Ví dụ về thuyết tương tác biểu trưng

Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert BlumerGiảng viên: GS.TS Lê Ngọc HùngNhóm thực hiên:Trần Thị Hiền (nhóm trưởng) - Nguyễn Hạnh Linh&&&1.Tiểu sử của Herbert BlumerHerbert Blumer sinh năm 1900, mất năm 1987. Ông lấy bằng tiến sĩ năm 28tuổi. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của trường phái Chicago và là học trò của Mead, nguyênlà tổng biên tập Tạp chí xã hội học Mỹ và Chủ tich Hội Xã hội học Mỹ2.Nội dung quan điểm của Blumer về tương tác biểu trưnga.Lí giảiHành độngcủa cá nhân AKí hiệu,biểu tượngHành động củacá nhân BĐịnh nghĩaSơ đồ1: Quan niệm tương tác biểu trưng của Blumer1Giải thích sơ đồ:Tương tác biểu trưng là một quá trình, một hình thức xã hội được tạo thành từcác hành động của các cá nhân mà mỗi hành động đó được thực hiện trên cơ sở vàthông qua sự lí giải, định nghĩa, động cơ hành động của nhau được thể hiện thông quahệ thống kí hiệu, biểu tượng.Ví dụ 1:Một chàng trai tặng một bông hoa hồng đỏ cho cô gái thì cô gái đó phải lí giảixem biểu tượng bông hồng đỏ đó nói lên điều gì, liệu là chàng trai có cảm tình vớimình không? Khi đã giải mã được ý nghĩa của biểu tượng hoa hồng thì cô gái sẻ thựchiện hành động trả lời lại đối với chàng trai và chàng trai cũng tùy thuộc vào hànhđộng của cô gái để có thể thực hiện được những hành động tiếp theo.b.SIRTrong đó:S là kích thíchI là sự lí giảiR là phản ứngSơ đồ 2: Các thành tố của tương tác biểu trưngGiải thích sơ đồ:2Blumer biến mô hình hành vi S-R thành mô hình tương tác S-I-R. Cá nhân Acó hành động nào đấy với cá nhân B, để đáp lại B phải hiểu được ý nghĩa của hànhđộng của A; đến lượt mình A chỉ có thể trả lời B sau khi đã nắm bắt được hành độngcủa A. Cứ như vậy, mối tương tác giữa các cá nhân dược thực hiện thông qua cơ chế lígiãi ý nghĩa, cử chỉ, hành vi, hoạt động của các bên tham gia.Ví dụ 2:An thực hiện hành động cầm tay Bình thì để có thể phản ứng lại Bình phải hiểuđược ý nghĩa của hành động An vừa thực hiện. Khi đã giải mã hành động cầm tay củaAn thì Bình sẽ quyết định phản ứng lại như thế nào. Nếu Bình gạt tay An ra thì Ancũng sẽ lại phải lý giải, tìm ý nghĩa của hành động đấy của Bình rồi mới có thể tiếptục quá trình tương tác.c.Tuy nhiên, trong quá trình tương tác nếu các cá nhân giải mã sai các tín hiệucủa nhau thì quá trình tương tác đó coi như không thành công. Bởi sự lý giải sai sẽ dễdẫn đến hành động phản ứng sai.Ví dụ 3:3.Kết luậnNhư vậy, quá trình tương tác biểu trưng là quá trình là quá trình tương tác dựa3vào biểu tượng, dựa vào sự lí giãi ý nghĩa động cơ, nhu cầu hành động củanhau. Lý thuyết tương tác biểu trưng của Blumer có ý nghĩa rất lớn trong việcứng dụng vào thực tiễn và xã hội học.4

(Last Updated On: 31/07/2021 by Lytuong.net)

Một nhóm ba học giả, John Dewey, George H. Mead và Charles H Cooley, đã xây dựng những nền móng của môn tâm lý xã hội. Tâm lý xã hội nghiên cứu các vấn đề như đám đông, nhóm, tập thể, vị trí tâm lý của con người trong tập thể, độ kết dính của một tập thể, các hình thức ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người trong tập thể…

Theo tâm lý xã hội học, một cơ sở quan trọng của xã hội học, thì cái tôi về cơ bản là sự nhập tâm các khía cạnh của một quá trình giữa cá nhân, hay quá trình xã hội. Cái tôi có chức năng là chỉ dẫn trong ứng xử xã hội-tức là con người ta có xu hướng hành động để giữ gìn hình ảnh hiện hữu hoặc đáng mong muốn về bản thân họ trong cộng đồng

Theo lý thuyết này, đặc tính cá nhân được hình thành thông qua sự tương tác của cá nhân với các cá nhân khác và các nhóm khác. Trong tương tác, mỗi người hiểu biết “ta là ai” và “ta phải làm gì” thông qua những phản ứng của người khác đối với các hành động của ta. H Cooley đã đưa ra khái niệm “cái tôi phản chiếu” (looking-glass self) để nói rằng cái tôi chính là sản phẩm của sự tương tác. Cái tôi phụ thuộc vào những phản ứng cảm nhận của người khác,  hay nói theo lời của Charles Cooley “mối người với nhau là một tấm gương phản chiếu. Người này phản ánh người kia qua đó” (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (dịch), 2010) . Sự tương tác để lại các biểu tượng tượng trưng cho các giá trị xã hội. Sự tương tác-biểu trưng là sự tương tác giữa người và người thông qua các biểu tượng tượng trưng cho các giá trị xã hội.

Lý thuyết tương tác biểu trưng gây sự chú ý về việc làm thế nào cuộc sống xã hội được “xây dựng” thông qua các hoạt động trần tục của giao tiếp xã hội. Ví dụ, trong tất cả các lựa chọn mà sinh viên đã đưa ra-sự gia nhập các nhóm bạn, việc học các quy tắc không chính thức của trường, những thách thức của họ và phá vỡ các quy tắc đó-trật tự xã hội của xã hội sinh viên, hay “văn hóa đại học- college culture” thật sự được “xây dựng” nên. Guffman đã nghiên cứu các quá trình này. Ông ứng dụng quan điểm tương tác biểu trưng để nghiên cứu các tương tác hàng ngày như nghi thức chào hỏi khi gặp nhau và chia tay, cuộc sống hàng ngày ở bệnh viện tâm thần, sòng bạc và cho đến các hành vi ở nơi công cộng, đường phố. Nghiên cứu của ông tìm hiểu cách con người ứng xử trong các tình huống xã hội và những cách thể hiện của họ được những người khác đánh giá như thế nào.

Sức mạnh của lý thuyết này nằm ở chỗ khả năng của nó trong việc tạo ra các lý thuyết về việc làm thế nào con người học cách đóng vai những vai trò cụ thể và làm thế nào những vai trò này được sử dụng trong các nhóm xã hội và tổ chức xã hội.

Ví dụ về thuyết tương tác biểu trưng
Đề bài: Vận dụng kiến thức lý thuyết về Xã hội học của nhóm 4  thuyết tương tác biểu tượng – Symbolic Interactionism) và phân tích Xã hội Việt Nam trong giai đoạn từ năm áp dụng chính sách mở cửa kinh tế (1986) cho đến nay qua các khía cạnh hành động xã hội, tương tác xã hội, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội, văn hoá và biến đổi xã hội.                                                                 

Chủng sinh Giuse Trần Ngọc Huấn

Cha giáo hướng dẫn Micae Trương Thanh Tâm, SJ

Hà Nội, tháng 01 năm 2015

Xã hội học là một môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu có hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội, hành vi xã hội được thể hiện trong quá trình hoạt động của con người trong các nhóm, tổ chức xã hội.[1] Nền tảng cơ bản của xã hội học được xây dựng trên cơ sở về mối quan hệ tác động giữa cá thể và xã hội. Xã hội học nghiên cứu hoạt động của các cá nhân trong các nhóm xã hội. Một trong những lý thuyết quan trọng của xã hội học là lý thuyết tương tác biểu trưng.[2] Đây là quan điểm cho rằng các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác mà đọc và lý giải chúng.[3] Con người luôn đụng chạm và sử dụng tới các biểu tượng. Các biểu tượng đã tồn tại lâu đời trong đời sống của con người ở mọi nền văn minh. Theo tiến trình phát triển văn hoá và đời sống xã hội, các biểu tượng ngày càng mở rộng về số lượng cũng như ý nghĩa, đồng thời, quá trình giao thoa văn hoá cũng đã tiếp nhận thêm ngày càng nhiều các biểu tượng mới từ các nền văn hoá bản địa lân cận và du nhập.[4] Xã hội được tạo bởi các cá nhân đang tương tác với nhau thông qua hệ thống các ký hiệu, biểu tượng. Do vậy, dư luận xã hội tất yếu nảy sinh trong quá trình tương tác xã hội giữa các cá nhân, nhóm người với tư cách là những kết quả, những kết tinh của các tương tác biểu tượng.

Từ sau giai đoạn hội nhập với văn hoá phương Tây, khoa học nói chung và ngành khoa học xã hội ở Việt Nam nói riêng đã có những thay đổi đáng kể. Xã hội Việt Nam đã và đang từng ngày thay da đổi thịt trên mọi phương diện. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, xã hội này đã trải qua nhiều hình thái, nhiều giai đoạn khác nhau với những cơ sở nền tảng và nguyên lý khác nhau. Bề dày lịch sử ấy vun đắp nên nền tảng xã hội thật phong phú. Do vậy, việc định hình được khuôn mẫu về xã hội cũng như những chuẩn mực và giá trị khác nhau về tương tác xã hội giữa các thành phần trong đó là một vấn đề khá phức tạp và đòi hỏi những nền tảng lý luận thật sắc bén. Sau 1975, đất nước Việt Nam thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội. Do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, cuối những năm 70-đầu 80 của thế kỷ XX, Việt Nam lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Trong bối cảnh đó, vấn đề sống còn là phải đổi mới để đất nước vượt qua khủng hoảng. Từ năm 1986, xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Phát triển xã hội tại Việt Nam nay được hiểu là sự vận động, biến đổi theo hướng tiến bộ, hợp quy luật, thuận lòng người của cơ cấu xã hội, các thiết chế xã hội, việc giải quyết các nhu cầu của đời sống con người trong xã hội và các mối quan hệ xã hội của con người.[5] Xã hội Việt Nam xây dựng trên những tương tác xã hội khác nhau. Tương tác biểu trưng mà chúng ta tìm hiểu ở đây chính là một phần của tương tác xã hội. Trong quá trình tương tác này, sự tác động qua lại sẽ được thực hiện, đồng thời cũng diễn ra sự thích ứng của một hành động và một hành động khác.[6] Từ góc nhìn lý thuyết về tương tác biểu trưng trong xã hội học, chúng ta có thể đưa ra một vài nhận định về xã hội Việt Nam từ năm áp dụng chính sách mở cửa kinh tế (1986) đến nay qua các khía cạnh hành động xã hội, tương tác xã hội, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội, văn hoá và biến đổi xã hội.

Theo khái niệm lý thuyết tương tác biểu tượng, chúng ta luôn tìm được những ý nghĩa gán cho mỗi hành động cử chỉ đó tức là các biểu tượng. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác, ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ. Tất cả những vật thể, hình ảnh, hành động, cử chỉ xung quanh chúng ta có thể được con người gán cho những ý nghĩa và trở thành biểu tượng trong giao tiếp. Ví dụ: khi cha mẹ không đồng ý với hành động của trẻ thì cha mẹ sẽ lắc đầu hoặc đồng ý thì sẽ gật đầu…

Xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới đem đến cho ta nhận thức về nhiều thay đổi trong hành động xã hội. Những biểu tượng truyền thống như đấu tranh giai cấp, đấu tranh trong thời kỳ giải phóng dân tộc, đấu tranh trong thời kỳ bao cấp…dần được thay đổi. Trước đây, ta đề cao đấu tranh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chính mình, bảo vệ lý luận của mình và chế độ, nay cần thay đổi theo hướng tích cực hơn, chuyển sang đối thoại, hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Mỗi hành động đều được nhìn nhận dưới khía cạnh của xã hội mở, tức là mang đến sự hòa nhập cộng đồng và hướng đến ích chung cũng như làm cho cá nhân được tôn trọng và cởi mở hơn. Do đó, thay vì xét đoán dưới góc độ vị kỷ thì xã hội Việt Nam hôm nay đòi hỏi mỗi người cần nhìn nhận những hành động của người khác theo phương diện của chính họ, nhờ đó hiểu được ý nghĩa hành động đó. Ví dụ khi ta thấy Trung Quốc gây hấn ở biển Đông vào năm 2014 khi đặt dàn khoan dầu Hải Dương I, nếu chúng ta có hành động đáp trả ngay lập tức (ví dụ bắn phá) thì sẽ bị cuốn vào âm mưu của họ là gây nên cuộc chiến mà phần thắng hầu chắc thuộc về họ. Một hành động cần được suy xét và có thái độ ứng xử cách cẩn thận thì mới hiểu được sâu xa vấn đề. Đó là một trong những yếu tố quan trọng trong hành động mở cửa và hội nhập quốc tế mà Việt Nam đang thực hiện.

Tương tác xã hội là một hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít nhất là hai chủ thể hành động. Trong quá trình tương tác này, sự tác động qua lại sẽ được thực hiện, đồng thời cũng diễn ra sự thích ứng của một hành động và một hành động khác.[7] Nhà xã hội học Charles Horton Cooley đặc biệt quan tâm tìm hiểu hành vi của cá nhân trong mối tương tác xã hội nhất định, trong tình huống xã hội cụ thể. Vai trò của cá nhân và cấu trúc xã hội tương tác với nhau tạo thành những số phận con người xã hội. Tất cả tính cách, suy nghĩ, hành động, và thói quen của một người đều bị ảnh hưởng bởi những đánh giá, nhận xét của những người khác trong xã hội. Nhà xã hội học Herbert George Blumer cũng đặc biệt đề cao vai trò của cá nhân, của từng con người trong quá trình hành động và ứng xử để tạo nên sự tương tác xã hội và tương tác biểu tượng.

Xã hội Việt Nam hôm nay là một xã hội thông tin. Tương tác giữa các thành viên xã hội dựa trên nhiều thông tin liên hệ với nhau, nhiều thông tin đại chúng và nhiều cách thức thông tin khác nhau. Nếu như trước năm 1986, người dân Việt Nam đại đa số sống co cụm trong cảnh thôn làng khép kín, mọi thông tin và giao dịch tương tác hầu như chỉ diễn ra trong những lỹ tre làng, không giao lưu và cũng không được phép tiếp cận với những luồn thông tin khác nhau mà chỉ được nghe thông tin dạng tuyên truyền và có chọn lọc… thì nay, trong thời kỳ đổi mới này, thông tin được mở rộng và đón nhận từ nhiều nguồn, cả nguồn chính thống và nguồn được coi là lề trái nữa. Từ đó, tương tác cá nhân không còn chỉ bó gọn trong làng xã hay thậm chí trong nước với nhau, nhưng còn tương tác mở ra với thế giới, với những xã hội văn minh khác xa mình. Từ đó, các thành viên xã hội đóng những vai trò nhất định trong việc làm nên tương tác xã hội mới, những biểu trưng mới của quá trình tương tác cũng du nhập và làm biến đổi những giá trị biểu tượng truyền thống. Thế giới ngày nay được ví như một ngôi làng lớn, được ví là thế giới phẳng, do đó tương tác của Việt Nam với thế giới cũng ngày một dễ dàng và thuận lợi hơn. Người Việt Nam tăng cường giao lưu và hòa nhập thế giới. Xưa nam nữ thụ thụ bất thân, người phụ nữ không có quyền hành hay tiếng nói gì trong gia đình và xã hội, nay tình hình đó đã thay đổi, vị thế người nữ ngày càng được cải thiện. Đến thời kinh tế thị trường, có một chút tự do, giới trẻ liền vùng lên muốn phá vỡ những ràng buộc xưa cũ. Xã hội cũng phải theo thời thế mà công nhận nhiều quyền tự do cá nhân trong những tương quan liên vị khác nhau.

Chữ viết và ngôn ngữ là hệ thống biểu tượng bậc nhất trong quá trình tương tác xã hội. Trước đây, xã hội trọng lớp Nho học, chữ Hán được dùng nhiều, nay mở ra với thế giới trong thời kỳ đổi mới, ngôn ngữ Việt Nam đã trở nên sinh động hơn, các ngoại ngữ không còn quá xa lạ với nhiều người. Hệ thống ngôn ngữ được cải thiện và phong phú hơn rất nhiều, giao tiếp thuận lợi cũng là một nhân tố quan trọng cải thiện tương quan xã hội.

Tổ chức là một tập hợp người thực hiện những hoạt động nhất định nhằm đạt được mục tiêu xác định. Vì vậy, tổ chức xã hội không phải là thiết chế xã hội mà là chủ thể của những hành động bị thiết chế xã hội điều chỉnh. Tổ chức xã hội không thể hoạt động được nếu thiếu thiết chế xã hội. Tổ chức xã hội gắn liền với thiết chế xã hội giống như những người tham gia cuộc chơi phải tuân thủ luật chơi.

Giống như quan niệm của các nhà tương tác biểu trưng khác, quan niệm của C.Cooley cho biết: tổ chức xã hội đề dựa trên nền tảng gồm các sự kiện, bằng chứng bắt nguồn từ mối tương tác xã hội và sự tri giác, hình dung lẫn nhau của các cá nhân. Theo ông, các mối tương tác lẫn nhau theo kiểu trao đổi theo nhiều chiểu, nhiều mặt đã gắn kết các cá nhân thành tổ chức xã hội, thành các nhóm nhỏ, nhóm lớn, thành tổng thể xã hội.

Về cơ bản, trong thời kỳ đổi mới tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay, chúng ta ghi nhận có những sự thay đổi lớn trên bình diện tổ chức xã hội. Theo lý thuyết tương tác biểu trưng của C.Cooley trên đây, ta thấy chính sự tương tác mới giữa các thành viên trong xã hội Việt Nam hiện nay đã làm nên sự đổi mới về tổ chức xã hội.  Thời kỳ trước đổi mới, lý thuyết Mác Lênin cũng tạo nên một xã hội trật tự kiểm soát toàn bộ con người từ công ăn việc làm đến sinh hoạt cá nhân, thậm chí còn kiểm soát cả tư tưởng nữa. Khoảng thập niên 70 các chiến thắng lừng lẫy khiến người ta càng tin vào tính hiệu quả của lý thuyết này. Nhưng dần dần, lý thuyết càng ngày càng bộc lộ ra những chỗ yếu chết người, đưa xã hội vào con đường nghèo túng, thui chột, con người vào chỗ bất nhân áp bức lẫn nhau. Và tệ hại nhất là tàn phá lương tâm, xui khiến ai cũng nói dối. Khi người ta chán ngán, xã hội thiên đường trần gian tự nó sụp đổ. Thật là một cơn ác mộng. Do đó cần đổi mới, cần thay đổi triệt để. Thực tại đó đã và đang hình thành rõ nét trong xã hội Việt Nam đổi mới hiện nay. Trước đây xã hội tổ chức theo hình thức trên dưới một cách khắt khe, các biểu trưng truyền thống theo khuôn mẫu Nho giáo được đề cao, nhưng từ khi mở cửa và thực hiện chính sách đổi mới, quan niệm đó đã thay đổi rất nhiều, tổ chức xã hội bắt đầu có những hình thái dân chủ và tương quan xã hội trở nên hài hòa hơn.

Khái niệm thiết chế xã hội là khái niệm quan trọng và được dùng rộng rãi trong xã hội học.[8] Nhà xã hội học người Mỹ J. Fichter cho rằng, thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa. Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi – các vai trò. Do đó, thiết chế xã hội là một tập hợp các khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội. Mỗi thiết chế đều có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội.

Thiết chế có tính bền vững tương đối và thường biến đổi chậm. Bởi vì thiết chế hình thành trên cơ sở của một hệ thống các giá trị, chuẩn mực lâu đời và khá bền vững.[9] Ví dụ như những quy định trong thiết chế làng xã cổ truyền Việt Nam tuy đã thay đổi nhưng cũng không hoàn toàn mất đi. Thiết chế có tính độc lập tương đối, tự nó được cấu trúc ở mức cao và được tổ chức xung quanh một hệ thống giá trị, quy tắc, khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận.

Thiết chế xã hội tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay có thể được ghi nhận qua một vài thí dụ cụ thể như sau:  Sau 30 năm đổi mới, gia đình, với tư cách là một thiết chế xã hội đã trải qua những biến đổi sâu sắc.[10] Xưa kia người cha tượng trưng cho uy quyền tuyệt đối. Ngày nay, trong bối cảnh mới,  người cha phải là tình yêu thương. Xưa con cái không dám gần bố, khi gia đình lộn xộn, bố quát một tiếng là im phăng phắc. Nay bố phải là một người bạn, phải chơi với con nhỏ, chiều chuộng cưng nựng chúng. Trong thiết chế tôn giáo, bên cạnh những yếu tố bất biến về giáo lý và nền tảng thờ phượng, ta cũng thấy có những sự thay đổi đang dần nhen nhúm. Với ý nghĩ tương đối, người ta coi thường mọi thứ, chẳng còn gì tuyệt đối, chẳng còn gì lý tưởng, chẳng còn gì thiêng thánh. Xưa đi vào nhà thờ phải mặc áo dài, nay nhiều người mặc áo ngắn. Thậm chí có nhiều người còn thiếu vải nữa. Nhà thờ nhà xứ được tân trang. Linh mục tu sĩ có nhiều tiện nghi, cuộc sống tu trì cũng thoải mái hơn trước. Tôn giáo không co cụm khép kín nội bộ nhưng mở ra với cộng đồng qua các hoạt động.

Thiết chế kinh tế trong xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới có sự thay đổi rõ rệt nhất. Có nhiều dẫn chứng: Trong xã hội nông nghiệp trước đây, những kinh nghiệm của cha ông luôn là kim chỉ nam hướng dẫn bởi nó là sự khôn ngoan được tích lũy, trải nghiệm từ ngàn đời nay. Cũng trong xã hội nông nghiệp, mọi thứ đều ổn định, trật tự không thay đổi. Nhưng khi nền văn minh chuyển dần sang công nghiệp như hiện nay và nhất là công nghệ thông tin, xã hội nghìn đời ổn định bỗng thay đổi. Không còn cảnh “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ” nữa. Ngày nay không còn sử dụng những dụng cụ thô sơ là cầy bừa, kéo cộ, gánh lúa, kéo đá nữa. Con trâu không còn là biểu tượng của sự giàu có và giàu sức lao động nữa. Tất cả đã được công nghiệp hóa, gặt bằng máy, tuốt lúa bằng máy, xay bằng máy, nấu bằng điện. Những đứa con có thể làm được nhiều tiền hơn cha mẹ. Và thế lực của đồng tiền thật ghê gớm, nó thống trị cả gia đình, làm khuynh đảo xã hội: Tiền là tiên là phật… Rõ rệt nhất là chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để năng động hóa và đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường.[11]

Trong thiết chế giáo dục, người ta ghi nhận sự thay đổi trong cái nhìn của xã hội, trước đây thầy giảng trò nghe và thuộc lòng trả bài là lên lớp, nay cần sự đối thoại cởi mở và hiểu biết hơn, hướng tới tinh thần tự tìm hiểu và đề cao trí sáng tạo nghiên cứu trong học đường. Nhà nước chủ trương xem  giáo  dục  và  đào  tạo  là  quốc  sách  hàng  đầu  nhằm  phát  huy  nguồn  lực  con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Có thể nói, giáo dục là quá trình qua đó đặc tính của thể chế xã hội được chủ quan hóa trong mỗi chủ thể.[12]

Về thiết chế chính trị, trong xã hội nông nghiệp ổn định trước đổi mới, tư tưởng Nho giáo đạt thế thượng phong, chi phối mọi tổ chức, sinh hoạt và luân lý của xã hội. Nhưng con người trong thời kỳ đổi mới hiện nay ngày càng khao khát tự do dân chủ, muốn được góp ý trong mọi vấn đề. Về mặt nào đó thì người lãnh đạo bây giờ được dân bầu lên theo ý dân. Đẩy mạnh dân chủ hóa đời sống xã hội theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra“, đồng thời xây dựng một nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Có thể nói, cơ chế chính trị của Việt Nam thời nay cũng vẫn theo đường lối lãnh đạo độc đảng nhưng cũng đã le lói những hy vọng đổi mới và cởi mở. Thời kinh tế thị trường hiện nay, có một chút tự do, giới trẻ liền vùng lên muốn phá vỡ những ràng buộc xưa cũ. Xã hội cũng phải theo thời thế mà công nhận nhiều quyền tự do cá nhân hơn.

Theo nhà xã hội học George Herbert Mead, tư duy văn hóa chỉ có ở con người và là vấn đề phức tạp, được định hình bởi tương tác xã hội: con người xã hội nào thì có tư duy văn hóa xã hội đó; thứ đến, trong tương tác xã hội, mọi người có thể học được các ý nghĩa và các biểu tượng cho phép họ thực hành khả năng tư duy riêng biệt của loài người của họ; ông cũng cho rằng các ý nghĩ và các biểu tượng cho phép mọi người thực hiện hành động và tương tác mang tính văn hóa riêng biệt; ông nhận định: mọi người có khả năng bổ sung hay thay đổi các ý nghĩa và các biểu tượng mà họ sử dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở diễn dịch của họ về hoàn cảnh văn hóa khác nhau.[13] Xã hội ngày càng phát triển thì càng hoàn thiện các biểu tượng văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống. Ông cho rằng các khuôn mẫu liên kết với hành động và tương tác lẫn nhau tạo ra các nhóm và các xã hội. Mỗi nhóm xã hội tạo ra mẫu riêng về văn hóa theo thói quen, đặc thù riêng của từng nhóm xã hội tuy có thể cùng ngôn ngữ.[14]

Văn hóa truyền thống là nền tảng làm nên văn hoá xã hội Việt Nam hiện tại. Thời kỳ đổi mới, dẫu chạy theo những giá trị mới trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, nhưng xã hội Việt Nam vẫn không thể phủ nhận hay bước qua văn hóa truyền thống từ ngàn đời. Văn hóa ấy giờ đây được thăng hoa hơn, ghi nhận và phát huy những tinh hoa văn hóa để ngày càng làm phong phú hơn nền văn hóa giàu tính nhân văn và truyền thống của dân tộc. Lý thuyết đổi mới không ngừng làm phong phú và sâu sắc hơn quan điểm vừa ra sức phát triển kinh tế, vừa quan tâm giải quyết tốt những vấn đề văn hóa xã hội. Thời kỳ đổi mới, theo cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra thì “Văn hóa được coi là một mục tiêu, một động lực phát triển xã hội”.

Lý thuyết tương tác biểu trưng cho rằng tiến trình tương tác xã hội giúp hình thành nhân cách của cá nhân (xã hội hóa). Những biểu tượng có thể thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của xã hội. Biểu trưng biến đổi về ý nghĩa và cách thức tác động lên đời sống xã hội dựa trên sự sử dụng trong tương tác xã hội. Mọi người có khả năng biến đổi ít hay nhiều các ý nghĩa và các biểu tượng mà họ sử dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở sự diễn dịch của họ về hoàn cảnh. Mọi người có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này bởi vì một phần nhờ khả năng tương tác với nhau của họ, cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động khả dĩ, định giá các thuận lợi và bất lợi tương đối và đưa ra phương án lựa chọn hợp lí. Chính mô hình hành động này được hòa trộn, đan xen vào nhau và tương tác đã tạo ra nhóm cũng như xã hội, tạo sự biến đổi xã hội.[15]

Tương tác biểu trưng cũng gắn với sự thay đổi của xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Hoàn cảnh xã hội với nhiều cái mới trong thời kỳ này đã làm nên những giá trị biểu trưng mới. Biến đổi để đi sâu vào quá trình hội nhập.[16] Chẳng hạn, trước đây người ta quan niệm nhà đông con là cái phúc lớn vì thời đó lao động chân tay là chính, đông con thì đông sức cấy cày… Ngày nay, máy móc công nghệ thay thế sức lao động chân tay, do đó biểu tượng của sự phồn vinh không phải đông con nhiều cháu nữa nhưng là lắm bạc nhiều tiền, là nhà này xe nọ. Xưa khép kín trong luỹ tre làng, nay mở ra với đất nước và thế giới. Luỹ tre không còn là biểu tượng cho sự an toàn nữa nhưng trở nên một sự khép kín và co cụm cần phải mở ra. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội có những biểu trưng mới để nói lên sự thay đổi theo hướng tích cực của mình, làm nên sự biến đổi mạnh mẽ trong xã hội Việt Nam. Cùng với sự biến đổi của cơ cấu xã hội, tính năng động xã hội của mọi tầng lớp dân cư được phát huy, đời sống của đại đa số người dân trong nước được cải thiện. Đáng chú ý là nhận thức của xã hội về việc làm và giải quyết việc làm đã có sự chuyển biến đáng kể. Không chờ đợi Nhà nước và tập thể, người lao động ngày càng có ý thức chủ động tạo ra việc làm cho mình và cho người khác. Biểu trưng việc làm khoán thời bao cấp trước đã được thay bằng mô hình lao động sản xuất mới mang tính tự giác và ý thức hơn. Công nhân viên chức nhà nước không còn là một giấc mơ của sinh viên mới ra trường, vì giờ đây quanh họ đã có thêm nhiều lựa chọn công việc mới phù hợp. Tuy vậy, biến đổi xã hội cũng có không ít những mặt tiêu cực như thái độ sống thực dụng của giới trẻ, thiếu lý tưởng và phương hướng sống, thiếu những hình tượng điển hình về nếp sống văn minh mới.

Kết luận

Hiện nay, xã hội học đã và đang trở thành một ngày khoa học có vị trí quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những tri thức xã hội học và phương pháp luận, cùng những kết quả nghiên cứu của nó ngày càng trở nên thiết thực và có tác dụng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước. Nhìn chung, ở Việt Nam, xã hội học là một ngành khoa học mới mẻ, đang ở giai đoạn xây dựng song chính cuộc sống và sự nghiệp đổi mới đang ngày càng khẳng định vai trò thực tế và khả năng niềm tàng của xã hội học.[17] Các lý thuyết xã hội học đang được áp dụng ngày càng rộng rãi, trong đó lý thuyết tương tác biểu trưng đóng vai trò quan trọng đối với tương tác xã hội thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam hiện nay, với nhận thức về thế mạnh và điểm yếu của mình, có thể đưa ra chủ đề nghiên cứu và áp dụng tổng quát lý thuyết tương tác biểu trưng vào những biến đổi xã hội và văn hóa ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. Lý thuyết tương tác biểu trưng là một thước đo thật khách quan để chúng ta có những nhận định đúng đắn khi tìm hiểu xã hôi Việt Nam đương đại – một xã hội đang biến đổi từng ngày. Công cuộc đổi mới tại Việt Nam hiện nay rất cần những định hướng chắc chắn, những chỉ nam đã được chắt lọc trong chiều dài lịch sử dân tộc và quốc tế để thực sự phát triển cách bền vững và phồn thịnh.

[1] x.Vũ Quang Hà, Xã Hội Học Đại Cương, NXB. ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh, 2003, trang 11

[2] Trong bài này, người viết sử dụng từ biểu tượng và biểu trưng với nghĩa tương đương.

[3] x.Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (chủ biên), Xã hội học, NXB.ĐHQG.Hà Nội, 2008, tr.147

[4] xc. Nhóm dịch giả ĐHQG.Hà Nội, Từ điển xã hội học Oxford, NXB.ĐHQG.Hà Nội, 2010, tr.41

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật, Hà Nội 1987, tr.12

[6] x.Vũ Quang Hà, Xã Hội Học Đại Cương, NXB. ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh, 2003, trang 119

[7] x.Vũ Quang Hà, Xã Hội Học Đại Cương, NXB. ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh, 2003, trang 354

[8] Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

[9] x.Vũ Quang Hà, Xã Hội Học Đại Cương, NXB. ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh, 2003, trang 365

[10] x.Vũ Quang Hà, Xã Hội Học Đại Cương, NXB. ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh, 2003, trang 95

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.. Nxb Sự thật, Hà Nội 2001, tr. 119

[12] x. Vũ Quang Hà, Xã Hội Học Đại Cương, NXB. ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh, 2003, trang 365

[13] x.Vũ Quang Hà, Xã Hội Học Đại Cương, NXB. ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh, 2003, trang 352

[14] x.Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (chủ biên), Xã hội học, NXB.ĐHQG.Hà Nội,2008,tr.147

[15] XC. Nhóm dịch giả ĐHQG.Hà Nội, Từ điển xã hội học Oxford, NXB.ĐHQG.Hà Nội, 2010, tr.567

[16] x.Trần Thị Kim Xuyến, Nhập môn Xã hội học, NXB.Thống Kê, 2003,tr.256.

[17] x.Vũ Quang Hà, Xã Hội Học Đại Cương, NXB. ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh, 2003, trang 88