Người soạn thảo văn bản ký nháy ở đâu

Ký nháy là gì? Trong bất cứ văn bản nào cũng đều cần đến chữ ký, nhưng trong những loại chữ ký ấy lại không phải là một loại, trong đó có chữ ký nháy, chữ ký tắt và chữ ký chính thức. Ở bài viết này, Luật Hùng Sơn xin giới thiệu với các bạn ký nháy là gì? Những quy định về ký nháy văn bản.

Ký nháy là gì?

Ký nháy là gì? Chữ ký nháy trong văn bản là chữ ký ở cuối dòng văn bản hoặc ở cuối đoạn văn bản, có một số chữ ký nháy trong văn bản nằm ở cuối cùng của văn bản và nằm ở cuối mỗi trang văn bản. Đối với các văn bản hành chính, chữ ký nháy còn nằm ở vị trí bên cạnh chữ “Nơi nhận” thuộc về phần ghi tên đơn vị nhận văn bản.

ký nháy là gì? Ký nháy hay còn được gọi là ký tắt, người ký nháy sẽ không ký đầy đủ chữ ký của mình như chữ ký thông thường mà chỉ thực hiện ký vắn tắt chữ ký tại một số vị trí yêu cầu ký nháy nhất định.

Quy định ký nháy trong văn bản

Giá trị pháp lý của chữ ký nháy

Hiện nay, quy định về chữ ký nháy chưa được quy định chính thức về thể thức trình bày cũng như hiệu lực tại một văn bản pháp luật. Chính vì vậy, chữ ký nháy của văn bản có giá trị xác nhận cá nhân, cán bộ nào thực hiện việc soạn thảo văn bản và rà soát văn bản hành chính đó, hoặc xác nhận người đọc văn bản đã đọc hết toàn bộ nội dung trong văn bản tại trang mình thực hiện ký nháy.

Trách nhiệm của người thực hiện ký nháy

Căn cứ theo Thông tư số 04/2013/TT-BNV quy định về hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan và tổ chức có xác định về trách nhiệm của người thực hiện ký nháy như sau:

Mỗi một chủ thể khi ký vào bất kỳ loại văn bản nào đều phải chịu trách nhiệm về chữ ký của mình, người thực hiện ký nháy cũng không ngoại lệ. Đơn vị trụ trì thực hiện việc soạn thảo văn bản thì người đứng đầu đơn vị đó thực hiện ký nháy, người được giao nhiệm vụ thực hiện soạn thảo văn bản, hay người được giao nhiệm vụ kiểm tra văn bản soạn thảo đó phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung trong văn bản trước khi trình lên người có thẩm quyền để thực hiện việc ký chính thức vào văn bản đó.

Người kiểm tra lần cuối văn bản phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của các nội dung văn bản, cũng như thể thức văn bản, kỹ năng trình bày văn bản, các lỗi chính tả của văn bản tiến hành ký nháy vào văn bản để thể hiện văn bản này đã được kiểm tra trước khi trình lên người có thẩm quyền ký chính thức, tạo ra sự yên tâm cho người ký chính cũng như chịu trách trong phạm vi người ký nháy kiểm tra văn bản.

Ký nháy văn bản nhằm mục đính xác định đã có chủ thể đọc kiểm tra văn bản để tránh trường hợp văn bản phải chỉnh sửa hay phải thay đổi nội dung văn bản, người ký nháy văn bản sẽ không cần phải chịu trách nhiệm về nội dung văn bản mà người có thẩm quyền ký chính thức sẽ phải chịu trách nhiệm mà người ký nháy chỉ phải chịu trách nhiệm về việc rà soát các lỗi văn bản như hình thức văn bản. Tuy nhiên trường hợp nếu người ký nháy do tắc trách của mình, thực hiện việc kiểm tra sơ sài không soát hết các lỗi không đúng theo trình tự pháp luật, không tận tâm mà gây ra hậu qua nghiêm trọng thì vẫn sẽ bị xử lý theo quy đinh của pháp luật và cũng tùy theo mức độ vi phạm của văn bản đó mà sẽ có hình thức xử lý khác nhau, có thể là xử lý theo hình thức cảnh cáo hoặc khiển trách trong cơ quan…

Chính vì vậy người có thẩm quyền ký nháy trong văn bản sẽ cần thực hiện theo đúng trình tự thủ tục để tránh những hậu quả pháp lý xảy ra sau này, bởi người thực hiện ký nháy cũng phải chịu trách nhiệm về phần chữ ký của mình, chịu trách nhiệm trong phạm vi họ phải xem xét và kiểm tra thực hiện.

Bên cạnh đó trường hợp nếu thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công nhiệm vụ trực tiếp cho cá nhân thực hiện việc rà soát các văn bản phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị đó về văn bản mình có trách nhiệm kiểm tra và rà soát. Việc thực hiện ký nháy trong văn bản bên cạnh đảm bảo được sự an tâm về văn bản thì cũng làm mất đi thẩm mỹ của văn bản khi thực hiện ký nháy vào văn bản đó.

Ký nháy ở đâu trong văn bản?

Ký nháy ở cuối từng trang văn bản

Mục đích loại chữ ký nháy cuối trang văn bản này để xác nhận tính liền mạch trong văn bản.  Người chịu trách nhiệm việc ký nháy sẽ ký ở phía cuối các trang văn bản do mình soạn thảo, kiểm tra về các phần nội dung, ngữ pháp văn bản, tính hợp lý chính xác, khi ký nháy như vậy sẽ công dụng tương tự như việc đóng dấu giáp lai ở văn bản.

Mục đích ký nháy để xác định văn bản cuối cùng đã được xét duyệt khi được ký nháy tránh trường hợp có người soạn thảo thêm, chỉnh sửa các nội dung văn bản.

Ký nháy ở dòng cuối cùng của văn bản

Người trực tiếp soạn thảo văn bản sẽ ký chữ ký nháy ở dòng cuối cùng của văn bản để xác nhận những nội dung đã soạn thảo, và quy trách nhiệm cho người ký nháy nếu có sai xót về mặt nội dung hoặc ngữ pháp trong văn bản.

Ký nháy ở phần chức danh người có thẩm quyền hoặc tại nơi nhận

Chữ ký nháy ở phần chức danh người có thẩm quyền hoặc tại nơi nhận là chữ ký của người có trách nhiệm kiểm tra văn bản, soát các lỗi chính tả hoặc kiểm tra lại nội dung trước khi trình lên người có thẩm quyền ký chính thức.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hùng Sơn về vấn đề ký nháy trong văn bản. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài: 1900 6518 để được hỗ trợ.

>>> Tham khảo thêm: chữ ký số công cộng là gì

Bạn tiếp xúc với văn bản hành hính hàng ngày, phải trình ký, duyệt ký, ký thay  nhân sự khác thuộc trách nhiệm của mình cần phải biết các nguyên tắc  cơ bản về các loại chữ ký này để tránh tình trạng ký sai đáng tiếc gây nhiều hệ lụy. Cùng tham khảo bài viết chi tiết tai đây nhé.

Xem thêm: Thủ Tục Hải Quan Với Hàng Xách Tay, Ký Gửi Đường Hàng Không

Không chỉ riêng bạn, rất  nhiều người băn khoăn không biết cách  ký nháy là gì và các quy định liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của người ký nháy và nó khác chữ ký chính thức như thế nào?.Những loại chữ ký này dùng để làm gì bắt đầu với cách ký nháy, ký tắt dưới đây.

I. Nguyên tắc ký nháy – ký tắt trong văn bản

Trên văn bản, chứng từ bạn thường gặp các  mẫu chữ ký nháy, ký tắt được ban hành bởi cơ quan, doanh nghiệp  vậy  thuật ngữ “ký tắt” hoặc “ký nháy” có ý nghĩa và tác dụng gì.

Bạn cần hiểu cách ký nháy, ký tắt thể hiện trách nhiệm  của  cán bộ, nhân viên có nhiệm vụ giúp cho thủ trưởng đơn vị  có thẩm quyền ký  do thực tế cán bộ, thủ trường đơn vị nhiều khi không có thời gian tìm hiểu chi tiết về nội dung vă bản trước khi ký chính thức.

– Ký nháy là gì?

Ký nháy là chữ ký được ký cuối trong dòng văn bản, nhiều loại chữ ký được ký cuối ở nội dung văn bản hoặc cuối mỗi trang văn bản . Nhiều  loại văn bản hành chính bạn sẽ gặp chữ ký nháy thể hiện trong ” Nơi nhận” ở phần ghi đơn vị nhân văn bản.

Khi ký nháy bạn sẽ ký không đầy đủ chữ ký như khi ký chính thức. chỉ ký tên, kích thước nhỏ hơn chữ ký bình thường. Một số yê u cầu khi ký nháy bạn cần biết:

– Các loại chữ ký nháy

Loại thứ nhất: Chữ ký nháy nằm phía dưới từng trang văn bản

Mục đích loại chữ ký nháy cuối trang này để  xác nhận tính liền mạch của văn bản.  Người chịu trách  nhiệm ký nháy sẽ ký phía cuối các trang văn bản do mình soạn thảo, kiểm tra về nội dung, ngữ pháp, tinh hợp lý, khi ký nháy như vậy sẽ  công dụng tương tự như việc đóng dấu giáp lai. Múc đích ký nháy để xác định văn bản cuối cùng được  xét duyệt khi được ký nháy tránh trường hợp soạn thảo thêm, chỉnh sửa nội dung văn bản.

Người soạn thảo văn bản ký nháy ở đâu

Nội dung ký nháy được thể hiện trong phần khoanh tròn

Xem thêm: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Tphcm

Loại thứ hai: Ký chốt nội dung ở dòng nội dung cuối cùng của văn bản

Người trực tiếp soạn thảo văn bản sẽ ký  chữ ký này ở cuối trang văn bản để xác nhận nội dung soạn thảo, và quy trách nhiệm cho người ký nháy nếu có sai xót về nội dung, ngữ pháp/.

Loại thứ ba: chữ ký nháy tại phần chức danh người có thẩm quyền hoặc tại nơi nhận

Chữ ký nháy ở phần chức danh người có thẩm quyền là chữ ký của người có trách nhiệm kiểm tra văn bản, soát lỗi chính tả hoặc kiểm tra lại nội dung trước khi trình lên người có thẩm quyền ký chính thức.

II. Ký chính thức trong văn bản

Là chữ ký cuối trang văn bản có giá trị xác nhận lại toàn bộ nội dung trên vă n bản. Chỉ có người có thẩm quyền mới có trách  nhiệm ký chính thức.

Chữ ký này được ký phía dưới dòng chữ ghi chữ ký chức danh, người ký: Thủ trưởng đơn vị ký, giám đốc , người soạn thảo ký, trưởng phòng ….Chữ ký chính thức được ghi cụ thể họ và tên người ký, nếu có đóng dấu thì được đóng dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

Người soạn thảo văn bản ký nháy ở đâu

Cách ký chính thức trên văn bản thường thấy

Thực tế, chữ ký chính thức có thể đóng dấu chức danh, tổ chức hoặc không cần đóng dấu phụ thuộc vào từng loại hình văn bản và quy định trong cơ quan ban hàn văn bản đó.

Như vậy bạn đã hiểu được nội dung cơ bản về các loại chữ ký nháy, ký tắt và  ký chính thức để tự tin  hơn khi ký, trình ký và xét duyệt văn bản rồi.

Chúc bạn thành công !