Biện pháp thi công phá đá nền đường

news

Biện pháp thi công nền đường đắp được thực hiện như thế nào? Thắc mắc này của các bạn độc giả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình. Tham khảo nhé!

1. Vật liệu đắp nền

Vật liệu đất đắp bao

Vật liệu được sử dụng cho lớp đắp bao được chọn lựa thuận lợi cho công tác đầm lèn và đảm bảo độ chặt tối thiểu K ³ 0,95 (theo 22 TCN 333-06 phương pháp I) và phải phù hợp với các yêu cầu sau:

  • Giới hạn chảy                        £ 55%

  • Chỉ số dẻo                              IP ≥ 7%

  • CBR (ngâm nước 4 ngày )        ³ 5 % (độ chặt đầm nén K≥0,95, phương pháp đầm nén tiêu chuẩn I-A theo 22 TCN 333-06, mẫu thí nghiệm ngâm bão hoà nước 4 ngày đêm)

Biện pháp thi công phá đá nền đường

Cây cối, gốc cây, cỏ hoặc các vật liệu không phù hợp khác không được để lại trong nền đắp.

Vật liệu đắp nền

Vật liệu được sử dụng cho đắp nền đường đảm bảo độ chặt tối thiểu K ³ 0,95,  (theo 22 TCN 333-06 phương pháp I) và phải phù hợp với các yêu cầu sau:

  • Giới hạn chảy                            £ 55%

  • Chỉ số dẻo                                  IP £27%

  • CBR (ngâm nước 4 ngày )        ³ 5 % (độ chặt đầm nén K≥0,95, phương pháp đầm nén tiêu chuẩn I-A theo 22 TCN 333-06, mẫu thí nghiệm ngâm bão hoà nước 4 ngày đêm)

Vật liệu đắp dải phân và đảo giao thông

Vật liệu đắp dải phân cách và đảo giao thông có thể là vật liệu khai thác từ mỏ hoặc tận dụng từ các công tác đào khác.

Đất đắp dải phân cách và đảo giao thông phải được đầm nén đến độ chặt yêu cầu không nhỏ hơn K90.

Một số vật liệu không thích hợp sử dụng cho công tác xây dựng nền đắp

  • Đá, bê tông vỡ, gạch vỡ hoặc các vật liệu rắn khác không được phép rải trên nền đắp ở những chỗ cần phải đóng cọc.

  • Cấm sử dụng các loại đất, cát sau đây cho nền đắp: Đất, cát muối; đất, cát có chứa nhiều muối và thạch cao (tỷ lệ muối và thạch cao trên 5%), đất bùn, đất mùn và các loại đất mà theo đánh giá của Tư vấn giám sát là không phù hợp cho sự ổn định của nền đường sau này.

  • Đối với đất sét (có thành phần hạt sét dưới 50%) chỉ được dùng ở những nơi nền đường khô ráo, không bị ngập, chân đường thoát nước nhanh, cao độ đắp nền từ 0,8m đến dưới 2,0m.

  • Khi đắp nền đường trong vùng ngập nước phải dùng các vật liệu thoát nước tốt để đắp như đá, cát, cát pha.

2. Chi tiết biện pháp thi công nền đường đắp

  •  Thông thường vật liệu đắp được chuyển thẳng từ mỏ vật liệu tới công trường thi công trong điều kiện thời tiết khô ráo và được rải xuống. Nhìn chung, không được phép đánh đống vật liệu đắp nền, đặc biệt là trong mùa mưa.

  • Vật liệu đắp nền trong phạm vi đường được rải thành từng lớp có chiều dày 20cm (đo trong điều kiện đất đắp đã lu lèn chặt), sau đó sẽ được đầm nén như quy định và được Kỹ sư TVGS kiểm tra, chấp thuận trước khi tiến hành rải lớp khác lên trên. Chiều dầy của mỗi lớp vật liệu đã lu lèn không được vượt quá 20cm, trừ trường hợp đặc biệt, khi điều kiện thi công nền đắp không cho phép (lầy lội, không có điều kiện thoát nước v.v…) và phải được Kỹ sư TVGS chấp thuận

  • Các lớp đất đắp bao có thể được rải trước hoặc rải sau lớp đắp nền tương ứng theo chỉ dẫn của kỹ sư TVGS nhưng phải đảm bảo cấu tạo và chiều dày theo bản vẽ thiết kế. Công tác đầm lèn lớp đất bao này được thực hiện đồng thời với lớp nền đường tương ứng và phải đảm bảo độ chặt K ³ 0,95.

Biện pháp thi công phá đá nền đường

Thông thường vật liệu đắp được chuyển thẳng từ mỏ vật liệu tới công trường thi công trong điều kiện thời tiết khô ráo và được rải xuống. 

  • Phải sử dụng thiết bị, san đất phù hợp để đảm bảo độ dày đồng đều trước khi đầm nén. Trong quá trình đầm nén phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ bằng phẳng của lớp. Phải luôn đảm bảo độ ẩm phù hợp cho lớp vật liệu được đầm nén. Nếu độ ẩm quá thấp có thể bổ sung thêm nước. Ngược lại, nếu độ ẩm quá cao phải tiến hành các biện pháp như: cày xới, tạo rãnh, hoặc các biện pháp khác thoả mãn yêu cầu của Kỹ sư TVGS.

  • Tại những vị trí đắp nền trên lớp đệm thoát nước dạng hạt thì cần phải lưu ý để tránh hiện tượng trộn lẫn hai loại vật liệu.

  • Trong trường hợp nền đắp được thi công qua khu vực lầy lội không thể dùng xe tải hoặc các phương tiện vận chuyển khác có thể thi công phần dưới cùng của nền đắp bằng cách đổ liên tiếp thành một lớp được phân bố đều có độ dày không vượt quá mức cần thiết để hỗ trợ cho phương tiện vận chuyển đổ các lớp đất sau với điều kiện phải trình biện pháp thi công lên Kỹ sư TVGS kiểm tra, các khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế (nếu có) phải được trình lên đại diện Chủ đầu tư chấp thuận.

  • Không được đổ bất kỳ lớp vật liệu khác lên trên phạm vi nền đường đang thi công cho đến khi việc đầm nén thoả mãn các yêu cầu nêu trong phần Chỉ dẫn thi công – nghiệm thu này.

  • Phải bố trí hành trình của các thiết bị san và vận chuyển đất một cách hợp lý để sao cho có thể tận dụng tối đa tác dụng đầm nén trong khi di chuyển các thiết bị đó, giảm thiểu được các vết lún bánh xe và tránh tình trạng đầm nén không đều.

  • Trường hợp nền đường đắp bằng đá ở trạng thái tự nhiên hoặc đã qua chế biến, Nhà thầu phải thảo luận với TVGS về trình tự thi công và sau đó phải đệ trình bằng văn bản đề nghị chấp thuận biện pháp thi công đã kiến nghị.

  • Khi đắp có bệ phản áp thì nền đắp không được vượt hơn cao độ của bệ phản áp cho đến khi bệ phản áp hoàn thiện. Khi phát hiện trong lớp đắp có đoạn cao su cục bộ, cần có ngay biện pháp xử lý thích hợp (cày xới – phơi đất, thay đất nếu cần thiết). Tuyệt đối không thi công lu rung trên nền đắp mà dưới đó có xử lý nền bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (giếng cát, bấc thấm…).

  • Trường hợp nền đắp được xây dựng trên phạm vi đường cũ, nền hoặc mặt đường cũ phải được chuẩn bị bằng các phương pháp phù hợp như san gạt, đào bỏ, cầy xới tạo nhám. Vật liệu thu được sẽ được đánh giá, xác định là thích hợp hay không thích hợp cho việc tái sử dụng.

Biện pháp thi công nền đường đắp được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn độc giả có những hình dung nhất định về hạng mục này.

Biện pháp thi công phá đá nền đường
Biện pháp thi công phá đá nền đường

Biện pháp thi công phá đá nền đường

Cùng hồ sơ xây dựng tham khảo Thuyết minh biện pháp thi công nổ mình trong công tác thi công đường giao thông miền núi
Thi công đào nền đường đá bằng phương pháp nổ phá

– Để đảm bảo giao thông và đảm bảo an toàn con người, máy móc thiết bị cũng như tài sản ruộng vườn của nhân dân khu vực thi công nhà thầu sử dụng phương pháp nổ om để phá vỡ kết cấu đá, sau đó dùng máy xúc, máy ủi đào xúc đá vận chuyển đến nơi đổ.

Trình tự thi công nổ mìn phá đá được thực hiện theo các bước sau :

– Dọn cây cối và lớp đất phủ trên nền đá cứng theo quy mô thiết kế.

– Dùng khoan con khoan nổ xử lý tạo mặt bằng và đường công vụ cho máy ủi,        máy xúc lên làm việc ở tầng đầu tiên để san bãi khoan.

– Tiếp tục khoan nổ nhỏ thực hiện việc mở rộng mặt bằng thi công.

– Dùng khoan lớn kết hợp với khoan con để khoan nổ hạ thấp mặt đường đến cao độ thiết kế.

– Sau khi nổ phá đá cách cao độ nền đường khoảng 15- 20cm dùng máy ủi sửa sang đảm bảo cao độ, kích thước hình học thiết kế.

– Sử dụng phương pháp nổ mìn điện, dây cháy chậm kíp thủ công cho các khối nhỏ. Sử dụng phương pháp nổ điện vi sai cho các bãi lớn lỗ khoan to.

* Phương tiện khoan tạo lỗ

Do điều kiện địa hình núi đá dốc nên việc khoan nổ được tiến hành theo nhiều lớp khác nhau. Ta cần chọn thiết bị cho công tác khoan phù hợp với các phương pháp nổ mìn như sau :

– Phần chuẩn bị mặt bằng và xử lý : Dùng búa khoan YT 18 của Trung Quốc đồng bộ (5 bộ) với đường kính khoan F36-40mm, chiều sâu khoan tối đa 4m.

– Phần khoan nổ lớn dùng máy khoan ROC 442 tự hành đồng bộ (1-2 bộ) với đường kính khoan F76-89mm,chiều sâu khoan từ 3-18m, góc nghiêng khoan tới 75o

* Phương pháp khoan.

– Bãi sử lý mặt bằng khoan thẳng đứng theo các khối đá cần sử lý với chiều sâu và khoảng cách tuỳ theo thực tế.

– Bãi khoan lớn dùng phương pháp khoan nghiêng, góc nghiêng phù hợp với góc nghiêng của ta luy cố định ở đường ( 40-60o ) để khi nổ mìn vùng ta luy đường được bảo vệ tránh sụt nở lâu dài.

– Lỗ mìn không nên khoan trùng với khe nứt của đá, cách khe nứt ít nhất 30 cm.

– Bố trí nơi thi công khoan, bắn mìn cần đảm bảo được an toàn cho máy hơi ép và đường ống dẫn hơi không bị đất đá nổ ra phá hỏng, có thể lợi dụng địa hình làm hầm của máy kiên cố chống được đá nổ ra văng tới ( hầm có thể nửa chìm, nửa nổi, lợi dụng đá xếp tường dày xung quanh, trên nóc lát gỗ lót nhiều bó nứa hoặc rơm, rạ đồng thời đảm bảo thoát nước tốt ). Đường ống, đoạn cố định có thể xếp đá lên. Khi khoan xiên hay khoan ngang thì bố trí bộ phận giá đỡ.

*  Phương pháp gây nổ

– Sau khi thuốc đã được tra vào lỗ, lượng thuốc nhỏ nhất không quá 20%, lượng thuốc lớn nhất không quá 80% thể tích lỗ khoan và lỗ mìn phải được lấp kín theo phương pháp hiện hành.

– Kíp điện được đặt về hướng đối diện với mục tiêu nổ, chỉ cần nạp ngập kíp nổ vào trong khối thuốc nổ. Thường đáy kíp không vượt quá 1/3 chiều cao gói thuốc. Chuẩn bị cho việc gây nổ cần đặc biệt chú ý các biện pháp giữ cho kíp khỏi bị tụt, bị lỏng hay các dây dẫn nói chung khỏi bị đứt.

– Trước khi nổ phải có mìn báo hiệu, sau đó mới được nổ phá. Kiểm tra mìn câm trước khi tiến hành hót đất đá, dùng các biện pháp kích nổ để xử lý mìn câm.

* Tính lượng thuốc nổ cho mỗi lỗ theo công thức :

                        Q = e.q.W3.f(n)

Trong đó :   W      : Đường kháng bé nhất tính bằng .m

q        : Lượng thuốc nổ đơn vị ( kg/m3).

e        : Hệ số điều chỉnh lượng thuốc nổ đơn vị.

f(n)      =  0,03 ( theo kinh nghiệm ).

* Tính toán khoảng cách an toàn

Theo quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ (TCVN 4586-88) tính toán các khoảng cách an toàn theo các công thức sau:

Bán kính an toàn chấn động đối với nhà cửa, công trình:

Rc = Kc.a.Qc1/3

Trong đó :  Kc     : Hệ số, với địa chất là đá nền Kc= 3

a       : Hệ số điều kiện nổ, chọn a= 1.2.

Qc     : Tổng lượng thuốc nổ cho một lần.

Khoảng cách an toàn về sóng xung kích lan truyền trong không khí

– An toàn đối với công trình lân cận

Rxk = K.Qxk1/2

Trong đó :  K       : Hệ số, K= 10- 50

Qxk   : Lượng thuốc nổ một lần tính theo điều kiện an toàn

sóng xung kích đối với công trình.

– An toàn đối với người

Rmin = 15.Q1/3

Trong đó :           Q       : Lượng thuốc nổ cho một lần

Biện pháp thi công phá đá nền đường
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? Xem Cách Tải

►Group Facebook Hồ Sơ Xây dựng : https://bit.ly/hosoxd

►Group Facebook Thư viện xây dựng : https://bit.ly/thuvienhsxd

►Link nhóm Zalo Hồ Sơ Xây Dựng : https://bit.ly/zalohosoxd

►Link nhóm Zalo Tài liệu Xây dựng :  https://bit.ly/zalotaileuxd

►Link nhóm Zalo Nhà thầu xây dựng: https://bit.ly/zalonhathauvn