Ăn thịt rắn hổ mang có tốt không

Rắn là động vật thuộc họ Bò sát, nó cũng được xếp vào những con vật thuộc nhóm tứ linh, gồm: rùa, ba ba, rắn, cá chép. Khi nhắc đến rắn, mọi người thường cho rằng đây là con vật độc ác, có nọc độc nguy hiểm, hay trả thù người khác, loài vật này cũng hay xuất hiện nhiều ở đền chùa, đình, miếu nên rất thiêng. Do vậy nhiều người cho rằng mùng 1 không nên ăn thịt rắn để tránh xui xẻo và đen đủi.

Thế nhưng, thực tế thì cho đến nay chưa có bất cứ lời truyền miệng nào hay ghi chép nào từ xa xưa quan niệm phải kiêng ăn thịt rắn vào ngày mùng 1. Thường mùng 1 mọi người sẽ kiêng ăn thịt vịt, cá mè, trứng lộn, mắm tôm.

Khoa học cũng không có nghiên cứu chứng minh việc ăn thịt rắn đầu tháng, đầu năm sẽ đen đủi. Do vậy vào ngày mùng 1 đầu tháng, nếu thích thì bạn hoàn toàn có thể ăn thịt rắn bình thường mà không cần lo ngại gì liên quan đến tâm linh.

Nhiều người thậm chí còn coi rắn là món ăn sẽ đem lại vận đỏ vào mùng 1 đầu tháng. Bởi thân hình rắn thuôn dài, thẳng, hàm ý nếu ăn thì cả tháng làm việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi giống thân hình của rắn.

Ngoài ra dân gian xưa cũng có câu “Gặp rắn thì đi, gặp quy (rùa) thì về” cũng có ý nếu ra đường mà gặp rắn thì có thể tiếp tục thực hiện công việc hàng ngày của mình, báo hiệu điều lành, còn nếu gặp rùa thì nên quay lại vì ngày hôm đó có thể kém may mắn, dễ gặp phải rủi ro.

Như vậy nếu được hỏi mùng 1 ăn thịt rắn có xui không thì câu trả lời là Không. Ngoài ý nghĩa tâm linh thì thịt rắn còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu biết chế biến và ăn đúng cách.

Ăn thịt rắn có tốt không?

Theo Đông y, thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vài kinh can. Khi ăn có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc (tức là tốt cho những người mắc bệnh về xương khớp). Mặt khác, các thầy thuốc đông y còn sử dụng thịt rắn để chữa bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, chân tay tê mỏi, nhọt độc, lở loét, giang mai, tràng nhạc…

Thịt rắn cung cấp khoảng 93 calo trên 100g thịt, tùy thuộc vào từng loại rắn đồng thời có chứa canxi, phospho, sắt, các muối khác, vitamin A, B1, B2. Đây đều là các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Gần như tất cả thành phần trong rắn đều có thể sử dụng: nọc dùng làm thuốc, tiết và mật pha rượu, xương và da đều có thể ăn được.

Một số thắc mắc thường gặp khi ăn thịt rắn

Thịt rắn làm món gì ngon?

Với thịt rắn bạn có thể biến tấu và chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn như:

  • Rắn xào sả ớt
  • Rắn nướng sa tế
  • Rắn kho tương
  • Rắn xé phay
  • Rắn nấu cháo đậu xanh
  • Rắn cuốn lá lốt nướng
  • Gỏi rắn
  • Rắn hầm sả

Ăn thịt rắn hổ mang có độc không?

Rắn hổ mang là loài rắn sở hữu nọc độc cực mạnh, dù chúng còn sống hay đã chết đều rất nguy hiểm. Tuy rằng dùng nước sôi có thể giúp khử được nọc rắn ra khỏi cơ thể nó, thế nhưng nọc rắn có thể tan vào trong nước.
Hơn nữa, chế biến rắn độc mà lại không chịu lột da, loại bỏ nội tạng… còn có thể khiến ký sinh trùng sống dai dẳng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, xâm lấn lên não, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy tốt nhất bạn nên hạn chế ăn thịt những loài rắn độc như hổ mang để đảm bảo sức khỏe của bản thân.

Ai không nên ăn thịt rắn?

Những người có bệnh nội khoa, nhất là các bệnh suy thận, tăng huyết áp, bệnh gan, tim mạch không nên sử dụng rượu và thịt rắn vì trong đó còn một hàm lượng độc tố nhỏ.

Có bầu ăn thịt rắn được không?

Thịt rắn là loại thực phẩm được khuyến cáo không nên sư dụng cho những người máu nóng, huyết hư phong nhiệt, đơn sưng, trẻ em và phụ nữ có thai. Như vậy, bà bầu là đối tượng cần tuyệt đối tránh xa món thịt rắn.

Lý do là bởi thịt rắn có mùi tanh, mặn, tính ấm… thông thường chỉ được sử dụng để ngâm rượu. Một số món ăn từ thịt rắn có chứa hàm lượng dưỡng chất không tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.

Các chuyên gia sức khỏe còn khuyến nghị: trong thời gian mang thai tuyệt đối bà bầu không được uống rượu rắn hoặc các chế phẩm khác từ thịt rắn. Bởi rượu rắn có tính nóng đi vào cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu. Mặt khác khi ngấm vào bào thai có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho thai nhi, nhất là các dị tật bẩm sinh.

Trẻ em ăn thịt rắn được không?

Đây là câu hỏi mà đa số các bà mẹ đều thắc mắc. Một số mẹ cho rằng, thịt rắn tốt nên cho trẻ ăn nhiều để phòng bệnh và tăng chất dinh dưỡng. Một số khác lại cho rằng, thịt rắn mặc dù tốt nhưng nọc độc mạnh không nên cho trẻ ăn vì sợ nguy hiểm. Vậy đâu mới là câu trả lời đúng cho vấn đề này?

Thịt rắn chứa hàm lượng đạm cao và có thể trị bệnh khá tốt có thể dùng như nguồn chất đạm cho trẻ. Các mẹ cũng phải chú không nên cho trẻ ăn quá nhiều, một tuần nên ăn 1 – 2 lần để tăng dinh dưỡng cho trẻ. Thịt rắn mặc dù mang lượng đạm cao nhưng không phải là quá tốt, vì rắn là động vật bò sát có độc nếu làm không sạch có thể gây nguy cơ ngộ độc nọc rắn và có thể gây tử vong hoặc những dị tật sau này. Cho nên các mẹ cần cẩn thận khi sử dụng thịt rắn để chế biến món ăn cho trẻ nhé.

Các mẹ nên chú mua những loại rắn không có độc như: rắn sữa Honduras, rắn nước, rắn mối,… Nếu các mẹ sợ có thể thay thế bằng lươn cũng khá giàu chất đạm cho trẻ.

Mời bạn tham khảo:

Từ dân gian, nhiều loài rắn được xem là bài thuốc thần dược chữa được rất nhiều căn bệnh. Nhưng không phải ai cũng ăn được loại thịt của con vật này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thịt rắn có những công dụng gì?

Ăn thịt rắn hổ mang có tốt không

Rắn là loài động vật bò sát chẳng ai xa lạ với khả năng di chuyển linh hoạt. Theo Y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm với tác dụng khử phong thấp, giảm đau, tiêu độc, chống viêm… được dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp, bán thân bất toại, tê mỏi chân tay, giật kinh phong, nhọt độc lở loét, giang mai… Nhiều nghiên cứu y học hiện đại công nhận thịt rắn nhiều nạc, ít mỡ và chứa nhiều dinh dưỡng với các vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin D, acid folic, saponosid, lysin, leucin, arginin, valin, các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, magie… có lợi cho sức khỏe. chất mỡ và chất là những chất rất cần thiết cho cơ thể.

Chữa ho, đau lưng, nhức đầu: mật rắn phối hợp với nhiều vị thuốc khác khi ngâm với rượu sẽ chữa được chứng bệnh trên.

Điều trị bại liệt, lở ngứa nổi ban dị ứng: Bạn nên tiến hành như sau, lấy 400 – 500gr thịt trăn đã sơ chế và cắt lát. Cho chảo lên bếp thêm ít nước dấm, cho thịt trăn vào nướng, đậy kín, đảo các miếng thịt 3 – 5 lần cho chín. Khi ăn, sử dụng món này đi kèm với nước chấm và gia vị khi ăn.Nọc rắn: Tuy trong nọc rắn có chứa hàng loạt những vi chất có chất độc có thể gây chết người như: zootoxin, có cácđộc tố crotelotoxin, ophyotoxin, các alcaloid, protein, enzym…, gây độc chủ yếulà những hợp chất chứa N, có tính kiềm và hoạt tính sinh học mạnh hơn cả so với các chất tự nhiên. Tuy nhiên, những chất này lại được ứng dụng để chế tạo thành những dược phẩm chữa bệnh dưới dạng như: thuốc bôi, xoa gây tê, giảm đau nhức, chống viêm trong các bệnh viêm dây thần kinh,sưng khớp, viêm cơ. Bên cạn đó, nọc rắn còn được sử dụng trong việc sản xuất huyết thanh giúp chữa trị hiệu quả cho những trường hợp chẳng may bị rắn độc cắn. Đồng thời, chúng còn được sử dụng cho những bệnh nhân bị mắc bệnh ung thu, cụ thể là để giải tế bào ung thư và giảm đau giai đoạn cuối củabệnh này.

Những người không nên ăn thịt rắn

Ăn thịt rắn hổ mang có tốt không

Người cao huyết áp: Nếu ngâm rắn toàn tính thì phần nọc rắn nằm ở hai bên bành rắn (phần sát với cổ) vẫn còn nguyên. Nọc rắn nếu uống dù chỉ một lượng nhỏ cũng rất độc và có thể dẫn tới tử vong. Nhưng khi ngâm rượu, nó tự dung hòa với các chất khác trong cơ thể rắn và trong rượu để lượng độc tố giảm bớt hoặc không gây nguy hiểm cho những người sức khỏe bình thường. Thận yếu sẽ không thể phân giải độc tố này, trở nên nhanh suy yếu hơn. Độc tố có thể chạy vào tim và làm tim ngừng đập nhanh chóng.

Video đang HOT

Người mong muốn cường dương: Một số người còn cho rằng đàn ông muốn cường gân, tráng cốt, cải thiện chức năng tình dục thì uống rượu rắn, ăn thịt rắn. Sự thật có đúng như vậy?Bác sĩ Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Đông y cho biết: Trong tự nhiên có khoảng 100 loài rắn. Tác dụng của mỗi loài không giống nhau và sự kết hợp của các bộ rắn khác nhau cũng tạo ra những giá trị khác nhau.

Khi ngâm rượu rắn toàn tính (ngâm cả con) thì xương rắn sẽ có tác dụng tốt cho xương khớp, thận. Thận rắn sẽ có những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới.

Theo www.phunutoday.vn

Ăn thịt rắn hổ mang có tốt không

Rau muống là món ăn phổ biến của nhiều gia đình trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều tác dụng phụ mà không ít các bà nội trợ chưa tìm hiểu kỹ từ món rau quen thuộc này.

Trong rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm.

Ngoài ra, ăn rau muống thường xuyên còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, chữa rôm sảy, mụn nhọt...

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.

Vì vậy, việc ăn rau muống không có chọn lọc, ăn thường xuyên và không tránh những tác dụng phụ không mong muốn sẽ vô tình tích bệnh vào cơ thể, lâu dài sẽ để lại hậu quả khó lường.

Dưới đây là 5 cấm kỵ rất hữu ích cho các bà nội trợ khi chọn ăn rau muống:

Nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường là rau an toàn.

Nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường là rau an toàn.

Không ăn rau muống nước

Ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc do hầu hết được trồng tại các ao hồ có nguồi nước bị ô nhiễm, rất bẩn, đây là môi trường cho nhiều giun sán ký sinh. Hơn nữa, quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa.

Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được phun vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn so với rau trồng trên cạn.

Không ăn khi chưa chín kỹ

Ăn sống rau muống hoặc ăn rau chưa chín kĩ có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Bởi trong rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski. Khi trứng sán này theo thức ăn vào cơ thể sẽ nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng, nguy hiểm hơn là gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...

Không ăn cùng với sữa

Không nên ăn rau muống cùng với sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

Không ăn khi dùng thuốc, có vết thương hở

Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, đối với những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi gây xấu da.

Không ăn khi đau nhức xương khớp

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người mắc các bệnh này thì cũng nên hạn chế.

Cách chọn rau an toàn

Rau được trồng ở các nơi có nguồn nước bẩn hay nhiều chất hữu cơ như kênh rạch, nguồn nước thải từ nhà máy... thường có màu xanh đậm hơn, cọng rau và lá to bất thường, khi rau tươi bẻ thường rất giòn...

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường vì loại rau này có vừa đủ chất hữu cơ hơn, nhìn chung sẽ an toàn cho người ăn.

Ngoài ra, trước khi nấu nên rửa nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước sạch khoảng vài giờ đồng hồ để giảm nồng độ các chất hóa học còn bám dính.

Theo Gia đình & Xã hội

18:43:10 12/04/2022

Sau trẻ em tiểu học là lứa tuổi mầm non ở Hà Nội quay lại trường suốt thời gian nghỉ dài vì dịch COVID-19

17:14:51 12/04/2022

Bộ Y tế cho biết đến nay đã tiếp nhận tổng số 232,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện đã phân bổ 211 triệu liều, cả nước đã tiêm 208.563.683 liều

17:01:41 12/04/2022

“Con trẻ sẽ vui lắm khi được bố mẹ - người thân nhất hỏi rằng “con khỏe chứ”, thay vì bố mẹ lại buông những lời trách móc, mắng mỏ chỉ vì chúng bỗng thay đổi lạ thường, không được xuất chúng, không được lạc quan, vui tươi như mọi ngày

14:48:13 12/04/2022

Một người phụ nữ ở Hà Nội bị co giật, suýt mù mắt trái sau khi tiêm filler nâng mũi tại spa của người quen

14:18:26 12/04/2022

BS Lê Thanh Tuân, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình cho biết, ngành y tế đã xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

14:14:37 12/04/2022

Hàng loạt quảng cáo với những thông tin tiêu cực khiến nhiều F0 đổ xô tìm kiếm các gói khám hậu COVID-19

14:08:29 12/04/2022

Một tháng sau khi mắc COVID-19, bé trai 11 tuổi bỗng dưng sốt lại, kèm theo sưng hạch, đỏ mắt, đau bụng, nổi ban ở da

14:03:00 12/04/2022

Gõ cụm từ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ trên Google sẽ cho hơn 51 triệu kết quả, quả là một lượng thông tin khổng lồ để cha mẹ có thể tìm được một loại thuốc cho con mình

13:40:30 12/04/2022

Trong nhiều tháng qua, một số nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu dự báo, đại dịch COVID-19 sẽ sớm trở thành bệnh đặc hữu mà chúng ta cần học cách sống chung

13:29:47 12/04/2022

Muốn tạm biệt béo phì, người cao tuổi phải hiểu rõ nguyên nhân gây béo phì và lên kế hoạch giảm cân có mục tiêu

13:09:41 12/04/2022

Theo thống kê của Bộ Y tế, số bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị là 1.235 ca; giảm khoảng 70% so với cùng kỳ cao điểm tháng 3. Sở Y tế TP HCM đối thoại với người bệnh; Bố trí cấp cứu và đội phòng dịch tại các điạ điểm thi đấu, lưu tr...

17:39:32 11/04/2022

Theo thống kê, cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ trong độ tuổi tiêm chủng vaccine COVID-19 từ 5 - dưới 12 tuổi

17:08:12 11/04/2022

Ngày 11/4, BV TW Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Bệnh viện St Jude Childrens Research Hospital (Mỹ) điều trị thành công một trường hợp u nguyên bào thận hai bên (U Wilms) ở trẻ em

08:30:59 11/04/2022

Tôi khỏi bệnh đã 2 tháng nhưng tình trạng đỏ và nhức ở mắt vẫn còn, xin bác sĩ lý giải nguyên nhân và cách điều trị

06:54:41 11/04/2022

Theo dự kiến của Bộ Y tế, trong tháng 4/2022, sẽ có 3 đợt vaccine với khoảng hơn 7 triệu liều về Việt Nam. Hiện đã có gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã về đến Việt Nam, do Australia hỗ trợ. Như vậy...

17:53:23 10/04/2022

Đến nay cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ bao phủ mũi 1 và 2 cho người trên 18 tuổi đều đạt 100%; Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường 4; TP HCM ra văn ...

12:47:57 10/04/2022

Nghiên cứu mới từ Mỹ phát hiện một loại thuốc hiện có bất ngờ phát huy khả năng làm giảm mạnh tải lượng virus ở bệnh nhân Covid-19 và ngăn ngừa tình trạng mất mùi, mất vị

10:59:04 10/04/2022

Nghiên cứu mới cho thấy, thuốc giảm fenofibrate làm giảm lipid máu, có liên quan đến việc giảm nguy cơ tiến triển thành các dạng bệnh võng mạc đái tháo đường

10:56:51 10/04/2022

Kết quả phân tích cho thấy hầu như không có sự khác biệt về nồng độ kháng thể giữa những người sử dụng thuốc để chữa các phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine và những người không sử dụng

09:26:01 10/04/2022

Vẫn có khả năng người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine gặp phải tình trạng Covid-19 kéo dài khi mắc bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ này khá thấp