Văn hóa mở đường cho quốc dân đi

Từ đổi mới (1986) đến nay, qua tổng kết thực tiễn và đúc kết lý luận, Đảng ta đã bổ sung, điều chỉnh, phát triển và từng bước hoàn thiện quan điểm cơ bản về văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Nhiều luận điểm mới đã được xác định.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII-1998) về văn hóa nêu quan điểm: Văn hóa “vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội”. Đó là quan điểm mới (so với trước đó). Song, tổng kết thực tiễn gần 20 năm đổi mới, trong Nghị quyết Trung ương 33 (khóa XI-2014) đã thay đổi một cụm từ trong quan điểm trên, Văn hóa “là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước”. Vai trò của văn hóa đã được khẳng định ở một tầm nhìn mới, rộng và toàn diện hơn, không chỉ dừng lại ở hai lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ảnh: TTXVN

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ảnh: TTXVN

Phát triển kinh tế để làm gì? Mục tiêu cuối cùng và cao nhất phải là, nhất thiết là: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện” (Nghị quyết Trung ương 5- khóa VIII). Đây là luận điểm cực kỳ hệ trọng đối với sự chỉ đạo phát triển kinh tế, mà thời gian qua, đã có biểu hiện, quan điểm đó chưa được nhận thức đúng tầm của nó, nhiều lúc dừng lại hay rơi vào mục tiêu chỉ lo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Luận điểm trên đòi hỏi đồng thời, không thể tách rời nhau hai yêu cầu trong tư duy chỉ đạo, một mặt, tạo bằng được sự phát triển tương xứng, hài hòa, gắn kết với nhau giữa bốn trụ cột của sự phát triển: kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường (xã hội là một lĩnh vực quan trọng trong môi trường) và mặt khác, làm cho văn hóa thẩm thấu vào toàn bộ đời sống xã hội và từng lĩnh vực như chính trị, luật pháp, kinh tế, kỷ cương, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, các quan hệ xã hội… để văn hóa thật sự là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển bền vững.

Your browser does not support this video

Khai mạc Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Video clip: Truyền hình Nhân Dân – Nhân Dân cuối tuần.

Khai mạc Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Video clip: Truyền hình Nhân Dân – Nhân Dân cuối tuần.

Nhấn mạnh hai luận điểm trên của Đảng ta từ đổi mới đến nay về vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững để thấy rõ tầm nhìn mới và xa của Đảng và thể hiện năng lực tổng kết thực tiễn, nắm bắt quy luật phát triển của thế giới đương đại và cả những quy luật đặc thù về văn hóa đang tác động đến sự vận động của xã hội hiện đại. Hai luận điểm trên đã gặp gỡ với những nhận thức có tính đột phá của Liên hợp quốc những năm gần đây về vai trò của văn hóa trong đời sống hiện đại. Đó là thừa nhận văn hóa là một trong bốn trụ cột của sự phát triển bền vững, làm cho các lĩnh vực quan trọng của đời sống như kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội… phải bắt rễ trong văn hóa, trong đó, đặc biệt, làm cho nhân tố chính trị, đường lối chính trị trở thành giá trị văn hóa và tuyệt đối không coi thường, hạ thấp hay hy sinh văn hóa để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Tóm tắt: “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi” là quan điểm cơ bản, xuyên suốt và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Quan điểm đó của Hồ Chí Minh đã được quán triệt trong các quan điểm, đường lối văn hóa của Đảng, đặc biệt là trong Văn kiện Đại hội XIII (2021) của Đảng. Tiếp nối tinh thần “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phát huy sáng tạo, bồi đắp nội lực, xây dựng và phát huy những giá trị tốt đẹp trong nền văn hóa Việt Nam, cùng chung sức xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ khóa: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi; xây dựng, phát triển văn hóa; Đại hội XIII

1. Quan điểm “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” là quan điểm đề cao vai trò “khai sáng” của văn hóa trong phát triển xã hội. Năm 1943, trong bản thảo Nhật ký trong tù (tài liệu chữ Hán), “Mục đọc sách” được Hồ Chí Minh viết kèm vào những trang cuối cùng trong cuốn sổ ghi chép thơ, Người nêu ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1. Văn hóa theo Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất (phục vụ cho ăn, mặc, ở) và các giá trị tinh thần (đáp ứng nhu cầu tinh thần như ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật…), là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt và biểu hiện của nó do loài người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Với định nghĩa này, tầm trí tuệ và tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc và rõ ràng ở chỗ văn hóa không chỉ biểu hiện ở kết quả của sự sáng tạo, ở mục đích của sự sáng tạo mà còn biểu hiện ở phương thức sử dụng các kết quả đó. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã minh chứng nhận định của Hồ Chí Minh là hoàn toàn sáng suốt và đúng đắn. Các kết quả của sự sáng tạo trong thời đại ngày nay ngày càng tăng theo cấp số nhân, nhưng sự bất bình đẳng trong phương thức sử dụng những kết quả đó đang tạo nên những mâu thuẫn và thách thức mới cho sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, thực hiện những quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa hiện nay, cần đặc biệt quan tâm hơn nữa “phương thức sử dụng” các kết quả của sự sáng tạo vì mục tiêu của sự phát triển bền vững. Để văn hóa thực sự trở thành một trong những trụ cột của phát triển bền vững, theo quan điểm Hồ Chí Minh, cần tập trung vào năm điểm lớn để xây dựng nền văn hóa dân tộc: “1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường. 2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4- Xây dựng chính trị: dân quyền. 5- Xây dựng kinh tế”2. Văn hóa trong quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh bao trùm toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người, từ việc xây dựng tinh thần dân tộc, giáo dục đạo đức xã hội, thực hiện chính sách xã hội và bảo đảm phúc lợi xã hội, xây dựng thể chế chính trị dân chủ, đảm bảo quyền dân chủ của người dân tới sự phát triển kinh tế, tạo lập nền tảng vật chất cho xã hội. Tầm nhìn văn hóa của Hồ Chí Minh vừa bao quát rộng khắp các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, vừa cụ thể và sâu sắc, gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội, tạo nên sức sống của văn hóa dân tộc. Sức sống của văn hóa dân tộc phải dựa trên nền tảng kinh tế phát triển, chế độ chính trị tiến bộ, các quan hệ xã hội lành mạnh, luân lý xã hội cao đẹp, tinh thần độc lập tự chủ, tự cường dân tộc được đề cao. Tư tưởng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Hồ Chí Minh không nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của văn hóa đề cao ý nghĩa cách mạng của văn hóa trong việc cải biến xã hội, đánh thức tiềm năng và khát vọng vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong nhân dân, để ánh sáng của trí tuệ, của tình yêu thương, các giá trị nhân bản sâu sắc trong nhân dân được phát huy cao độ. Để văn hóa phát huy được vai trò của mình, thì nhiệm vụ đầu tiên, theo Hồ Chí Minh, là cần phải nâng cao dân trí. Trong bài “Chống nạn thất học” đăng báo Cứu quốc, số 58, ngày 4-10-1945, Người nhấn mạnh: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”3. “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”4. Người đề ra cách làm để xóa nạn mù chữ trong nhân dân cũng rất thiết thực, cụ thể, dựa trên chính sự đồng tâm, hiệp lực, giúp đỡ lẫn nhau: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử”5. Nâng cao trình độ văn hóa đối với một dân tộc trên 90% người mù chữ là một quá trình khó khăn, công phu, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và quyết tâm chính trị cao của cả dân tộc. Trong “Thư gửi nam nữ chiến sĩ bình dân học vụ” (2-9-1948), Người căn dặn: “Vùng nào còn sót nạn mù chữ, thì các bạn cố gắng thi đua diệt cho hết giặc dốt trong một thời gian mau chóng. Vùng nào đã hết nạn mù chữ, thì các bạn thi đua để tiến lên một bước nữa, bằng cách dạy cho đồng bào: 1. Thường thức vệ sinh, để dân bớt đau ốm. 2. Thường thức khoa học, để bớt mê tín nhảm. 3. Bốn phép tính, để làm ăn có ngăn nắp. 4. Lịch sử và địa dư nước ta (vắn tắt bằng thơ hoặc ca), để nâng cao lòng yêu nước. 5. Đạo đức của công dân, để thành người công dân đứng đắn. Các bạn hãy làm được chừng ấy đã, sau chúng ta sẽ tiến lên bước cao hơn”6. Đối với đời sống văn hóa cộng đồng, trong tác phẩm Đời sống mới (1947), Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ba điểm cơ bản: “phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân”7. Biết chữ để nâng cao dân trí, tiếp thu khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất; biết đạo đức để đối xử với nhau có tình, có lý; biết trách nhiệm công dân để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với Tổ quốc, với nhân dân. Trong tác phẩm Đời sống mới và Sửa đổi lối làm việc (1947), Hồ Chí Minh chỉ dẫn cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ nội dung xây dựng đời sống văn hóa mới và xây dựng lề lối, tác phong làm việc mới. Những điều chỉ dẫn của Người cụ thể, thiết thực, ai cũng có thể thực hành trong đời sống xã hội, trong xây dựng đời sống mới, con người mới. Ở tầm mức cao hơn, nâng cao dân trí để chấn hưng dân khí, nâng cao nhân quyền, xác lập quyền kinh tế, quyền chính trị và quyền văn hóa của nhân dân. Năm 1946, trong hoàn cảnh đất nước ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Người triệu tập Hội nghị văn hóa toàn quốc để chấn hưng văn hóa dân tộc, khơi dậy tinh thần dân tộc, nâng cao sức mạnh nội sinh để nhân dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiến thiết đất nước sau hơn 80 năm dưới ách cai trị, nô dịch văn hóa của thực dân xâm lược. Trong sự nghiệp kiến thiết đất nước, xây dựng CNXH, Hồ Chí Minh luôn gắn việc học tập nâng cao trình độ, nâng cao dân trí của cán bộ và nhân dân với phát triển văn hóa, đề cao tính hiệu quả của nền văn hóa mới. Người căn dặn cán bộ, nhân dân học để nâng cao trình độ hiểu biết, học để tiến bộ, đồng thời phê phán bệnh chạy theo bằng cấp, hình thức: “Ngày nay không phải học để có bằng cấp, để thoát ly sản xuất. Phải học chính trị, học văn hoá, học kỹ thuật để nâng cao hiểu biết. Bởi vì công nghiệp, nông nghiệp của ta ngày càng tiến bộ thì người công nhân, người nông dân, người lao động trí óc phải càng ngày càng tiến bộ mới làm được tốt”8. Người nhấn mạnh: “Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng”9. Để văn hóa thực sự “soi đường cho quốc dân đi” thì văn hóa đó phải thấm sâu vào đời sống xã hội, vào từng con người, thúc đẩy, khuyến khích tiềm năng sáng tạo của con người, tạo động lực để con người làm chủ vận mệnh của mình, đứng lên giải phóng con người khỏi sự áp bức bóc lột về phương diện dân tộc, giai cấp và xã hội, phấn đấu xây dựng một xã hội dân chủ và nhân đạo theo lý tưởng chính trị tiến bộ của thời đại. Văn hóa phải được thể hiện ở trong chính trị và kinh tế, phải tham gia tích cực vào việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước. “Văn hóa phải phục tùng sản xuất tiết kiệm, phục vụ nhân dân, phục vụ đoàn kết, phục vụ Tổ quốc”10. Văn hóa phải “phò chính, trừ tà”, phải sửa đổi thói xấu, tổ chức xây dựng xã hội phát triển lành mạnh, mọi người phải sống với nhau vừa có lý, vừa có tình. Người luôn tin tưởng nhân dân; khơi dậy và phát huy sức mạnh của nhân dân trong xây dựng nền văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới: “Không cần thông minh tài trí, miễn là mình muốn làm, có chí làm thì nhất định làm được. Ai cũng làm như thế, thì tự nhiên nước Việt Nam ta trở nên một nước mới, một nước văn minh”11. Hồ Chí Minh với tầm nhìn của nhà văn hóa kiệt xuất đã vượt qua giới hạn về không gian và thời gian, hướng về tương lai với một niềm tin sắt đá vào sức mạnh bất tử của nhân dân, của dân tộc. Trong Di chúc (1969), Người căn dặn những việc cần làm trước tiên sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân hoàn toàn thắng lợi. Đồng thời với công việc “chỉnh đốn lại Đảng” là “công việc đối với con người”, Hồ Chí Minh đã xác định những nhiệm vụ cụ thể của Đảng và Chính phủ trong việc chăm lo cho con người sau ngày thống nhất đất nước ở từng đối tượng cụ thể với tất cả tình thương yêu, trân trọng. Tư tưởng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” được hiện thực hóa trong từng suy nghĩ và hành động cụ thể của Người đối với đất nước, đối với nhân dân một cách hết sức giản dị, gần gũi, thiết thực.

2. Kế thừa, bổ sung và phát triển quan điểm “văn hoá soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội XIII (1-2021) của Đảng đã xác định xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng, tạo nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững. Đại hội XIII của Đảng yêu cầu nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, cần khai thác và phát huy cao nhất các giá trị tốt đẹp, bền vững của văn hóa, con người và gia đình Việt Nam. Nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, có kế hoạch, cơ chế và giải pháp nhằm xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc với việc xây dựng con người, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Quan tâm chăm lo công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, bản sắc văn hóa dân tộc cho mọi người Việt Nam, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh. Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý. Khuyến khích các tìm tòi mới trong sáng tạo văn hóa, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Xây dựng các cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước phồn vinh, hạnh phúc của mọi người Việt Nam; làm cho văn hóa thấm sâu vào trong toàn bộ đời sống và các hoạt động xã hội; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. “Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”12. Đại hội XIII của Đảng xác định: “lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”13. Điều đó, đòi hỏi phải kế thừa và phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam, truyền thống lịch sử của dân tộc đã được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Đó là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là minh chứng độc đáo cho truyền thống văn hóa, là vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt của các di sản thiên nhiên, công viên địa chất, sinh thái trên mọi miền của Tổ quốc. Các giá trị và sức mạnh đó của văn hóa và con người Việt Nam đã làm nên nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc ta; trở thành nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng của phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt

là: “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nền văn hóa, con người Việt Nam... Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”14. Đại hội XIII của Đảng cũng xác định nền văn hóa mà Việt Nam xây dựng là nền văn hóa “mở”, đó là luôn kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, đồng thời luôn tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại, làm cho nền văn hóa Việt Nam thực sự vẫn giữ được cốt cách, bản sắc và “chất văn hóa” của truyền thống dân tộc, vừa bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học và trình độ văn minh mà nhân loại đã đạt được. Nền văn hóa đó phải hướng đến chân thiện mỹ, vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người Việt Nam, phải nhằm để phát triển văn hóa Việt Nam. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, các chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã được hiện thực hóa và đi vào thực tế cuộc sống. Văn hóa đã trở thành nguồn sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước như Đại hội XIII của Đảng đã chủ trương. Đời sống văn hóa - nghệ thuật nước ta có rất nhiều khởi sắc, trong đó có nhiều hoạt động văn hóa được UNESCO công nhận như thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái, hay của nghệ thuật xòe Thái, các liên hoan phim, hội diễn, triển lãm nghệ thuật... nhiều sản phẩm, tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật đáng trân trọng trên các loại hình, loại thể có khả năng bao quát, "chiếm lĩnh" hầu hết các lĩnh vực của đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng, đó là một kết quả, một nỗ lực to lớn của những người sáng tạo và hoạt động văn hóa. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” đã trở thành triết lý nhân sinh của dân tộc Việt Nam, khẳng định vai trò nền tảng tinh thần, tính khai sáng, dẫn dắt của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong giai đoạn cận hiện đại, Việt Nam phải đương đầu với hai kẻ thù hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhưng chính trong những thời điểm khó khăn, ác liệt nhất, dưới sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự đồng lòng của toàn dân, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như tinh thần bất khuất, tự lực, tự cường, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” đã được phát huy mạnh mẽ, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức. Thực tế đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của văn hóa, con người Việt Nam. Với sức mạnh to lớn đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai các cường quốc năm châu như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.