một mặt hàng có giá, nó

sẽ được đổi lấy nhiều hơn một mặt hàng khác. Đô la Mỹ (USD) là một

loại tiền tệ có giá trị mà bạn có thể sử dụng để mua hàng hóa ở bất cứ đâu

vì nó là một loại tiền tệ có giá trị và được hỗ trợ phổ biến. Đối với một

quốc gia có nền sản xuất yếu kém và hàng hóa khan hiếm, giá cả hàng

hóa tăng lên. Nếu giá cả tăng lên, bạn phải chi nhiều tiền hơn cho món

hàng. Nhưng khi tiền tệ quá bất tiện, nhà nước sẽ in tiền giấy mệnh giá

lớn để tạo điều kiện lưu thông hàng hóa gọn gàng hơn. Khi đó lạm phát

bắt đầu xảy ra. Có nhiều lý do giải thích cho vấn đề này, nhưng "cầu kéo"

và "đẩy chi phí" được coi là hai lý do chính.

1. Lạm phát cầu kéo

Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá của

mặt hàng đó cũng sẽ tăng theo. Giá các mặt hàng khác cũng theo đó leo

thang, kéo theo giá hầu hết các mặt hàng trên thị trường đều tăng theo.

Lạm phát do tăng cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là

“lạm phát do cầu kéo”.

Tại Việt Nam, việc tăng giá xăng kéo theo giá taxi tăng, giá heo tăng, giá

nông sản tăng .... là một ví dụ điển hình.

2. Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá nguyên vật liệu

đầu vào, máy móc thiết bị, thuế,… Khi giá cả của một hay một số yếu tố

này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo.

Do đó, giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên để bảo toàn lợi nhuận. Sự gia

tăng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế được gọi là “lạm phát do chi

phí đẩy”.

3. Lạm phát cơ cấu

Kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền lương “danh nghĩa” cho

người lao động. Nhưng cũng có những nhóm doanh nghiệp làm ăn không

hiệu quả, những doanh nghiệp theo xu hướng đó buộc phải tăng lương

cho người lao động.

Nhưng do các doanh nghiệp này làm ăn kém hiệu quả nên khi phải tăng

lương cho công nhân, họ buộc phải tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo lợi

nhuận và sinh ra lạm phát.

4. Lạm phát do sự thay đổi của nhu cầu

80% lạm phát tăng do 3 nhóm hàng hoá

Lạm phát 7 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 2,54% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù vẫn nằm trong vòng kiểm soát, song theo các chuyên gia kinh tế, nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với vấn đề lạm phát gia tăng chưa từng có do giá nguyên, nhiên liệu tăng tác động đến nhiều loại hàng hoá.

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lên đến 200% GDP, tình trạng nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam khó tránh khỏi, chưa kể giá nhiều mặt hàng hoá thời gian qua tăng chóng mặt theo giá xăng dầu, nhưng lại chưa giảm theo giá xăng dầu cũng tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2022.

Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở việt nam
Giá xăng dầu tác động đến lạm phát những tháng đầu năm 2022

Theo TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Để kiểm soát lạm phát, Việt Nam cần phải làm rõ, nguyên nhân tăng lạm phát từ đâu thì mới “chữa bệnh” cho đúng được.

Về lạm phát toàn cầu, ông Cấn Văn Lực chỉ ra một số nguyên nhân khiến lạm phát tăng trong thời gian qua, bao gồm: Giá cả hàng hoá tăng, từ giá xăng dầu cho đến các loại hàng hoá tiêu dùng thiết yếu đều tăng; chiến tranh, dịch bệnh; rủi ro tài chính tiền tệ, lãi suất tăng, nghĩa vụ trả nợ tăng; an ninh năng lượng và an ninh lương thực đang bị tác động.

Trong khi đó, lý do giảm duy nhất đó là giảm phục hồi tăng trưởng GDP thế giới, các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 4% vào hồi đầu năm xuống còn chưa đến 3% vào thời điểm hiện tại.

Với Việt Nam, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, câu chuyện lạm phát chủ yếu do chi phí đẩy. Trong chi phí đẩy thì chủ yếu là 3 nhóm chính, bao gồm: Giá xăng dầu tác động đến giao thông vận tải khiến giá nhóm này tăng lên, chiếm đến 55% giá tăng của CPI. Nhóm thứ 2 là lương thực, thực phẩm, ăn uống chiếm 13% và nhóm thứ 3 là nhà ở, vật liệu xây dựng chiếm 12%.

Trong khi đó, có 2 nhóm giảm là giáo dục, nguyên nhân do chúng ta đã giảm học phí, hoặc chưa tăng học phí cho một số khu vực và nhóm thứ 2 là bưu chính viễn thông, nên đã giảm đi 9% tăng CPI.

“Như vậy, 3 nhóm hàng hoá trên chiếm đến 80% tổng tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong thời gian qua. Vậy chúng ta nên tập trung giải quyết 80% này chứ không tập trung giải quyết 20% còn lại” – chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực khuyến nghị.

Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở việt nam
Không nên chủ quan với kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm

Có cơ sở lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Đồng ý với nhận định cho rằng, kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm là vấn đề cần được quan tâm, song dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Việt Nam vẫn có 3 lý do để yên tâm về lạm phát những tháng cuối năm.

Thứ nhất, chúng ta đang lo lắng về giá xăng dầu nhưng giá xăng dầu đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”, đỉnh lạm phát cũng được dự báo đã ở quý II/2022. Ngoài ra, nhiều nguồn tin cho biết, năm tới, giá xăng dầu sẽ giảm khoảng 10%, theo đó các mặt hàng khác sẽ “dịu” lại. Lạm phát toàn cầu năm 2022 được dự báo bình quân khoảng 6%, nhưng sang năm 2023 chỉ còn 4,5%.

“Đây là dự báo khá tích cực với Việt Nam, và có cơ sở để chúng ta không quá bi quan về lạm phát, nhưng cũng không chủ quan trong kiểm soát, điều hành” – ông Cấn Văn Lực cho biết thêm.

Yếu tố thứ 2 và thứ 3 để Việt Nam yên tâm về lạm phát theo ông Cấn Văn Lực đó là, Việt Nam vẫn đảm bảo tốt các vấn đề liên quan đến nguồn cung và phối hợp ngân sách tương đối tốt giữa tài khoá và tiền tệ. Đây là những yếu tố hỗ trợ tích cực để Việt Nam kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm.

Lạc quan, nhưng vẫn không nên chủ quan về kiểm soát lạm phát, trên cơ sở đó, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực để xuất 3 giải pháp kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm, bao gồm: Kiểm soát tốt dịch bệnh và không chủ quan với những diễn biến mới của dịch bệnh, muốn làm như vậy thì việc tiêm vắc-xin vẫn cần được duy trì. Cùng với đó, chính sách tài khoá cần chủ động, linh hoạt; và tập trung kiểm soát giá cả các mặt hàng hoá tiêu dùng thiết yếu.

Vì qua phân tích cho thấy, 80% lạm phát là do 3 nhóm hàng hoá, trong khi xăng dầu nếu tăng 10% thì GDP có thể giảm 0,5 điểm phần trăm và lạm phát tăng thêm 0,36 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, cần tập trung kiểm soát giá thịt lợn, vì đây là mặt hàng vô cùng quan trọng với Việt Nam. Nếu giá thịt lợn tăng 10% thì CPI tăng 0,34 điểm phần trăm.

Liên quan đến giá xăng dầu, các bộ ngành liên quan có phương án giảm tiếp 30% với các loại phí, thuế, lợi tức từ nay đến cuối năm, điều này sẽ giúp GDP tăng trưởng thêm 0,57% và CPI giảm bớt đi 0,41%. Như vậy, giảm giá xăng dầu vẫn là kịch bản phù hợp nhất hiện nay.

Để kiểm soát lạm phát, tạo dư địa cho tăng trưởng kinh tế, ông Cấn Văn Lực cũng cho rằng, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi về quy định tham gia thị trường trái phiếu của doanh nghiệp, vì nếu không ban hành nhanh thì nợ đến hạn phải trả của khối này tương đối lớn, dự kiến năm nay khoảng 123 ngàn tỷ đồng, năm 2023 khoảng 120 ngàn tỷ đồng và năm 2024 dự kiến khoảng 230 ngàn tỷ đồng, như vậy nếu các tổ chức tín dụng không cho vay vì rủi ro nợ và kiểm soát lạm phát thì sẽ có nhiều doanh nghiệp đóng cửa, điều này vô cùng nguy hiểm cho nền kinh tế.

Bên cạnh các giải pháp trên, việc đảm bảo liên tục nguồn cung hàng hoá tiêu dùng trong nước, kiểm soát giá cả các mặt hàng hoá giảm chậm so với giá xăng dầu thì việc giữ nguyên lãi suất và ổn định tỷ giá cũng cần tính đến. Đồng thời, tranh thủ cơ hội để tận dụng thu hút đầu tư và chuyển đổi số để thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững…