Bài tập tình huống môn Luật cạnh tranh 2022 có đáp AN

Mục lục bài viết

  • 1. Công ty A có vi phạm luật cạnh tranh không? giải thích tại sao?
  • 2. Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm luật cạnh tranh không? Tại sao?
  • 2.1Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh
  • 2.2Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
  • 2.3 Thỏa thuận ấn định hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp:
  • 2.4. Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh
  • 3. Công ty A có phải thực hiện giá sàn không?
  • 4. Nguyên tắc xử lý và hình thức xử lý vi phạm :

Nhờ đó công ty thép A bán sắt xây dựng ở Việt Nam với giá thấp hơn thị trường. Theo gương công ty A, các công ty sản xuất thép khác là B và C cũng đặt Trung Quốc gia công và cùng với A tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được lòng khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường sắt- xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C vi phạm luật cạnh tranh, mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn). Theo yêu cầu của các doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản xuất thép Việt Nam cũng làm đơn kiến nghị chính phủ ra qui định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng. Tổng giám đốc công ty A cảm thấy lo lắng và muốn bạn tư vấn”

1. Công ty A có vị phạm luật cạnh tranh không? giải thích tại sao?

2. Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm luật cạnh tranh không? tại sao?

3. Công ty A có phải thực hiện giá sàn không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Nội dung tư vấn:

>> Xem thêm: Cạnh tranh là gì ? Bản chất của cạnh tranh là gì ? Vai trò, các loại hình cạnh tranh

1. Công ty A có vi phạm luật cạnh tranh không? giải thích tại sao?

Căn cứ theo khoản 1 điều 24Luật cạnh tranh 2018Thì công ty A không phải doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường:

Điều 24: Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường:

1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;

d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

3. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.

Hơn nữa, công ty A cùng với công ty B, C có tổng thị phần trên thị trường chiếm 22% cũng chưa thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Do công ty A sản xuất thép với chi phí thấp nên giá bán thấp hơn trên thị trường là đương nhiên.

2. Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm luật cạnh tranh không? Tại sao?

Theo điều 11và điều 12Luật canh tranh 2018quy định:

2.1Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

>> Xem thêm: Vi phạm pháp luật là gì ? Quy định về hành vi vi phạm pháp luật

- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranhg

>> Xem thêm: Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh là gì ? Chính sách nhà nước cạnh tranh

2.2Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

2.3 Thỏa thuận ấn định hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp:

Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình được quy địnhđiều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP như sau:

- Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.

- Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.

- Áp dụng công thức tính giá chung.

>> Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính hành vi trốn thuế, và hành vi vi phạm về thuế liên quan đến ngân hàng

- Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.

- Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.

- Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.

- Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận.

- Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.

Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại chiếm khoảng 78% thị trường sắt- xây dựng đã phối hợp thỏa thuận cùng đồng ý về việc thực hiện một giá bán tối thiểu chung, và còn yêu cầu hiệp hội các nhà sản xuất thép Việt Nam làm đơn kiến nghị chính phủ ra quyđịnh thực hiện giá sàn về sắt xây dựng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nên vi phạm luật cạnh tranh.

2.4. Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh

- Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

- Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

Nhà nước luôn tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch, thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cũng như hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.

>> Xem thêm: Luật cạnh tranh là gì ? Khái niệm, đặc trưng của pháp luật cạnh tranh

3. Công ty A có phải thực hiện giá sàn không?

Như vậy theo như câu hỏi mà bạn đưa ra trong trường hợp sự nàycác doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường sắt- xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C vi phạm luật cạnh tranh, mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chunglà thỏa thuận vi phạm luật cạnh tranh cho nên công ty A không phải thực hiện giá sàn.

4. Nguyên tắc xử lý và hình thức xử lý vi phạm :

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền.

- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

>> Xem thêm: Hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp và hướng giải quyết ?

+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

- Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

+ Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

+ Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

+ Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

+ Cải chính công khai;

+ Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

>> Xem thêm: Những điểm mới của Luật Cạnh tranh năm 2018

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh - Công ty luật Minh Khuê