Hình thức xử phạt bổ sung là gì

Hình thức xử phạt bổ sung là gì
Theo quy định hiện nay, khi xử phạt một số hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; trước đây, trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì mới áp dụng biện pháp này.

Thời điểm trước ngày 01/01/2022, khi xử phạt các hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa theo Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa bên cạnh hình thức bị phạt tiền, chỉ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Tuy nhiên, ngày 30/12/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử; có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

 

Hình thức xử phạt bổ sung là gì

Công chức Cục QLTT tỉnh Tiền Giang thực hiện tuyên truyền pháp luật

Trong đó, có quy định hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu. Cụ thể, các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng…
Để đảm bảo chấp hành đúng quy định pháp luật trong kinh doanh, các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhất là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, dược… cần kiểm tra thật kỹ nhãn hàng hóa trong quá trình kinh doanh. Nếu vi phạm các hành vi nêu trên thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 đến 03 tháng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình mua bán của các tổ chức, cá nhân vì khi bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì cơ sở không đủ điều kiện để hoạt động.

Câu hỏi: "Tôi có một người bạn nước ngoài tên là A. Hiện nay, ông A đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Vì không thông hiểu tiếng Việt và không am hiểu pháp luật Việt Nam  nên A đã vi phạm hành chính nhiều lần và bị cơ quan có thẩm quyền trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Vậy đây là hình thức xử phạt chính hay hình thức xử phạt bổ sung? Tại sao?"

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật TNHH Gia Nguyễn và Cộng sự, Luật sư tư vấn về nội dung câu hỏi của bạn theo quy định pháp luật cụ thể như sau:

I. Căn cứ pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

II. Tư vấn pháp lý

1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính?

Dưới góc độ pháp lý theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, ta có thể hiểu rằng: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.

2. Xác định hình thức xử phạt và giải thích

Hình thức xử phạt của cơ quan có thẩm quyền đối với ông A là hình thức xử phạt chính. Bởi vì, căn cứ theo Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

“Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

đ) Trục xuất.

2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.”

Như vậy, căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ Khoản 1 Điều 21 có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Theo nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt hành chính, hình thức xử phạt bổ sung phải được áp dụng kèm theo với hình thức xử phạt chính mà không thể được áp dụng độc lập.

Do vậy trong trường hợp này, biện pháp xử lý của cơ quan có thẩm quyền đối với ông A là hình thức xử phạt chính.

Trên đây là nôi dung tư vấn/giải thích của Công ty luật TNHH Gia Nguyễn và Cộng sự về vấn đề Xác định hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung; hy vọng sẽ có ích cho Quý đọc giả/Quý khách hàng.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Công ty luật TNHH Gia Nguyễn và Cộng sự,; địa chỉ: Số 79 Thiên Hiền, Phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Số điện thoại: 023.3837.3888 hoặc Hotline 19001900 để được tư vấn miễn phí.
Trân trọng và cảm ơn!