Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất

Bằng sự khéo léo, sáng tạo và niềm đam mê cháy bỏng, Nguyễn Tuấn Anh (SN 1988, trú tại xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã chế tác, thổi hồn, biến những khối gỗ vô tri thành những tác phẩm độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo có 6 anh chị em ở thôn Tân Bình, Tuấn Anh mất bố khi mới 7 tuổi. 

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất

Toàn bộ công việc tại xưởng điêu khắc hiện chỉ một mình anh Tuấn Anh đảm nhiệm.

Từ nhỏ, cậu đã có năng khiếu về hội họa. Năm 2006, sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Tuấn Anh xin mẹ học nghề đóng tàu ở trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh. Có nghề trong tay, Tuấn Anh đã vào Bà Rịa - Vũng Tàu xin làm tại một công ty đóng tàu. Công việc ổn định nhưng niềm đam mê với nghệ thuật điêu khắc, hội họa khiến anh luôn khắc khoải. Có những lúc "nhớ nghề", anh lại mang đồ nghề ra các tuyến phố mỗi tối, vẽ tranh bán cho du khách.

Ngọn lửa nghệ thuật trong anh ngày càng lớn. Đến năm 2011, Tuấn Anh bất ngờ bỏ việc đóng tàu, lên Gia Lai, xin làm tại một xưởng mộc để theo đuổi đam mê của mình. Đến năm 2014, Nguyễn Tuấn Anh quyết định trở về quê hương lập nghiệp bằng nghề điều khắc gỗ.

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất

Dụng cụ để điêu khắc khá đơn giản chỉ là những chiếc đục với kích cỡ khác nhau.

"Tôi đến với nghề điêu khắc là do đam mê, năng khiếu sẵn có, chứ không qua trường lớp đào tạo nào cả. Thời gian đầu về quê lập nghiệp, tôi gặp không ít khó khăn, bởi khách hàng chưa biết đến sản phẩm của mình và giá trị của các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ", anh Nguyễn Tuấn Anh tâm sự.

Nhưng bằng kinh nghiệm và kỹ thuật có được, Tuấn Anh đã tự sáng tạo ra các tác phẩm trên chất liệu gỗ, từ kích cỡ nhỏ nhất, có thể cầm tay đến những sản phẩm lớn như tranh, tượng gỗ với nét đục đẽo tinh xảo, điêu luyện.

Dần dần, khách yêu nghệ thuật thích thú, truyền tai nhau và tìm đến xưởng của Tuấn Anh đặt hàng ngày càng nhiều. Hiện anh làm không hết việc, ngoài phục vụ khách trong tỉnh, các tác phẩm còn được khách ở các tỉnh bạn như: Nghệ An, Hà Nội, Đồng Nai... đặt hàng liên tục.

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất

Mỗi tác phẩm, anh Tuấn Anh đều dành trọn tâm huyết.

Theo Nguyễn Tuấn Anh, điêu khắc gỗ là nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp, đòi hỏi ngoài sự khéo tay còn phải có sáng tạo. Nghề cũng yêu cầu người thợ phải có tính kiên trì và thực sự đam mê.

"Nhiều khách hàng đưa cả khối gỗ xù xì đến để nhờ thiết kế, điêu khắc thành những tác phẩm ý nghĩa. Từ những khối gỗ xù xì, vô tri ấy, tôi phải ngắm nghía thật kỹ để phác thảo, tạo dáng, tạo thế phù hợp nhất. Sau khi có được ý tưởng phù hợp với khối gỗ, tôi mới bắt tay vào đục đẽo, gia công sản phẩm", anh Tuấn Anh nói và cho biết, sản phẩm kỳ công nhất mà anh từng làm phải mất hơn 2 tháng mới hoàn thiện.

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất

Tất cả các công đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Nói về đặc thù của nghề, Nguyễn Tuấn Anh cho biết, cũng là tạo tác trên gỗ, nhưng điêu khắc gỗ khác với nghề mộc dân dụng ở chỗ đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo và tính nghệ thuật rất cao. Trong khi nghề mộc dân dụng có thể sử dụng máy móc sản xuất ra sản phẩm hàng loạt giống nhau, thì mỗi tác phẩm điêu khắc nghệ thuật ra đời là độc bản.

Cái khó nhất của nghề này là nguồn nguyên liệu. Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ, hầu hết các công đoạn đều làm bằng thủ công, vì vậy, khi chọn gỗ cũng phải thật tỉ mỉ. Theo đó, gỗ phải là loại tốt, có độ dẻo, không nứt và không bị mối, mọt.

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất

Các sản phẩm điêu khắc có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.

"Gốc cây càng có dáng lạ thì sản phẩm mình làm ra càng độc đáo. Tôi phải trực tiếp sang Lào hoặc nhờ người quen bên đó tìm mua giúp những gốc gỗ có dáng độc lạ để đưa về. Còn đồ nghề tạo tác thì rất đơn giản, chỉ là những chiếc đục sắt, cưa, máy phay gỗ...", Tuấn Anh cho biết.

Một điều quan trọng cũng được người thợ điêu khắc gỗ chia sẻ là, ngoài việc tìm ra được những gốc cây có thế độc, lạ thì việc tạo ra được những tác phẩm có hồn, thần thái là yếu tố quyết định đến giá trị của sản phẩm.

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất

Ngoài điêu khắc, Tuấn Anh còn vẽ các tác phẩm trên gỗ cho khách có nhu cầu.

"Chẳng hạn, cùng là một bức điêu khắc "mã đáo thành công" nhưng mỗi người thợ sẽ tạo ra thần thái khác nhau cho bức họa. Điều đó đòi hỏi người làm nghề điêu khắc phải thổi vào sản phẩm những thần thái sống động nhất", anh Tuấn Anh chia sẻ thêm.

Gắn bó với nghề điêu khắc gỗ đã được gần 12 năm, đến nay, Nguyễn Tuấn Anh đã sáng tác trên 1.000 tác phẩm với rất nhiều chủ đề khác nhau như tranh Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tượng Phật, tượng Phúc - Lộc - Thọ, tượng 12 con giáp, tranh thư pháp,...

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất

Các sản phẩm khá đa dạng theo thị hiếu của thị trường.

"Hiện nay, tôi chỉ làm một mình. Trung bình mỗi tháng, xưởng điêu khắc gỗ của tôi nhận khoảng 10-15 đơn hàng. Một năm, trừ chi phí, nghề điêu khắc cũng mang lại cho tôi hơn 200 triệu đồng, cao hơn hẳn làm công nhân đóng tàu", anh Tuấn Anh nói về dự định thời gian tới sẽ mở rộng quy mô sản xuất, nhận đào tạo và tạo việc làm cho các thanh niên trên địa bàn có chung niềm đam mê, góp phần đưa nghề điêu khắc gỗ ngày càng phát triển.

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất
Tượng nhà mồ được sưu tầm trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk

Từ bao đời nay, tượng nhà mồ mang giá trị văn hóa tâm linh độc đáo đã gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên. Theo quan niệm của đồng bào, tượng nhà mồ hàm chứa khát vọng nhân sinh tiếp diễn ở thế giới bên kia. Những bức tượng hình người với đủ mọi sắc thái, biểu hiện cảm xúc vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc, hay tượng con thú, cây cỏ được đặt tại nhà mồ để bầu bạn với người dưới mộ.

Nghệ thuật dành cho người đã khuất

Tượng nhà mồ, là tác phẩm điêu khắc có tính nghệ thuật đặc sắc dùng cho lễ bỏ mả (pơ thi)- nghi lễ quan trọng nhất trong nghi lễ vòng đời của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. Nghi lễ thể hiện cuộc chia ly cuối cùng giữa người sống và người chết để tiễn đưa linh hồn về thế giới bên kia.

Nghệ nhân tạc tượng Y Thái Êban, buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Tượng nhà mồ thường mang dáng vẻ hoang sơ, không theo khuân mẫu, không cần chuẩn xác tỉ lệ, kích thước,mà quan trọng nhất là người làm tượng phải gửi gắm thông điệp, ý nghĩa vào trong đó. Được tạo ra một cách ngẫu nhiên theo cảm hứng của người làm tượng, nhưng mỗi bức tượng mang ý nghĩ riêng. Ví dụ như tượng ngồi hai tay chống cằm thể hiện người chồng hay vợ luôn nhớ thương người đã mất. Còn tượng ẵm con biểu hiện người vợ, người mẹ đi tìm chồng, chờ chồng…

“Điểm đặc biệt nhất trong các bức tượng, chính là sự biểu đạt trên khuôn mặt. Nó không những thật mà phải còn giàu cảm xúc, chỉ cần nhìn vào là hiểu được thông điệp của bức tượng", nghệ nhân Ê ban chia sẻ.

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất
Mỗi bức tượng mang biểu hiện cảm xúc mà nghệ nhân Y Thái Êban muốn gửi gắm

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Krôh ở xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai) cũng chia sẻ, tượng gỗ dân gian gắn liền với nhà mồ và lễ pơ thi (bỏ mả). Tượng nhà mồ được dựng lên trong lễ bỏ mả để bầu bạn với người đã khuất. Vì thế, việc đẽo tượng là việc nghĩa tình và cũng không ai phán xét tượng đẹp, xấu bởi tượng gắn với đời sống tâm linh của đồng bào DTTS Tây Nguyên.

Theo quan niệm xưa, tượng nhà mồ phải làm trong rừng và phải thực hiện một cách bí mật trước khi lễ bỏ mả diễn ra. Rồi đưa tượng đến ngôi mả làm lễ, dựng tượng làm lễ cúng, đây là nghi lễ cuối cùng của vòng đời một con người. Sau nghi lễ người thân, gia quyến không còn ra thăm mộ nữa hay thờ cúng gì nữa.

Tượng nhà mồ gắn kết với nhà mồ, tạo thành một khối kiến trúc độc đáo của người Tây Nguyên dành cho người đã khuất. Không gian nhà mồ và tượng nhà mồ chứa đựng nét văn hóa tâm linh của đồng bào DTTS Tây Nguyên.

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất
Nghệ nhân tạc tượng nhà mồ bằng những dụng cụ thô sơ tạo ra những tác phẩm tượng gỗ xù xì nhưng đầy cảm xúc

Gía trị gốc đang dần mờ nhạt

Tượng nhà mồ là tác phẩm mang nghệ thuật phục vụ đời sống tâm linh, thể hiện nghệ thuật điêu khắc có một không hai ở xứ sở đại ngàn này. Bởi tạc tượng nhà mồ không cần bản vẽ phác họa, không máy móc hỗ trợ, người nghệ nhân tưởng tượng trong đầu rồi dùng rìu, đục, dao... để tỉ mỉ đẽo, gọt biến những khúc gỗ vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa.

Tuy nhiên, ngày nay, các khu nghĩa địa của đồng bào các DTTS Tây Nguyên đang dần vắng bóng tượng nhà mồ. Những ngôi mộ xây bằng bê tông cốt thép đang thay thế nhà mồ truyền thống. Người biết tạc tượng nhà mồ cũng dần ít đi và tượng nhà mồ dần mai một trong đời sống của đồng bào DTTS nơi đây.

Vì sao nghệ thuật dđiêu khắc gỗ dần biết mất

Việc khôi phục lại nghệ thuật tạc tượng gỗ góp phần làm sinh động thêm đời sống, nét đẹp văn hóa của người Ê Đê. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, để khôi phục và phát triển nghệ thuật tạc tượng gỗ là rất khó, bởi nguồn gỗ khan hiếm. Chỉ có thể phục dựng nghệ thuật tạc tượng trong ngày hội văn hóa, hội thi tạc tượng bảo tồn và giúp cho du khách, quần chúng Nhân dân biết thêm về nghệ thuật này”.

Ông Đặng Gia DuẩnPhó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk

Già Ama Phương (SN 1951), trú buôn Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho biết: tượng nhà mồ thể hiện tình thương, tấm lòng của người sống đối với người đã khuất. Mỗi bức tượng mang ý nghĩa khác nhau.

Đối với đồng bào M’nông ở Buôn Đôn, tượng con công đặt tại nhà mồ vì mong muốn người chết sẽ biến thành con chim đẹp nhất, lớn nhất. Tượng ngà voi tượng trưng cho vùng đất săn bắt, thuần dưỡng voi rừng. Ngôi mộ có tượng voi, chứng tỏ khi còn sống, người nằm dưới mộ đã có công lao thuần dưỡng, chăm sóc voi, cuộc sống gắn liền với con voi.

“Ngày xưa, ngôi mộ nào cũng có tượng nhà mồ. Bây giờ chỉ những gia đình có điều kiện mới làm được. Tượng nhà mồ đã mai một rất nhiều, tượng vắng bóng ở các khu nhà mồ. Thế hệ chúng tôi còn biết gốc tích để kể lại, mai này thế hệ tôi mất hết đi thì không còn ai biết đến tượng nhà mồ, bản sắc văn hóa này cũng biến mất", già Phương lo lắng nói

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, toàn tỉnh có 606 buôn đồng bào DTTS tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Trong tổng số 11.835 nghệ nhân thuộc các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, thì nghệ nhân tạc tượng hiện có 312 người.

Ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk bộc bạch: Trước đây, những nghĩa địa của người Ê Đê có rất nhiều tượng nhà mồ để thể hiện tình cảm của người sống. Tạc được tượng nhà mồ phải là nghệ nhân rất đặc biệt thì bức tượng mới có cảm xúc.

Chính vì vậy, tượng nhà mồ trở thành hiện vật văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên. Hiện nay, các địa phương, nghệ nhân đang tìm cách để đưa tượng nhà mồ đến các khu, điểm du lịch. Ở đó, du khách được giới thiệu, được tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc đặc biệt này...

Bài 2: Tìm không gian mới cho tượng nhà mồ

Người kể chuyện buôn làng bằng tượng gỗ