Ý nghĩa của thị trường đối với sự phát triển công nghiệp

Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi in nghiêng

(trang 39 sgk Địa Lí 9): - Dựa vào bản đồ Địa chất - khoáng sản (trong Atlát Địa lí Việt Nam) hoặc Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và kiến thức dã học, nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

Trả lời:

Sự phân bố tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ (dầu, khí).

- Công nghiệp luyện kim: ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Công nghiệp hoá chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ (sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản) và Đông Nam Bộ (sản xuất phân bón, hoá dầu).

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: ở nhiều địa phương, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

(trang 40 sgk Địa Lí 9): - Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?

Trả lời:

Việc cải thiện đường giao thông sẽ đảm bảo mối liên hệ kinh tế giữa các cơ sở công nghiệp, giữa các vùng được thông suốt, góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.

(trang 41 sgk Địa Lí 9): - Thị trường có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển công nghiệp?

Trả lời:

Thị trường có vai trò "đòn bẩy" đối với sự phát triển, phân bố và cơ cấu lại ngành công nghiệp nước ta . Hiện nay, dưới sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

Bài 1: Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng vào các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Lời giải:

Ý nghĩa của thị trường đối với sự phát triển công nghiệp

- Các yếu tố đầu vào:

+ Nguyên, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,... từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).

+ Lao động.

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật.

- Các yếu tố đầu ra:

+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan).

+ Thị trường ngoài nước.

- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Bài 2: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Lời giải:

  Ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

   - Tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

      Ví dụ:

      + Mía cho công nghiệp đường mía

      + Chè, cà phê cho công nghiệp chế biến chè, cà phê

      + Bò thịt, bò sữa cho ngành sản xuất thịt hộp, sữa hộp…

      + Cá, tôm… cho công nghiệp chế biến thủy sản.

   - Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.

Bài tập Sách bài tập

 Bài 1 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 9:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, em hãy hoàn chỉnh sơ đồ các yếu tố đầu vào của phát triển và phân bố công nghiệp.

Lời giải:

Ý nghĩa của thị trường đối với sự phát triển công nghiệp

Bài 2 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 9:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, em hãy hoàn chỉnh sơ đồ các yếu tố đầu ra của phát triển và phân bố công nghiệp.

Lời giải:

Ý nghĩa của thị trường đối với sự phát triển công nghiệp

Bài 3 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 9: Em hãy hoàn chỉnh đoạn viết sau đây:

Khoáng sản tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, ở đây phân bố một số loại khoáng sản với trữ lượng lớn như:…………………………………………….. Điều này đã tạo nên thế mạnh nổi bật của vùng là:.................................................................

Lời giải:

Khoáng sản tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, ở đây phân bố một số loại khoáng sản với trữ lượng lớn như: than, sắt, thiếc, mangan, apatit, kẽm, chì, đồng, vàng,… Điều này đã tạo nên thế mạnh nổi bật của vùng là: khai thác và chế biến khoáng sản.

Thị trường có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển công nghiệp?

Các câu hỏi tương tự

Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thê nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp:

A. Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

B. Thu hẹp sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp

C. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

D. Khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp.

Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?

Sức ép của thị trường có vai trò như thế nào với ngành công nghiệp nước ta?

A. Làm kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp

B. Giúp cho cơ cấu ngành công nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt hơn

C. Hình thành nên các trung tâm công nghiệp

D. Thay đổi sự phân bố của các ngành công nghiệp

Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Thị trường có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?

Các câu hỏi tương tự

Hệ thống lý thuyết và câu hỏi ôn thi môn kì 2 năm học 2018 mới nhất

Soạn bài 43: Địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp 2)

Soạn bài 42: Địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp)

Soạn bài 41: Địa lí tỉnh (thành phố)

Soạn bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp)

Soạn bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Soạn bài 34: Soạn phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm Đông Nam Bộ

Soạn bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)

Soạn bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)

Soạn bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Soạn bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

Soạn bài 28: Vùng Tây Nguyên

Soạn bài 27: Soạn kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

Soạn bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp)

Soạn bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Soạn bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)

Soạn bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Soạn bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Soạn bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng

Soạn bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Soạn bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Soạn bài 16: Soạn vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế

Soạn bài 15: Thương mại và du lịch