Các bước làm văn biểu cảm là gì

Các câu hỏi tương tự

Thứ tự đúng các bước làm bài văn biểu cảm là:

A. Thứ tự đúng các bước làm bài văn biểu cảm là:

B. Viết bài, sửa bài, tìm ý, lập dàn bài, tìm hiểu đề.

C. Tìm hiểu đề, viết bài, sửa bài, tìm ý, lập dàn bài.

D. Lập dàn bài, tìm ý, viết bài, sửa bài, tìm hiểu đề.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

các bước làm 1 bài văn biểu cảm

Các câu hỏi tương tự

Bài văn biểu cảm về cây hoa sưa

Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay... Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ cùa Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.

Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.

Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: "hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm". Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hoà, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.

Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền... hoa sưa gắn với tôi "cả một trời" kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.

Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên.

Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sưa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất... Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......!?

Trong chương trình văn học giảng dạy ở bậc học cơ sở, phổ thông có rất nhiều thể loại văn học như tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận mà nổi bật trong đó là biểu cảm. Hôm nay bạn hãy cùng với muahangdambao.com chúng tôi tìm hiểu về văn biểu cảm là gì cũng như cách để làm được một bài văn biểu cảm đạt điểm cao nhất nhé!

Biểu cảm là gì?

Các bước làm văn biểu cảm là gì
Bạn hiểu thế nào là biểu cảm?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu văn biểu cảm có nghĩa là gì thì chúng ta hãy khám phá xem biểu cảm là gì nhé? Biểu cảm chính là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người thông qua ngôn ngữ hay một số phương tiện khác nhau như là viết, nói, hát… Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ phải trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng đôi khi cũng có lòng căm giận…

Văn biểu cảm là gì?

Theo định nghĩa văn biểu cảm lớp 7 thì đây là một thể loại văn học mà ở đó người viết sẽ áp dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc đan xen vào nhau để có thể biểu đạt những tâm sự, cách nhìn nhận, đánh giá của bản thân về một sự vật, sự việc, hay con người trong cuộc sống xung quanh họ.

Các bước làm văn biểu cảm là gì
Văn biểu cảm là gì lớp 7?

Người viết thông qua đó còn khơi gợi lên được những cảm xúc, suy nghĩ, sự đồng cảm ở người đọc. Những tình cảm được thể hiện trong thể loại văn biểu cảm thường là những tình cảm rất nhân văn như tình yêu thương giữa người với người, tình thân hay tình yêu quê hương đất nước,…

Văn biểu cảm còn gọi là văn gì? Văn biểu cảm cũng được gọi là văn trữ tình bao gồm các thể loại văn học như là thơ trữ tình, cao dao trữ tình, tùy bút, vv.vvv…

Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào?

Như đã đề cập ở trên thì văn biểu cảm sẽ bao gồm các thể loại là thơ trữ tình, ca dao trữ tình và thể loại tuỳ bút (ngẫu hứng).

Xem thêm: Văn diễn dịch là gì? Văn quy nạp là gì? Cách viết đoạn văn diễn dịch

Văn biểu cảm có những đặc điểm gì nổi bật?

Văn biểu cảm có 1 đặc điểm chính là luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với các sự vật, sự việc, con người đang được đề cập tới trong bài. Tình cảm xuyên suốt đó có thể là tình yêu với thiên nhiên, Tổ quốc, đất nước, tình cảm với con người hay chỉ đơn giản là những sự vật, sự việc bé nhỏ. Thậm chí nó còn có thể bộc lộ được cả sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể đang được nói tới.

Đặc điểm của văn biểu cảm cũng được thể hiện rõ ràng ở lối biểu cảm trực tiếp như việc nói ra thành lời, sử dụng những ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than thở, tiếng kêu, sử dụng từ ngữ mang các sắc thái tình cảm như yêu, ghét, hận thù, nhớ nhung, thương mến,…

Ngoài ra thì văn biểu cảm còn có cách để người viết bộc lộ cảm xúc một cách gián tiếp. Nghĩa là khi muốn bày tỏ những tình cảm của mình đối với chủ thể thì người ta sẽ không trực tiếp nói ra cảm xúc của mình mà lại gửi gắm vào đó thông qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả lại. Dạng này thì sẽ đòi hỏi người viết phải lồng ghép uyển chuyển được những yếu tố tự sự, miêu tả để mạch cảm xúc được tuôn trào, người đọc có thể dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ trong bài là gì.

Lưu ý: Trong các bài viết văn biểu cảm, chúng ta vẫn có thể sử dụng các yếu tố khác như miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận…). Nhưng phải nhớ chỉ là để điểm xuyết phục vụ cho thể loại chính. Các yếu tố này là phần phụ, phương tiện để khơi gợi nên cảm xúc của người viết nên khi viết tránh lạm dụng quá nhiều.

Mục đích của văn biểu cảm là gì?

Văn biểu cảm là loại văn bản được viết ra nhằm mục đích chính để thể hiện những thứ tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với toàn bộ thế giới xung quanh hoặc trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đang được đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm ấy có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm, thường sẽ là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu với quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Các bước làm văn biểu cảm là gì
Văn biểu cảm được dùng để bộc lộ cảm xúc của người viết

Các bước làm bài văn biểu cảm chuẩn xác nhất

Bước 1: Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ đề bài

Đọc thật kỹ đề bài và xác định rõ đối tượng được đề cập tới trong đề bài để có hướng phân tích chính xác, tránh lạc đề.

Bước 2: Đi tìm các ý chính

Tìm ý triển khai cho bài viết sẽ bao gồm các nội dung gì, phải đi theo trình tự nào cho mạch lạc. Chỗ nào thì sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp và chỗ nào cần dùng biểu cảm gián tiếp cũng cần nghiên cứu thật cẩn thận.

Lựa chọn các yếu tố khác để giúp hỗ trợ thêm cho các thể loại chính. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp thêm các yếu tố tự sự, miêu tả nhưng cần cân nhắc có nên hay không và có thì cho vào đâu để đảm bảo phù hợp.

Bước 3: Tiến hành lập dàn bài

Từ những ý mà chúng ta đã tìm được sẽ triển khai thành 1 dàn bài hoàn chỉnh có đầy đủ phần mở bài, thân bài và kết bài

Bước 4: Bắt tay vào viết bài

Tiến hành viết bài dựa theo dàn ý đã được lập sẵn, đảm bảo men theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra để giữ được nguyên cảm xúc của toàn bài.

Bước 5: Đọc lại toàn bộ và chỉnh sửa

Đọc lại bài thật kỹ và sửa lỗi chính tả (nếu có). Chú ý cả các lỗi về dùng từ, diễn đạt… để cảm xúc bài viết được liền mạch, không đứt quãng.

Hướng dẫn cách làm bài văn biểu cảm

Cách để viết bài văn biểu cảm về con người

Văn biểu cảm về người cũng chính là dạng biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết đối với một người nhất định nào đó. Thường thì đó sẽ là những tình cảm tích cực như sự yêu thương, thương mến hay nỗi nhớ nhung da diết,…

Những dạng biểu cảm về người điển hình chúng ta hay gặp như là biểu cảm về người thân: Ông, bà, cha mẹ, bạn bè thân thiết, thầy cô,…

  • Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát nhất về nhân vật cần biểu cảm được nhắc đến trong bài cùng với tình cảm chủ đạo người viết dành cho nhân vật đó.
  • Thân bài: Miêu tả vài nét về nhân vật cần biểu cảm. Từ đó có thể giúp cho người đọc hình dung được rõ nét hơn về đối tượng được giới thiệu ở trong phần mở bài.

Sau đó, hãy bày tỏ tâm tư cùng tình cảm của mình dành cho nhân vật ấy (có thể là bày tỏ trực tiếp hay thông qua hình gián tiếp cũng như cả trực tiếp lẫn gián tiếp đều được).

Các bước làm văn biểu cảm là gì
Chúng ta thường gặp những bài văn biểu cảm về tình cảm gia đình

Phần biểu cảm thì người viết có thể viết theo trình tự từ miêu tả tới biểu cảm hoặc có thể là thông qua những câu chuyện, kỉ niệm với nhân vật ấy. Từ đó bày tỏ những cảm xúc của mình đối với nhân vật.

  • Kết bài: Khẳng định đồng thời nhấn mạnh lại những tình cảm ấy của mình đối với người cần biểu cảm. Bày tỏ quan điểm của chính bản thân và đưa ra những đánh giá cụ thể về nhân vật.

Cách làm bài văn biểu cảm về 1 sự vật

Từ khái niệm phương thức biểu cảm là gì, trong bài văn biểu cảm về sự vật bạn cũng cần nắm được đối tượng của biểu cảm sự vật. Đó có thể là hình ảnh những hàng cây xanh, một dòng sông đang chảy xiết, một đồ vật kỷ niệm, con vật đáng yêu… Từ đó, bạn hãy bày tỏ tình cảm cũng như sự đánh giá của mình về sự vật đang được nhắc tới.

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự vật sẽ được đề cập tới trong bài.
  • Thân bài: Miêu tả sợ bộ về sự vật sẽ được miêu tả. Đối với sự vật thì thường sẽ đi theo trình tự từ kể chuyện đến miêu tả để bày tỏ cảm xúc của mình đối với chúng.

Kết bài: Khẳng định lại những tình cảm của bản thân đối với sự vật được nhắc tới từ đầu.Có thể mở rộng vấn đề để đánh giá, đưa ra những nhận định hoặc kêu gọi sự đồng tình về sự vật đó.

Cách để làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học

Đây chính là dạng đề sẽ yêu cầu người viết phải trình bày phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm, bài văn hay bài thơ nào đó. Cụ thể là người viết sẽ cần trình bày những cảm xúc tưởng tượng, sự liên tưởng cũng như suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học đó. Và với dạng đề biểu cảm về tác phẩm văn học thì dàn ý văn biểu cảm có thể triển khai như sau:

  • Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm (có thể giới thiệu hoàn cảnh khiến bạn biết đến tác phẩm).
  • Thân bài: Nêu lên những cảm nghĩ về tác phẩm như là cảm nghĩ về nội dung, suy nghĩ ra sao về việc nội dung chính được nêu lên trong tác phẩm, những nội dung được thể hiện bằng các hình thức nghệ thuật nào, có đánh giá gì về những phương diện nghệ thuật ấy?
  • Kết bài: Nêu lên những ấn tượng, cảm nghĩ chung về tác phẩm nói trên.
Các bước làm văn biểu cảm là gì
Các tác phẩm văn học cũng có thể sử dụng hình thức biểu cảm để phân tích

Xem thêm: Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Vai trò và cách xác định luận điểm

Bố cục dàn ý văn biểu cảm tham khảo

Văn biểu cảm sẽ có các đặc trưng về bố cục bài văn biểu cảm như sau:

  • Phần mở bài: Thường là để giới thiệu đôi nét về sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian cũng như những cảm xúc ban đầu của người viết với chủ thể cần biểu cảm.
  • Phần thân bài: Thông qua miêu tả, tự sự mà người viết có thể biểu lộ những cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết và sâu sắc hơn.
  • Phần kết bài: Người viết cần tổng kết lại những tình cảm, ý nghĩa hoặc nâng cao bài học tư tưởng. Phần mở bài và kết bài cũng cần phải có quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau để thể hiện rõ ràng được chủ đề của toàn bộ văn bản.

Với những thông tin hữu ích trên đây chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được khái niệm văn biểu cảm là gì cũng như các bước để làm được 1 bài văn biểu cảm hoàn chỉnh rồi đúng không nào?