Bài viết về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Thứ sáu,04/03/2022 12:44

Bài viết về xây dựng nông thôn mới nâng cao
Từ viết tắt
Bài viết về xây dựng nông thôn mới nâng cao
Bài viết về xây dựng nông thôn mới nâng cao
Xem với cỡ chữ

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 7/2014 (sớm hơn lộ trình 3 năm), năm 2018, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới nâng cao (NTMNC) (giai đoạn năm 2018-2020). Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, đến nay, diện mạo của xã NTMNC đã hiện hữu ở địa phương này.

Bài viết về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Đoàn viên, thanh niên chăm sóc các tuyến đường hoa góp phần làm cho bộ mặt nông thôn của xã Tân Lân đổi mới từng ngày (Ảnh: Đoàn Thanh niên xã Tân Lân cung cấp)

Bí thư Đảng ủy xã Tân Lân - Nguyễn Văn Anh cho biết: “Xác định xây dựng NTM, NTMNC là cuộc vận động cần sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và toàn dân, vì vậy, trong quá trình triển khai, thực hiện, cấp ủy, chính quyền xã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ban, ngành, hội đoàn thể cùng vào cuộc. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM đều xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; triển khai, thực hiện từng tiêu chí, đề xuất đầu tư các công trình của xã để đạt các tiêu chí theo kế hoạch; đồng thời, đánh giá từng tiêu chí đạt và chưa đạt để có hướng tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành”.

Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững, Đảng bộ và chính quyền xã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất, vận động người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường gắn ứng dụng khoa học - công nghệ mới, phát triển các hình thức sản xuất tập thể thành chuỗi sản xuất hàng hóa. Từ các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, vốn giảm nghèo, vốn Ngân hàng Chính sách xã hội,... xã hỗ trợ nhiều hộ dân thực hiện các mô hình kinh tế để thoát nghèo hiệu quả.

Hiện toàn xã có 3 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương. Nhiều điển hình tiêu biểu trong việc đổi mới chăn nuôi, xây dựng cácmô hình chăn nuôi. Song song với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, xã tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển đa dạng các ngành nghề, đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, hiện thu nhập bình quân đầu người đạt trên 65 triệu đồng/năm. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế hàng năm đạt trên 95%. Trên địa bàn xã có 11/11 ấp có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt văn hóa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Về xã Tân Lân ngày nay, dễ dàng cảm nhận được diện mạo của một vùng nông thôn có nhiều đổi mới. Những ngôi nhà khang trang, các tuyến đường hoa sáng, xanh, sạch, đẹp cùng với cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang. Kết quả này là sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn xã sau nhiều năm thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Chị Trịnh Thị Ngọc Hân (ấp Rạch Bộng, xã Tân Lân) chia sẻ: “Đi trên các tuyến đường giao thông của xã được xây dựng khang trang, sạch, đẹp, bản thân tôi cũng như người dân ở đây rất phấn khởi. Chính vì thế, tôi thường xuyên tham gia chăm sóc các tuyến đường hoa, vệ sinh môi trườngcùng với Đoàn Thanh niên xã. Ngoài ra, tôi còn vận động nhiều bạn trẻ, người dân cùng tham gia để giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn của xã đổi mới từng ngày”.

Sau khi “về đích” xã NTMNC theo đúng lộ trình đề ra, Tân Lân tiếp tục phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Vì vậy, thời gian tới, xã đẩy mạnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục chung tay cùng chính quyền địa phương trong xây dựng NTM. Cùng với đó, xã tập trung triển khai các giải pháp phát triển KT-XH nhằm nâng cao hơn nữa đời sống, thu nhập cho người dân./.

Tổng kinh phí xây dựng NTM nâng cao của xã là 27,53 tỉ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 1 tỉ đồng, chiếm 3,63%; ngân sách tỉnh 1,715 tỉ đồng, chiếm 6,23%; ngân sách huyện 20,15 tỉ đồng, chiếm 73,19%; ngân sách xã 1,402 tỉ đồng, chiếm 5,09%; người dân đóng góp 3,263 tỉ đồng, chiếm 11,86%.

19:28, 03/04/2022

BHG - Kiên trì mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) không có điểm kết thúc và lấy sự đồng thuận từ sức dân là yếu tố cốt lõi, sau hành trình đầy nỗ lực, xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) đã về đích NTM nâng cao. Đây cũng là xã đầu tiên của tỉnh có được vinh dự lớn này để tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu.

Bài viết về xây dựng nông thôn mới nâng cao
Người dân thôn Lâm Đồng hiến đất mở đường giao thông.

Sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2014, xã Phương Thiện không ngừng quan tâm đầu tư, nâng cao hơn nữa các tiêu chí NTM. Trong đó, xác định tập trung vào nhóm các tiêu chí về giao thông, phát triển sản xuất tạo thu nhập cho người dân, xây dựng đời sống văn hóa và đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Đây là những tiêu chí còn yếu và khó, cần sự đồng tình và hưởng ứng cao của người dân. Trong điều kiện khó khăn về kinh phí, xã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xã hội hóa gắn với phát động các phong trào thi đua triển khai những phần việc NTM, nhất là quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành các mô hình phát triển kinh tế. Với phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, xã huy động tối đa các nguồn lực trong dân để cùng góp công, góp sức hoàn thành từng mục tiêu đặt ra.

Bài viết về xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hợp tác xã nam dược liệu Mạc Minh thu mua, sản xuất thuốc nam, tạo việc làm ổn định cho các thành viên.

Những ngày cuối tháng Ba, trở về xã Phương Thiện, từ thôn vùng cao đến vùng thấp thay đổi ngỡ ngàng. Từ năm 2018 đến nay, cùng nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, nhân dân trong xã đóng góp gần 3 tỷ đồng, hiến trên 10.000 m2 đất, vật liệu và ngày công để duy tu, bảo dưỡng, đổ bê tông các tuyến đường. Với hệ thống đường trục thôn, liên thôn, ngõ xóm và đường trục chính nội đồng được cứng hóa cơ bản giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con thuận tiện. Ông Mai Xuân Thính, thôn Lâm Đồng bày tỏ: “Ngày trước con đường đi vào trong xóm tôi rất hẹp, đi bộ còn vướng, xe máy không thể tránh nhau được. Nhiều năm qua, nguyện vọng của chúng tôi là có con đường đi lại rộng rãi, chính vì vậy, nhà nào có đất cũng tự nguyện hiến để mở đường rộng 4 m, dài gần 400 m. Hiện tại đường đã mở được 250 m, dù phải dỡ bỏ tường rào quanh nhà, mất bao nhiêu đất tôi cũng hiến. Giải phóng xong mặt bằng, con đường sẽ được đổ bê tông, mở mang cho người dân phát triển kinh tế, chúng tôi rất phấn khởi”.

Nhờ có giao thông rộng mở, việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng nâng lên. Những năm gần đây, bà con chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng các loại cây, con giống cho năng suất, chất lượng cao. Nếu như ở các thôn vùng cao tích cực chuyển đất lúa sang trồng Dưa hấu, thành lập tổ chế biến chè sạch để cung cấp ra thị trường thì ở các thôn vùng thấp như Lâm Đồng, Mè Thượng phát triển mạnh các tổ liên kết trồng nấm Sò, cho sản lượng đạt 62 tấn/năm, doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng. Trong chăn nuôi, những mô hình nuôi gà, ốc Nhồi, thỏ, dúi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, toàn xã có đến 165 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, gạch bê tông, chế biến gỗ, gia công cơ khí, xay xát, chế biến thuốc nam… tạo việc làm ổn định cho người lao động. Qua đó, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,92%, thu nhập bình quân đầu người đạt 43,15 triệu đồng/năm.

Đi đôi với đẩy mạnh phát triển kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần của người dân có những chuyển biến rõ rệt. Mỗi thôn đều có hương ước quy định mỗi nhà phải xây dựng gia đình văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, giữ gìn an ninh, bảo vệ cảnh quan môi trường, tạo nên diện mạo nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp. Chị Nguyễn Thị Hường, thôn Mè Thượng vui mừng chia sẻ: “Bây giờ cuộc sống của gia đình tôi cải thiện hơn trước rất nhiều, thực hiện phong trào của xã, tôi đã cải tạo ao nuôi cá Rô phi, Chép, Bỗng, cho thu nhập đều đặn hàng tháng. Ngoài ra, các thành viên luôn có ý thức chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, hương ước của làng, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp, văn minh”.

Sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021, xã Phương Thiện tiếp tục xác định xây dựng NTM kiểu mẫu, phấn đấu về đích vào năm 2024. Lấy phát triển kinh tế làm đòn bẩy, xã đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế khuyến khích tái cơ cấu nông nghiệp, ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo môi trường kinh doanh dịch vụ thuận lợi, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng các tiêu chí trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, phù hợp với định hướng đô thị hóa của xã trong những năm tới.

Đồng chí Lê Xuân Mạnh, Bí thư Đảng ủy xã Phương Thiện cho biết: “Đúc rút những bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình xây dựng NTM, với quyết tâm chính trị cao, cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ tăng cường sự lãnh, chỉ đạo, điều hành, sự phối hợp đồng bộ của MTTQ và các đoàn thể từ xã đến thôn trong tham gia xây dựng NTM. Đặc biệt, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ cơ sở, người có uy tín để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện các tiêu chí, đáp ứng với yêu cầu xây dựng NTM kiểu mẫu, vì sự phồn thịnh, cuộc sống tươi đẹp của nhân dân”.

Bài, ảnh:  MỘC LAN