Bảo hiểm y tế học sinh tiểu học có bắt buộc không

Chào luật sư, em muốn tư vấn về: Học sinh có bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế không?. Cho em hỏi, con em năm nay vào lớp 3, mức đóng bảo hiểm y tế là 563.000 đồng. Vậy phần bảo hiểm y tế này là bắt buộc hay đóng theo yêu cầu và nguyện vọng của học sinh ạ? Mong anh, chị tư vấn giúp. 

Tư vấn bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Học sinh có bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế không, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, căn cứ quy định tại điểm 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”

Như vậy, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Thứ hai, căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì học sinh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

b) Học sinh, sinh viên.”

Về mức đóng, căn cứ quy định tại Khoản 11 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH :

Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

11. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.”

Bảo hiểm y tế học sinh tiểu học có bắt buộc không

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Theo đó, mức lương cơ sở tính BHYT cho năm học 2020-2021 là 1.490.000 đồng, tương đương 4,5% x 1.490.000 = 804.600 đồng/năm và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% ( tương đương 241.380 đồng ), do đó mức đóng của đối tượng học sinh sẽ là 563.420 đồng/năm.

Tóm lại: Học sinh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc với mức đóng 563.420 đồng/năm, không phải đóng theo yêu cầu và nguyện vọng của học sinh.

Trên đây là bài viết về vấn đề Học sinh có bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Xác định đối tượng tham gia BHYT cho học sinh, sinh viên

Mức đóng và thời hạn của bảo hiểm y tế đối với học sinh

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi không có thẻ học sinh

Trên đây là quy định của pháp luật về: Học sinh có bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế không? Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Đối tượng tham gia: Học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT (trừ HSSV đã có thẻ BHYT theo các nhóm khác).

Mức đóng: Mức đóng hàng tháng bằng 4.5% mức lương cơ sở tại thời điểm đóng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, tương đương = 20.115 đồng/tháng; cá nhân HSSV tự đóng 70% mức đóng, tương đương = 46.935 đồng/tháng. 

Phương thức đóng:

HSSV đóng phí BHYT theo phương thức 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. 

Mức tiền đóng cụ thể tùy thuộc thời gian đăng ký tham gia. Nếu thời gian đăng ký tham gia 01 năm (12 tháng), số tiền thuộc phần trách nhiệm đóng của HSSV là 563.220 đồng. 

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, thực hiện thu BHYT HSSV theo năm tài chính, tức là thẻ BHYT được cấp hằng năm cho HSSV có giá trị từ ngày 01/01 cho đến 31/12. Do đó, năm học này ngoài phương thức đóng 6 tháng, HSSV có thể đăng ký tham gia theo 2 phương thức sau:

+ Đăng ký tham gia 3 tháng (tháng 10-12/2021): số tiền thuộc trách nhiệm đóng của HSSV là 140.805 đồng.

+ Đăng ký tham gia 15 tháng (3 tháng năm 2021 và 12 tháng năm 2022) thì số tiền thuộc trách nhiệm đóng của HSSV là 704.025 đồng.

- Một số trường hợp đặc biệt thẻ BHYT có giá trị sử dụng cụ thể như sau:

+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 của năm học;

+ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/09 của
năm học.

Quyền lợi khi tham gia BHYT HSSV:

Được khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định. Trường hợp cấp cứu được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân trước khi ra viện. 

Được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định; được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh đối với một số đối tượng.

Trường hợp khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hoặc khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nhưng không thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh theo quy định, HSSV tự thanh toán chi phí với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó tập hợp hồ sơ, chứng từ và thanh toán trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội theo mức hưởng quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.

Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học theo quy định.

Được cấp, gia hạn thời gian sử dụng thẻ BHYT tương ứng với số tháng nộp tiền đóng BHYT, được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.    

Học sinh có phải bắt buộc mua BHYT theo trường?

VTV.vn - Theo quy định, học sinh thuộc đối tượng tham gia BHYT được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng thì bắt buộc phải mua BHYT theo trường.

Học sinh thuộc nhóm đối tượng nào thì phải đóng BHYT theo trường?

Vào năm học mới, một trong những khoản thu đối với học sinh là bảo hiểm y tế (BHYT). Với khoản thu này, nhiều phụ huynh có chung băn khoăn rằng, học sinh có bắt buộc phải mua BHYT theo trường không? Khi nào học sinh phải bắt buộc mua BHYT theo trường?

Đại diện BHXH TP Hà Nội cho biết, Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự quy định tại Điều 12 của Luật này.

Như vậy, nếu học sinh đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì sẽ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự sau:

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

3. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

4. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Mặt khác, theo Khoản 4 Điều 12 Luật này, học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

Do đó, nếu học sinh chỉ thuộc đối tượng tham gia BHYT học sinh được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng thì bắt buộc phải mua BHYT theo trường.

Còn nếu học sinh thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng như người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo… sẽ không phải mua BHYT theo trường.

Về chế tài xử lý đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế, theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, đối tượng vi phạm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-100.000 đồng, đồng thời buộc phải nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

Quyền lợi của học sinh khi gia bảo hiểm y tế

Quyền lợi của học sinh khi gia bảo hiểm y tế, học sinh khi tham gia là được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT. Theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi tham gia BHYT học sinh được hưởng các quyền lợi:

Khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online!

Từ khóa:

BHYT