Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng

Mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững Permaculture là mô hình nông nghiệp hiện đại. Nông nghiệp hiện nay của con người trong cuộc cách mạng xanh đang tàn phá hủy hoại thiên nhiên trầm trọng. Việc đó đã mang lại các ảnh hưởng xấu với môi trường và hệ sinh thái, cũng như sức khỏe con người.

Trước tình hình đó, đã thách thức con người cần phải tìm và tái tạo lại hệ sinh thái, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên. Mô hình nông nghiệp sinh thái Permaculture chính là giải pháp đang được kỳ vọng nhất hiện nay.

Mô hình nông nghiệp bền vững này đang được nghiên cứu và các cộng đồng những người nông dân “sinh thái học” đang được hình thành trên nhiều nơi trên thế giới. “Perma – viết tắt của permanent nghĩa là bền vững; culture – là nền văn minh con người nhưng cũng là viết tắt của agriculture nghĩa là nền nông nghiệp”.

Cơ bản của nông nghiệp sinh thái là gì?

Mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững về bản chất là cách canh tác nhiều loại cây có chọn lọc.

Nông nghiệp sinh thái dựa trên những kinh nghiệm trồng trọt truyền thống và nghiên cứu khoa học. Để nỗ lực đưa con người hòa hợp hơn với hệ sinh thái mà vẫn đảm bảo nguồn cung lương thực và an toàn.

Cơ bản của nông nghiệp sinh thái là gì? Nhiều loại cây kết hợp với nhau với mối quan hệ tương sinh hỗ trợ giúp quần thể sinh trưởng mạnh mẽ hơn.  Permaculture hiểu đơn giản là cách tạo ra hệ sinh thái nhỏ. Trong đó có rất nhiều loại cây kết hợ, cùng với sự tham gia của côn trùng và động vật.

“Hình thức canh tác tập trung, độc tôn duy nhất một loài cây đang tàn phá hệ sinh thái. Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và Bảo vệ thực vật sẽ gây hại cho đất và nguồn nước ngầm. Số lượng côn trùng quan trọng trong hệ sinh thái cũng bị tiêu diệt gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới cân bằng hệ sinh thái” – Bill Mollison – Đồng sáng lập tổ chức Permaculture – Úc.

“Mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững xây dựng dựa trên những mối ràng buộc của các quần thể cây và động vật và chu kì vận động tuần hoàn của tự nhiên tại một vùng nhất định. Vừa có lợi cho con người mà không tàn phá hệ sinh thái tại vùng đó” – David Holmgren – Nhà sáng lập tổ chức Permaculture

Để làm nông nghiệp sinh thái, chúng ta cần các nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Quan sát hệ sinh thái tự nhiên trong thời gian dài. Và phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ của các quần thể trong tầm nhìn dài hạn.

Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
nông nghiệp sinh thái là gì

Phá rừng để làm nông nghiệp là một trong những hành động nguy hiểm. Với mô hình nông nghiệp sinh thái bắt buộc:

  • Đầu tiên phải thu thập dữ liệu về vùng đất đó. Quá trình này thường mất 3 đến 4 năm. Với những địa phương đã vô tình tàn phá hệ sinh thái tự nhiên thì rất khó để theo đuổi mô hình Permaculture.
  • Thu thập dữ liệu mang tính chiều sâu về địa hình, chất lượng đất. Và các yếu tố như: nguồn nước, chu kì nắng, gió, quần thể sinh vật.
  • Hệ vi sinh vật sẽ quyết định lựa chọn quần thể tốt nhất cho mô hình. Vùng đất càng được nghiên cứu kỹ lưỡng thì càng hạn chế được những sai lầm trong thiết kế mô hình sau này.

Nguyên tắc 2: Khởi đầu nhỏ với thay đổi nhỏ nhưng sức ảnh hưởng lớn.

Khác với việc canh tác nông nghiệp độc canh trên khu vực rộng lớn.  Nông nghiệp sinh thái Permaculture chú trọng khởi đầu với hệ sinh thái nhỏ. Ở những bước đầu tiên là những thử nghiệm và sẽ có những sai sót trong quá trình. Học từ những lỗi lầm nhưng không bao giờ trả giá đắt đó chính là nguyên tắc thứ 2.

Nguyên tắc 3: Có sản lượng thu hoạch và tạo thu nhập

Mô hình nông nghiệp bền vững phải nuôi sống khu dân cư trong vùng đó và có sản lượng dư thừa. Sản phẩm thu được có thể đáp ứng nhu cầu khác của con người. Còn tạo nên nhiều giá trị khác cho cộng đồng như yếu tố cảnh quan, du lịch và kiến thức về đa dạng sinh học vv.

Nguyên tắc 4:  Tạo nên một quần thể đa dạng nhất.

  • Việc xen canh cây họ đậu với cây cà chua sẽ giúp các cây trồng hỗ trợ nhau phát triển. Mô hình sinh thái nông nghiệp bền vững sẽ trông nhiều loại cây trồng hơn nữa.
  • Ví dụ: trồng thêm rau húng quế phủ đất để giảm thoát hơi nước cũng như tiết kiệm nước. Trồng thêm tre gần bờ ao để chống xói mòn đất khi mùa mưa tới. Ngoài ra, liên kết giữa con người trong một cộng đồng cũng vô cùng quan trọng. Không có một người nào biết hết tất cả. Permaculture chú trọng phát triển cộng đồng những người có kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ để tối ưu hóa sự đa dạng của hệ sinh thái.

Nguyên tắc 5: Tích trữ và thu thập nguồn năng lượng phân tán trong hệ sinh thái

Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
nông nghiệp sinh thái là gì

Mô hình nông nghiệp bền vững là mô hình có khả năng tự thu thập năng lượng. Để sử dụng trong quá trình sản xuất của chính nó và trong sinh hoạt của con người. Điện gió, điện mặt trời hay sử dụng khí biogas. Để nấu nướng là các giải pháp thu thập năng lượng.

Nguyên tắc 6: Tối ưu hóa khả năng sử dụng các nguyên vật liệu địa phương

Ví dụ: Chai lọ vứt đi cũng có thể thu thập lại để làm thành các chậu cây. Bàn ghế gỗ vứt đi có thể tận dụng lại để làm kệ trồng cây. Cho dù ở thành thị hay nông thôn, luôn có những vật liệu tận dụng được từ phế thải trong cộng đồng.

Nguyên tắc 7: Không có phế thải sinh ra trong quá trình sản xuất.

Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
nông nghiệp sinh thái là gì
  • Mọi loại chất thải đều là nguyên liệu tiềm năng trong mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững. Các phụ phẩm hữu cơ được sử dụng để làm phân hữu cơ. Phân hữu cơ này được sử dụng lại cho đất.
  • Sinh khối cắt tỉa gồm cành cây, lá…được tận dụng làm thành than sinh học biochar. Than sinh học được bổ sung với phân hữu cơ và đất sẽ làm đất tơi xốp.

Nguyên tắc 8: Tương tác của các yếu tố trong mô hình phải hợp lý và tinh tế.

Theo nguyên tắc số 4 thì càng nhiều nhân tố đan xen trong một hệ sinh thái thì càng tốt. Thế nhưng vai trò những “yếu tố” lại quyết định mức độ hiệu quả của mô hình vì: Không có yếu tố đơn nào chỉ tương tác duy nhất với một yếu tố khác. Ví dụ: Ta trồng cây sung gần bờ ao với mục đích chính để giữ đất thế.

Nhưng quả sung chín rụng cũng có thể là nguồn thức ăn khác cho cá dưới ao. Ngoài ra ta cũng làm một chuồng gà, chuồng lợn ở dưới tán cây sung gần bờ ao để hạ nhiệt cho chuồng gà, chuồng lợn.

Phân gà, phân lợn và nước ao có thể bón trực tiếp cho vườn rau bên cạnh cung cấp thức ăn cho cá và con người. Phân lợn cũng có thể ủ làm biogas phục vụ cho việc sinh hoạt của con người.

Nguyên tắc 9: Quy luật tuần hoàn – cái gì chúng ta lấy thì phải trả lại.

Nguyên tắc này nhắc đến việc chúng ta thải khí nhà kính vào môi trường thì phải lấy lại lượng khí đó “nhốt” lại vào hệ sinh thái của chúng ta. Phải chừa lại ít nhất từ 5% đến 15% sản lượng để không phá hủy cấu trúc tinh vi của hệ sinh thái.

Hệ sinh thái tự nhiên liên tục “bẫy” cacbon trong đất. Và quá trình thu hoạch thường làm tổn thương các vi sinh vật. Hậu quả là đất đai dần bạc mầu và lượng cacbon đi vào khí quyển dày lên.

Nguyên tắc 10: Tăng số lượng hệ sinh thái khác nhau và tương tác với mức độ vĩ mô

Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
nông nghiệp sinh thái là gì

Khu vực canh tác nông nghiệp bền vững có cánh đồng cỏ giáp với rừng nhiệt đới. Rừng ngập mặn ở cửa sông giáp với biển, hồ tự nhiên giáp với thảm thực vật cao nguyên. Đây là cơ hội để bắt đầu với mô hình Permaculture tốt nhất cho ra hiệu quả cao.

Nơi có nông nghiệp độc canh là trồng lúa nước, nguyên tắc này có thể không phù hợp. Hãy tái tạo hệ sinh thái tự nhiên bằng cách áp dụng mô hình nông nghiệp bền vững bên bờ các kênh mương cấp nước tưới.

Nguyên tắc 11: Giải pháp luôn nằm sẵn trong vấn đề

Nếu chúng ta hiểu và tinh tường, mọi vấn đề có thể biến thành cơ hội vàng. Trang trại kế bên liên tục xả thải sang khu vực của bạn, hãy tận dụng nguồn chất thải này để nuôi giun quế hay tảo. Có thể nghiền thành bột và bán lại cho các trang trại gia cầm và hồ nuôi cá. Khu vực luôn bị ẩm ướt và ngập úng? – hãy làm hẳn một hồ tích trữ nước tại nơi đó. Đôi khi nông nghiệp bền vững ở chỗ chúng ta có thể biến những vấn đề thành cơ hội.

Nguyên tắc 12: Giảm sự can thiệp của con người theo thời gian

Quan điểm “công việc chính là cách thiết kế mô hình lỗi”. Theo nguyên tắc này, khi mô hình nông nghiệp bền vững chạm đến ngưỡng bền vững, chúng ta sẽ ít phải làm việc hơn.

Hệ sinh thái đủ khỏe mạnh để có thể tự duy trì và cho ra sản phẩm. Môi trường tự nhiên sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn và rộng lớn hơn. Chúng ta không những thừa hưởng thành quả sản phẩm. Mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hệ sinh thái đa dạng.

Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
Nông nghiệp sinh thái là gì – vườn rau bậc thang Đà Lạt

Đọc thêm:

Cách làm phân hữu cơ tại nhà

Nông nghiệp sinh thái là mô hình nông nghiệp bền vững, tự nhiên. Vừa bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, vừa tạo ra các sản phẩm sạch an toàn với sức khỏe của con người.

Tóm tắt các đặc điểm chính của nông nghiệp sinh thái:

Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
nông nghiệp sinh thái là gì
  • Quan sát và nghiên cứu vùng dự định làm nông nghiệp sinh thái
  • Dự trữ và thu thập nguồn năng lượng
  • Thu được hiệu quả lợi nhuận
  • Giảm sự phụ thuộc của con người theo thời gian
  • Tái sử dụng rác thải
  • Đa dạng nguồn vi sinh vật và hệ sinh thái
  • Áp Luôn tìm giải pháp từ các vấn đề
  • Làm quy mô từ nhỏ đến lớn
  • Quy luật tuần hoàn

“Nguồn dữ liệu ethical.net”

PHOTO GALLERY

  • Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
  • Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
  • Ví dụ về hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng