Giải thích trắc nghiệm danh xưng thanh hóa năm 2024

Câu 1: Nơi phát hiện dấu vết cư trú của con người đầu tiên trên đất Hoằng Hóa thuộc giai đoạn Quỳ Chữ vào khoảng thời gian nào.

  1. Cách ngày nay khoảng 5.000 đến 5.500 năm.
  1. Cách ngày nay khoảng 4.000 đến 4.500 năm.
  1. Cách ngày nay khoảng 3.000 đến 3.500 năm.
  1. Cách ngày nay khoảng 2.000 năm đến 2.500 năm .

Câu 2: Huyện lỵ Hoằng Hóa thời nhà Lê Thánh Tông được đặt ở địa phương nào dưới đây?

  1. Nghĩa Trang (hiện nay thuộc xã Hoằng Kim).
  1. Đằng Xá (hiện nay thuộc xã Hoằng Đạo).
  1. Quan Nội ( nay thuộc xã Hoằng Anh, thành phố Thanh Hóa).
  1. Bút Sơn (hiện nay thuộc thị trấn Bút Sơn).

Câu 3: Vị tướng nào là người Hoằng Hóa có công giúp Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, tấn công thành Nghệ An và công phá Xương Giang, được Lê Lợi phong tước hầu?

  1. Hoàng Phụng Thế
  1. Lê Phụng Hiểu
  1. Tô Hiến Thành
  1. Nguyễn Công Duân

Câu 4: Núi Băng Sơn (Núi Bưng, gắn liền với huyền thoại về ông Bưng và nhân vật lịch sử Lê Phụng Hiểu) hiện nay thuộc địa phương nào của huyện Hoằng Hóa?

  1. Nghĩa Trang, xã Hoằng Kim.
  1. Làng Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn
  1. Làng Chuế thôn, xã Hoằng Yến
  1. Làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung

Câu 5: Bộ sử nào dưới đây ghi chép về việc đổi tên “huyện Cổ Đằng” thành “Huyện Hoằng Hóa”?

  1. Đại Việt sử ký.
  1. Đại Việt sử ký toàn thư.
  1. Đại Việt sử ký tiền biên.
  1. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

Câu 6: Năm 1469, Danh xưng Hoằng Hóa với tư cách là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Thanh Hóa được đặt tên dưới chiều vua nào?

  1. Lê Thái Tổ.
  1. Lê Thái Tông.
  1. Lê Thánh Tông.
  1. Lê Nhân Tông.

Câu 7: Trong tiến trình lịch sử, trên huyện Hoằng Hóa còn có huyện Mỹ Hóa do huyện Hoằng Hóa kiêm nhiếp tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ 1102 đến 1109.
  1. Từ 1293 đến 1314.
  1. Từ 1428 đến 1469.
  1. Từ 1838 đến 1924.

Câu 8: Tính từ người thi đỗ đầu tiên năm 1232 đến khoa thi cuối cùng của triều Lê năm 1787 huyện Hoằng Hóa có bao nhiêu người đỗ đại khoa?

  1. 35 người.
  1. 36 người.
  1. 37 người.
  1. 38 người.

Câu 9: Trong thời kỳ phong kiến, những người thầy giáo tiêu biểu nào dưới đây là người Hoằng Hóa?

  1. Lê Huy Du, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Hiệu.
  1. Nguyễn Sư Lộ, Lương Đắc Bằng, Chu Văn An, Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Hiệu.
  1. Lương Đắc Bằng, Nguyễn Khắc Tráng, Chu Văn An, Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Hiệu.
  1. Lương Đắc Bằng, Nguyễn Khắc Tráng, Nguyễn Sư Lộ, Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Hiệu.

Câu 10: Năm 1924, Hoằng Hóa được gọi là phủ bao nhiêu tổng

Câu 11: Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa con sông nào ghi dấu nhiều chiến công chống quân xâm lược Chăm – pa thời Trần?

  1. Sông Mã.
  1. Sông Lạch Trường.
  1. Sông Kim Trà.
  1. Sông Cung.

Câu 12: Trong Phong trào Cần Vương chống Pháp, những sĩ phu tiêu biểu nào dưới đây là người Hoằng Hóa?

  1. Trần Xuân Soạn, Nguyễn Đôn Tiết, Cao Điển, Cầm Bá Thước.
  1. Trần Xuân Soạn, Cao Thắng, Lê Trí Trực, Nguyễn Xuân.
  1. Đinh Công Tráng, Nguyễn Đôn Tiết, Cao Điển, Lê Trí Trực.
  1. Nguyễn Đôn Tiết, Cao Điển, Lê Trí Trực, Nguyễn Xuân.

Câu 13: Ngày 01/9/1930, Chi bộ huyện Hoằng Hóa được thành lập tại địa điểm nào?

  1. Làng Đằng Trung, xã Hoằng Đạo.
  1. Làng Hồng Văn, xã Hoằng Thắng.
  1. Làng Liên Châu, xã Hoằng Châu.
  1. Làng Cự Đà, xã Hoằng Minh.

Câu 14: Đánh giá về ý nghĩa sự kiện ngày 24/7/1945, nhân dân Hoằng Hóa đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi nhanh chóng, đó là cuộc khởi nghĩa đầy sáng tạo, trọn vẹn và “rất táo bạo”…, câu nói trên được vị lãnh tụ nào của trung ương trong dịp về thăm và làm việc tại Hoằng Hóa?

  1. Tổng bí thư Lê Duẩn.
  1. Tổng bí thư Trường Chinh.
  1. Tổng bí thư Lê Khà Phiêu.
  1. Tổng bí thư Đỗ Mười.

Câu 15: Trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường trong kháng chiến chống Mỹ đã anh dũng dùng súng bộ binh và 3 khẩu 12,7 ly trong vòng 10 ngày (từ 14 đến 23/10/1967) đã bắn tan xác hai chiếc máy bay F4 và AD6, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, trong đó chiến công ngày 14/10/1967 bắn rơi chiếc F4 là chiếc máy bay thứ bao nhiêu của giặc Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc?

  1. Thứ 1.200.
  1. Thứ 2.200.
  1. Thứ 2.400.
  1. Thứ 2.600.

Câu 16: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Hoằng Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội?

  1. 25 kỳ đại hội.
  1. 26 kỳ đại hội.
  1. 27 kỳ đại hội.
  1. 28 kỳ đại hội.

Phần II Câu hỏi tự luận (Bài viết không quá 7.000 từ)

Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về sự ra đời Danh xưng Hoằng Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh vào năm 1469. Theo bạn, trong thời gian tới, huyện Hoằng Hóa cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng trong việc xây dựng Thanh Hóa trở thành “Tỉnh kiểu mẫu” như Bác Hồ hằng mong muốn?

Trả lời:

Hoằng Hóa là huyện đồng bằng nằm ở ven biển phía đông của tỉnh Thanh Hóa với chiều dài bờ biển khoảng 12 km; diện tích khoảng 224,58km²; dân số khoảng 253.400 người (theo điều tra năm 1999). Tuyến giao thông chính của huyện: quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, Quốc lộ 10, Tỉnh lộ 510B.

Có địa giới hành chính như sau:

Phía Đông là Biển Đông giáp Vịnh Bắc Bộ;

Phía Nam giáp thành phố Sầm Sơn và thành phố Thanh Hóa;

Phía Tây giáp thành phố Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa;

Phía Bắc giáp các huyện Yên Định, huyện Hà Trung và huyện Hậu Lộc.

Thời Đinh- Tiền Lê, vùng đất Hoằng Hóa ngày nay gọi là giáp Cổ Hoằng, thời Lý - Trần gọi là Cổ Ðằng, thời nhà Hồ đổi là huyện Cố Linh, thời thuộc Minh gọi là huyện Cố Ðằng. Ðến thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Ðức thứ nhất (năm 1470) đổi thành huyện Hoằng Hóa. Dưới thời Minh Mạng (năm 1838), một số làng, tổng ở phía Bắc được cắt ra cùng với tổng Ðại Lý ở huyện Hậu Lộc lập nên huyện Mỹ Hóa do huyện Hoằng Hóa kiêm nhiệm.

Đầu thế kỉ XX, huyện Mỹ Hóa giải thể, các làng, tổng trên lại nhập về Hoằng Hóa. Từ đó địa giới Hoằng Hóa ổn định cho đến năm 2012. Ðịa hình tự nhiên và đất đai Hoằng Hóa được chia thành ba vùng rõ rệt: 17 xã phía Bắc huyện thuộc tả ngạn sông Tuần và sông Mã là vùng đất thích hợp với canh tác lúa nước hai vụ chính; 22 xã vùng giữa và phía Nam huyện thuộc hữu ngạn sông Tuần và tả ngạn sông Mã phần lớn đất cát pha, thích hợp thâm canh cây lúa và màu; 8 xã vùng biển ở phía Ðông sông Cung hầu hết là đất cát, vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản.

Sau năm 1954, huyện Hoằng Hóa có 47 xã: Hoằng Anh, Hoằng Cát, Hoằng Châu, Hoằng Đại, Hoằng Đạo, Hoằng Đạt, Hoằng Đông, Hoằng Đồng, Hoằng Đức, Hoằng Giang, Hoằng Hà, Hoằng Hải, Hoằng Hợp, Hoằng Khánh, Hoằng Khê, Hoằng Kim, Hoằng Lộc, Hoằng Long, Hoằng Lương, Hoằng Lưu, Hoằng Lý, Hoằng Minh, Hoằng Ngọc, Hoằng Phong, Hoằng Phú, Hoằng Phụ, Hoằng Phúc, Hoằng Phượng, Hoằng Quang, Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hoằng Sơn, Hoằng Tân, Hoằng Thái, Hoằng Thanh, Hoằng Thành, Hoằng Thắng, Hoằng Thịnh, Hoằng Tiến, Hoằng Trạch, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Trường, Hoằng Vinh, Hoằng Xuân, Hoằng Xuyên, Hoằng Yến.

Ngày 29 tháng 8 năm 1980, chia xã Hoằng Yến thành 2 xã: Hoằng Yến và Hoằng Ngư.

Ngày 5 tháng 1 năm 1987, lại sáp nhập xã Hoằng Ngư vào xã Hoằng Yến.

Ngày 14 tháng 9 năm 1989, thành lập thị trấn Bút Sơn trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Hoằng Phúc, Hoằng Đức, Hoằng Đạo và Hoằng Vinh.

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập thị trấn Tào Xuyên trên cơ sở điều chỉnh 60,80 ha diện tích tự nhiên và 1.500 người của xã Hoằng Anh, 168,94 ha diện tích tự nhiên và 3.114 người của xã Hoằng Long, 45,61 ha diện tích tự nhiên và 502 người của xã Hoằng Lý.

Ngày 29 tháng 2 năm 2012, một phần diện tích và dân số với 22,53 km² và 28.127 người của huyện Hoằng Hoá (gồm các xã Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên) được chuyển về thành phố Thanh Hoá

Từ đó, huyện Hoằng Hóa có 1 thị trấn và 42 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ ngày Hoằng Hóa giành chính quyền và cách mạng Tháng Tám thành công, mảnh đất cách mạng Hoằng Hóa đã có nhiều đổi thay. Vùng quê nghèo khó xưa kia giờ đã khang trang, bề thế. Từ một huyện có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất tỉnh, đến nay tốc độ tăng giá trị sản xuất của Hoằng Hóa đã đạt 14,55%. Thu nhập bình quân đạt 41,5 triệu đồng 1 người 1năm, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 5,12%. Hoằng Hoá là 1 trong 14 địa phương của tỉnh 2 năm liên tục (2016 – 2017) hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đề ra.

Cùng với việc phát triển công nghiệp, du lịch, huyện Hoằng Hóa đặc biệt chú trọng đến chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhiều xã như Hoằng Đồng, Hoằng Thắng… đã về đích nông thôn mới từ những năm 2015 và đang tiến tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thông thoáng để kêu gọi, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư kinh doanh. Hiện tại, Hoằng Hoá có 400 doanh nghiệp, nhiều khu, cụm công nghiệp mới đã được hình thành mở ra nhiều hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh và đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế vững chắc trong tương lai.

Với sự nỗ lực quyết tâm cao và sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, huyện Hoằng Hoá đang phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào cuối năm 2019 và là huyện dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Hoằng Hóa trong những giai đoạn tiếp theo là: khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các quy hoạch, các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu của sự phát triển, xác định được mũi đột phá để tập trung chỉ đạo, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; phát triển các loại cây trồng có giá trị theo hướng tập trung, quy mô lớn; nâng cao hiệu quả khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, phát triển nông nghiệp Hoằng Hóa thành vành đai thực phẩm với những sản phẩm sạch, chất lượng cao; tập trung xây dựng các cụm công nghiệp, dịch vụ và các làng nghề theo quy hoạch; mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực du lịch, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các nguồn lực đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn. Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến phát triển sản xuất, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Chăm lo phát triển văn hóa- xã hội; củng cố quốc phòng – an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Là một địa phương ven biển của tỉnh Thanh Hóa, Đảng bộ và nhân dân huyện Hoằng Hóa cần vận dụng, nắm bắt thời cơ một cách chủ động để khai thác tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế, xã hội. Điểm nhấn của Hoằng Hóa trong những năm qua là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực. Nắm rõ lợi thế về tài nguyên du lịch biển. Vì vậy kinh tế của Hoằng Hóa đã chuyển dịch từ nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ. Khu du lịch biển Hải Tiến với những chiến lược và sự đầu tư mạnh mẽ đã tạo được sự khác biệt trong thu hút đầu tư của huyện nhà. Từ 7 công ty đầu tư giai đoạn đầu nay đã có hàng trăm nhà đầu tư vào khu du lịch, 47 khách sạn, nhiều nhà nghỉ, biệt thự, villa.. Cùng với đó, nhiều sân tennis, bể bơi, nhà sàn, kiốt, khu vui chơi cảm giác mạnh, công trình điện và cây xanh cũng được đầu tư xây dựng… Điều đó được minh chứng kể từ khi Hoằng Hóa tiến hành khai trương du lịch. Nếu năm 2012 du lịch Hoằng Hóa đón được 50 nghìn lượt khách đến với khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến thì đến năm 2013 đạt 80 nghìn lượt khách, năm 2015 đón 250 nghìn lượt khách, năm 2017 đạt 1.200 nghìn lượt khách, tăng 54,3% so với năm 2016. Trong thời gian tới. Để tạo thế mạnh về thu hút đầu tư và phát triển du lịch Hoằng Hóa cần mạnh tay trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các hoạt động văn hóa du lịch tâm linh. Kết nối du lịch biển đảo với du lịch văn hóa tâm linh. Đây sẽ là thế mạnh lớn trong phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của Hoằng Hóa.

Ngoài đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, để tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng về kinh tế biển, quán triệt theo tinh thần nghị định 67 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản, huyện Hoằng Hóa đã tập trung khuyến khích, đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Nhờ vậy, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy hải sản luôn duy trì 4.830 tấn…

Chính vì vậy, những năm qua, Hoằng Hóa không chỉ là huyện có mức tăng trưởng khá, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh được bảo mà trong tương lai, huyện nhà sẽ còn vươn mình hơn nữa.

Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ mà huyện nhà đặt ra, hướng tới kỷ niệm 550 danh xưng Hoằng Hóa, bản thân tôi là một công chức phụ trách lĩnh vực văn hóa – thể thao – du lịch cần phải:

+ Kiên định, giữ vững lập trường chính trị, tư tưởng của chủ nghĩa Mac - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng Công nghệ thông tin.. để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục…

+ Tổ chức tuyên truyền rộng rãi các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. Bản thân sẽ thực hiện tốt tác phong nêu gương “nói đi đôi với làm”,vận động gia đình, người thân, bạn bè thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước.

+ Không ngừng trao đổi, thảo luận, học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp và cấp trên thông qua các hội nghi để nâng cao trình độ hiểu biết của mình trong thực hiện nhiệm vụ. góp phần cùng huyện nhà thực hện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, lập thành tích chào mừng đại hội Đảng bộ huyện lầ thứ XXVII vào năm 2020. Phấn đấu cùng với Thanh Hóa xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành