Bài 33 trang 160 sgk văn 6 tập 2 năm 2024

  1. Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng? (đọc khổ thơ 1, 2 và khổ thơ 4, 5)
  1. Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện.
  1. Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào?

Chọn ý trả lời mà em thích.

Tiếng hót của chim gợi cho ta cảm giác về một cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc.

Tiếng hót của chim làm cho ta thấy cuộc sống rất hạnh phúc, tự do.

Tiếng hót của chim làm cho ta thấy yêu cuộc sống hơn, yêu mọi người hơn.

Gợi ý trả lời:

  1. Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên rất đẹp, rất cao và rộng:

- Trời xanh cao hoài, cao vợi.

- Lúa tròn bụng sữa

- Đồng quê chan chứa.

  1. Những từ ngữ và chi tiết vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng:

- Bay vút, vút cao.

- Bay cao, cao vút.

  1. Những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện là:

- Khúc hát ngọt ngào.

- Tiếng hót long lanh.

Như cành sương chói.

- Tiếng ngọc trong veo.

- Làm xanh da trời.

  1. Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác:

Đáp án:

Tiếng hót của chim gợi cho ta cảm giác về một cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc.

Tiếng hót của chim làm cho ta thấy yêu cuộc sống hơn, yêu mọi người hơn.

Câu 6 (Trang 160 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Học thuộc lòng 2 -3 khổ thơ trong bài. Đọc cho các bạn trong nhóm nghe.

Câu 7 (Trang 160 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi đọc thuộc lòng trước lớp.

Hoạt động thực thành

Câu 1 (Trang 160 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể chuyện đã nghe, đã đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.

Gợi ý trả lời:

  1. Ví dụ về tinh thần lạc quan, yêu đời.

Em đã được học bài thơ “Ngắm trăng” của Bác Hồ. Bài thơ chính là điểm sáng về tinh thần lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh của Bác.

Bác khi sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” đang bị giam giữ tại nhà tù Tưởng Giới Thạch. Trong tù không rượu, cũng làm gì có hoa thì bác sẽ tìm niềm vui với ánh trăng bên ngoài cửa sổ nhà lao. Cảnh đẹp bên ngoài Bác không hề nhìn thấy nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được đó là một bức tranh về đêm tuyệt đẹp. Nhờ vào ánh trăng, người bạn tri kỉ của Bác Hồ mà cuộc sống trong tù của Bác bớt đi cô đơn. Bác nhận mình là nhà thơ để bầu bạn với ánh trăng sao cho thật hợp lý chứ không coi mình là một người tù.

Đây chính là tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống đáng ngưỡng mộ của Bác.

  1. Câu chuyện trong sách báo về tinh thần lạc quan, yêu đời.

Ba người công nhân đang xây một bức tường, có người đi ngang qua hỏi: “Các anh đang làm gì vậy?“.

Người thứ nhất cau có trả lời: “Anh không nhìn thấy sao? Xây tường chứ làm gì nữa!“.

Người thứ hai bình thản nói: “Chúng tôi đang xây dựng một cao ốc“.

Người thứ ba mỉm cười rạng rỡ bảo: “Chúng tôi đang xây dựng một thành phố mới”.

10 năm sau…

Người thứ nhất vẫn đang xây một bức tường khác trên công trường mới. Người thứ hai làm kỹ sư xây dựng, đang ngồi ở văn phòng thiết kế công trình. Còn người thứ ba chính là ông chủ của hai người kia.

Một tinh thần lạc quan sẽ giúp cuộc sống bạn thực sự tươi đẹp hơn. Người càng lạc quan thì thân thể càng khỏe mạnh, tinh thần càng minh mẫn. Khi đối mặt với khó khăn, người lạc quan thường sớm tìm ra được lối thoát. Bởi vì họ nhìn đời bằng một lăng kính tích cực nên những điều may mắn cũng sẽ đến.

Câu 2 (Trang 161 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi kể chuyện trước lớp.

Câu 3 (Trang 161 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nhớ viết vào vở hai bài thơ “Ngắm trăng”, “Không đề”.

Hoạt động ứng dụng

Tìm hiểu về tinh thần lạc quan yêu đời của những người sống xung quanh em.

Gợi ý:

Em có thể tìm hiểu về người thân, hàng xóm, bạn bè của mình. Những người có suy nghĩ tích cực, cách sống lạc quan.

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 33B: Em đã lớn bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 5 tập 2 trang 158 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

\>> Bài trước: Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 33A: Vì hạnh phúc trẻ thơ

Bài 33B em đã lớn

A. Hoạt động cơ bản Bài 33B Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Nói về bản thân

Gợi ý:

· Năm nay em bao nhiêu tuổi?

· Em thích làm việc gì?

· Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành người như thế nào?

· Em sẽ làm gì để thực hiện mơ ước ấy?

· Nhớ lại những ngày đầu vào lớp Một, em thấy mình đã lớn lên, đã khác trước thế nào?

· Nói về một kĩ niệm những ngày đầu em vào lớp Một.

Đáp án

Ví dụ mẫu:

Em xin tự giới thiệu, em tên là Ngọc Tâm. Năm nay em tròn 10 tuổi. Hằng ngày, em rất thích tưới nước cho cây và giúp mẹ nấu ăn. Ước mơ sau này của em là sẽ trở thành một người chiến sĩ công an như bố mẹ để bảo vệ sự bình yên cho mọi người. So với những ngày lớp Một, giờ đây em đã lớn khôn, đã biết tự vệ sinh cá nhân, biết giúp bố mẹ công việc nhà, biết tự giác học hành và chăm em... Em còn nhớ, hồi lớp Một mẹ bảo trông em giúp mẹ một lúc để mẹ đi ra chợ mua thêm ít rau. Ấy vậy mà, em mải xem ti vi chẳng để ý đến em gái nên đã để em đun tay vào cốc nước nóng trên bàn bỏng tay. May lúc đó mẹ về và sơ cứu kịp thời nên vết bỏng của em không bị để lại sẹo. Em cảm thấy rất hối hận về điều đó nên giờ đây em chăm em gái rất chu đáo và cẩn thận, luôn chơi với em khi có thời gian rảnh rồi.

Câu 2

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:

SANG NĂM CON LÊN BẢY

Sang năm con lên bảy

Cha đưa con tới trường

Giờ con đang lon ton

Khắp sân trường chạy nhảy

Chỉ mình con nghe thấy

Tiếng muôn loài với con.

Mai rồi con lớn khôn

Chim không còn biết nói

Gió chỉ còn biết thổi

Cây chỉ còn là cây

Đại bàng chẳng về đây

Đậu trên cành khế nữa

Chuyện ngày xưa, ngày xửa

Chỉ là chuyện ngày xưa.

Đi qua thời ấu thơ

Bao điều bay đi mất

Chỉ còn trong đời thật

Tiếng người nói với con

Hạnh phúc khó khăn hơn

Mọi điều con đã thấy

Nhưng là con giành lấy

Từ hai bàn tay con.

VŨ ĐÌNH MINH

Câu 3

Cùng luyện đọc

Đọc tiếp nối 3 khổ thơ: Chú ý: Phát âm đúng các từ ngữ: lên bảy, lon ton, muôn loài, lớn khôn, khó khăn, giành lấy,…

Câu 4. Thảo luận, chọn ý đúng để trả lời:

(1) Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?

  1. Chỉ các câu thơ ở khổ thơ 1 (Con lon ton chạy nhảy khắp sân vườn, nghe thấy tiếng muôn loài nói với con).
  1. Các câu thơ ở khổ thơ 2 (Trong thế giới tuổi thơ, chim và gió biết nói, cây khế chẳng có đại bàng đậu).
  1. Các câu thơ ở cả khổ thơ 1 và 2 (Thế giới tuổi thơ vui, đẹp, thơ mộng như thế giới cổ tích).

(2) Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi con lớn lên?

  1. Khi lớn lên, con vẫn sống trong thế giới cố tích nhưng không còn nghe thấy tiếng của muôn loài.
  1. Khi lớn lên, con sẽ sống trong đời thật, nghe tiêng mọi người nói với con.
  1. Khi lớn lên, dù nhiều điều đã thay đối thì con vẫn sống trong thế giới cô tích kì diệu.

(3) Từ già tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu, như thế nào?

  1. Ở trong đời thực, một cách khó khăn, bằng hai bàn tay mình
  1. Ở trong cuộc sống, một cách dễ dàng, bằng hai bàn tay
  1. Ở trong thế giới cổ tích, một cách dễ dàng, trong những giấc mơ

(4) Qua bài thơ, nhà thơ muốn nói với em điều gì?

  1. Hãy sống mãi trong thế giới kì diệu của tuổi thơ
  1. Hãy từ giã, đừng tiếc nuối tuổi thơ
  1. Từ giã tuổi thơ, ta sẽ sống cuộc sống hạnh phúc thật sự do mình tạo nên.

Đáp án

(1) Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?

Đáp án: c. Các câu thơ ở cả khổ thơ 1 và 2 (Thế giới tuổi thơ vui, đẹp, thơ mộng như thế giới cổ tích).

(2) Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi con lớn lên?

Đáp án: b. Khi lớn lên, con sẽ sống trong đời thật, nghe tiêng mọi người nói với con.

(3) Từ già tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu, như thế nào?

Đáp án: a. Ở trong đời thực, một cách khó khăn, bằng hai bàn tay mình

(4) Qua bài thơ, nhà thơ muốn nói với em điều gì?

Đáp án: c. Từ giã tuổi thơ, ta sẽ sống cuộc sống hạnh phúc thật sự do mình tạo nên.

B. Hoạt động thực hành Bài 33B Tiếng việt lớp 5 VNEN

1. Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:

· Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp

\>> Chi tiết: Lập dàn ý bài văn tả thầy cô giáo mà em yêu quý lớp 5

· Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phương, chú dân phòng, bác tổ trưởng dan phố, ba cụ bán hàng,...)

\>> Chi tiết: Lập dàn ý Tả một người ở địa phương em sinh sống lớp 5

· Tả một người em mới gặp lần đầu nhưng dể lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

\>> Chi tiết: Lập dàn ý Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc

2. Dựa theo dàn ý đã lập, trình bày miệng (trong nhóm, trước lớp) một đoạn trong bài

Ví dụ mẫu:

Đoạn thân bài:

Ấn tượng đầu tiên của em về cô Cúc đó là dáng người thon thả cùng với khuôn mặt vô cùng hiền lành của cô. Cô giáo em có một thân hình mảnh mai, cô cao tầm 1m65. Mỗi khi lên lớp cô hay mặc áo dài. thường là những chiếc áo lụa, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô.Tà áo dài của cô như truyền thêm cho chúng em tình yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống văn hóa của dân tộc. Cô có mái tóc dài và đen mượt, ôm lấy gương mặt trái xoan của cô. Điều em ấn tượng nhất trên khuôn mặt của cô đó là đôi mắt. Đôi mắt cô to tròn và đen láy. Mỗi khi cô nhìn chúng em, em thấy được sự trìu mến và những tia nhìn ấm áp từ đôi mắt ấy. Cô cũng rất hay cười với chúng em, để lộ ra hàm rang trắng và đều như hạt bắp.

3. Kể một chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội

Gợi ý

  1. Nội dung:

- Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, ví dụ : Người mẹ hiền (Tiếng Việt 2, tập một), Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai), Lớp học trên đường (Tiếng Việt 5, tập hai).

- Trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội, ví dụ : Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3, tập hai), Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một).

  1. Tìm câu chuyện ở đâu ?

- Câu chuyện em nghe người thân kể.

- Truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện Không gia đình của Héc-to Ma-lô, Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, Tốt-tô-chan cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi.

  1. Cách kể chuyện:

- Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện là gì, em đọc ở cuốn sách nào hoặc nghe ai kể, câu chuyện nói về ai hoặc về việc gì ?).

- Kể toàn bộ câu chuyện, chú ý tập trung vào những tình tiết đáp ứng yêu cầu của đề bài.

- Nêu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.

\>> Chi tiết: Kể chuyện lớp 5 tuần 33: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

4. Thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện

- Cùng các bạn trong lớp bình chọn câu chuyện hay nhất.

- Cùng các bạn thảo luận về ý nghĩa cùa câu chuyện hay nhất.

Gợi ý: Ý nghĩa của câu chuyện trên:

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy được sự bao dung, yêu thương và đầy lòng vị tha của cô giáo. Không những cô không mắng nhiếc mà còn lo lắng quan tâm cho Nam và Minh. Cô xứng đáng như một người mẹ hiền giống như tựa đề của câu chuyện vậy.