Bể cửu long và nam côn sơn khi nào hết

Trong những nguồn tài nguyên của trái đất thì dầu mỏ được coi là quan trọng nhất. Nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của nhiều ngành công nghiệp, vì thế nó là một nguyên liệu được gọi là vàng đen từ thế kỷ thứ 19 đến nay. Đồng thời thúc đẩy nền kinh tế của một số quốc gia tăng trưởng ấn tượng.

Bể cửu long và nam côn sơn khi nào hết

Việt Nam là quốc gia may mắn được thiên nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên dầu khí đáng kể với trữ lượng đã được tìm thấy đứng thứ 26 trên thế giới với khoảng 4,4 tỷ thùng. Đồng thời, khu vực biển Đông là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực. Tại vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định là có nhiều bể trầm tích có triển vọng về dầu khí, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, thăm dò và khai thác. Tuy nhiên, trữ lượng dầu khí thực tế ở Biển Đông là bao nhiêu và hiện nay Việt Nam đang sở hữu và khai thác bao nhiêu bể trầm tích, các bể đó gồm những dầu khí nào? Triển vọng dầu khí của các bể này ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp phần nào các câu hỏi?

Để biết các bể trầm tích dầu khí của Việt Nam ở đâu thì trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu bể trầm tích là gì? Bể trầm tích là các khu vực trũng thấp bị sụt lún trong thời gian dài, tạo thành các khoảng không gian trống giống như là các bể chứa với đủ loại kích thước. Trải qua hàng triệu, thậm chí là hàng trăm triệu năm các khoảng không gian này bị lấp đầy bởi các lớp trầm tích và từ đó tạo thành các bể trầm tích. Các bể trầm tích được hình thành trong nhiều môi trường địa chất khác nhau nhưng đa phần thường liên quan đến các hoạt động kiến tạo mảng. Hoạt động này diễn ra âm ỉ và kéo dài từ thuở sơ khai cho tới tận ngày nay. Trong các bể trầm tích lại có các lớp trầm tích, các lớp này chính là sự lắng đọng của các vật liệu đá sinh ra từ quá trình hoạt động địa chất hoặc các hiện tượng tự nhiên. Hầu hết các vật liệu trầm tích đều là các sản phẩm của quá trình phong hóa và xói mòn đất đá. Những vật liệu này có kích cỡ khác nhau từ những tảng đá lớn cho đến những chất căn nhỏ li ti có thể hòa tan trong nước. Chúng có thể nằm tại chỗ hoặc thông qua sự vận chuyển của nước hoặc gió từ nơi cao và tích tụ ở nơi thấp hơn. Ngoài ra còn có một lượng cực nhỏ bụi vũ trụ. Tuy nhiên là loại vật liệu này chỉ xuất hiện ở các trầm tích đại dương nơi có nền ổn định trong thời gian dài.

Các lớp trầm tích chính là môi trường phân hủy các xác sinh vật, quá trình này trải qua hàng nghìn năm trong điều kiện hầu như không có oxi hay còn gọi là môi trường yếm khí. Trong điều kiện thiếu oxy xác sinh vật không phân hủy thành CO2 như trên mặt đất mà bị phân rã thành những hợp chất giàu cacbon và hình thành nên các lớp vật chất hữu cơ. Khi trộn lẫn với các trầm tích biển, những loại vật chất hữu cơ này sẽ hình thành nên một lớp đá gốc. Song song với quá trình phân hủy các lớp trầm tích mới cũng không ngừng lắng đọng bên trên điều này tạo nên một sức ép vô cùng lớn, kết hợp với áp suất cao cùng yếu tố nhiệt độ đã làm nóng lớp đá gốc và hóa lỏng các vật liệu hữu cơ. Quá trình này đã sinh ra dầu thô và khí tự nhiên. Sau đó dầu thô chảy khỏi lớp đá gốc tích tụ lại trong một lớp đá vôi hoặc đá cát rời và nhiều lỗ rỗng hơn, lớp này thường được gọi là lớp đá chứa. Nhờ hoạt động chuyển dịch của các mảng thạch quyền trong lòng trái đất như uốn nếp, đứt gãy hay vặn xoắn đã khóa dầu vào khí thiên nhiên lại trong các lớp đá chứa kẹp chúng giữa những lớp đá không thấm nước xung quanh. Từ đây các mỏ dầu khí trong các bể trầm tích ra đời và sau này chúng đã trở thành một loại nhiên liệu quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Sau hơn 40 năm triển khai công tác tìm kiếm thăm dò, đến nay Việt Nam đã xác định được 8 bể trầm tích dầu khí trên thềm lục địa của nước này. Lần lượt từ Bắc xuống Nam Việt Nam có các bể trầm tích sau:

Bể trầm tích Sông Hồng

Với diện tích khoảng 110.000 km² bao gồm toàn bộ vùng lãnh hải của Việt Nam từ Móng Cái đến Quảng Ngãi và phần đất liền thuộc đồng bằng Bắc Bộ của các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Bề dày trầm tích Cenozoic chỗ sâu nhất lên tới 12.000m. Công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở đây được tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ 20 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, các giếng khoan đầu tiên gặp biểu hiện dầu khí chủ yếu nằm ở các tỉnh Thái Bình và Hưng Yên ở độ sâu 1.000 đến hơn 3.000. Mỏ khí đầu tiên được phát hiện là mỏ Tiền Hải C và được đưa vào khai thác từ năm 1981 đồng thời trở thành biểu tượng ngọn lửa của ngành dầu khí Việt Nam.

Cho đến nay, ngoài mỏ Tiền Hải C Việt Nam đã phát hiện thêm các mỏ dầu khí khác như là mỏ D14 ở Sông Trà Lý, Đồng Quan D, Hồng Long, Hoàng Long, Yên Tử, Kèn Bầu, Cá Voi Xanh… Trong đó mỏ Cá Voi Xanh thuộc lô 118 nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và nằm cách bờ biển Quảng Nam- Quảng Ngãi khoảng 80 km . Nó được ExonMobil của Hoa Kỳ và Petro Việt Nam hợp tác thăm dò từ năm 2009.

Sau các chiến dịch khoan thăm dò vào năm 2011 và khoan thẩm lượng vào năm 2012 thì ExonMobil đã phát hiện trữ lượng dầu khí tự nhiên ước tính là 150 tỷ mét khối và có thể phát triển thương mại rất tốt. Khí từ mỏ Cá Voi Xanh sẽ cung cấp cho các nhà máy điện ở Núi Thành tỉnh Quảng Nam và khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi. Trong tổ hợp điện khí miền Trung đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2017, dự tính mỏ Cá Voi Xanh sẽ có vòng đời 25 năm doanh thu từ khí dự kiến khoảng 30 tỷ USD, doanh thu từ điện dự kiến khoảng 30 tỷ USD, tổng doanh thu cả vòng đời của dự án là khoảng 60 tỷ USD. Trong đó đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 20 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 3.000 đến 4.000 lao động có trình độ cao.

Vào năm 2019, trong khu vực bể trầm tích Sông Hồng mỏ Kèn Bầu đã được phát hiện, nó nằm cách đất liền gần nhất thuộc tỉnh Quảng Trị 65km và cách Đà Nẵng 86 km. Mỏ Kèn Bầu dự kiến là được khai thác vào năm 2028, theo đó hai khoáng biển đã được thử và đem lại rất nhiều bằng chứng về lượng tích tụ đáng kể hydrocarbon ước tính trữ lượng khí tự nhiên sơ bộ là khoảng 230 tỷ mét khối và 450 triệu thùng khí ngưng tụ condensate. Với trữ lượng ước tính trên thì mỏ khí Kèn Bầu được xem là phát hiện lịch sử của ngành dầu khí Việt Nam giúp đảm bảo nguồn cung cho hoạt động sản xuất của ngành điện, với khả năng đáp ứng 40% và giải bài toán nguồn cung khí của tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Bể trầm tích Hoàng Sa

Nằm gần trung tâm Biển Đông giữa Việt Nam và Philippines, có diện tích khoảng 70.000 km2, độ sâu nước biển ở nơi sâu nhất lên tới 3.500m. Trầm tích Cenozoic ở đây chủ yếu là cát, bột, đất sét, cacbonat và đá núi lửa có bề dày khoảng 7.000m. Ngoài các khảo sát và nghiên cứu địa chất từ đầu thế kỷ thứ 20 của các nhà địa chất người Pháp và khảo sát địa chất thăm dò dầu khí đầu tiên được công ty địa vật lý miền Tây nước Mỹ thực hiện vào năm 1974. Từ năm 1980 đến nay, tập đoàn dầu khí Việt Nam cùng một số nhà thầu quốc tế đã thu nổ địa chấn ở một số khu vực với mạng lưới tuyến khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay ở bể trầm tích Hoàng Sa vẫn chưa có một giếng khoan thăm dò dầu khí nào được triển khai. Vì vậy tiềm năng dầu khí của bể vẫn còn là một ẩn số. Nhưng do nằm sát ngay phía Đông bể Sông Hồng nơi đã có nhiều phát hiện về khí đốt và ngay sát bể Nam Hải Nam nên để Hoàng Sa được đánh giá là có triển vọng về dầu khí nhưng chủ yếu là khí đốt. Tiềm năng khí tại chỗ dự báo đạt khoảng 340 tỷ mét khối và khả năng thu hồi khoảng 200 tỷ mét khối.

Bể trầm tích Phú Khánh

Nằm dọc theo bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam kéo dài từ Quảng Ngãi tới Phan Thiết với diện tích khoảng trên 80.000 km2, chủ yếu là ở các lô 121 cho đến 128 và 147 đến 152. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng để trầm tích này còn phát triển hơn về phía Đông. Độ sâu nước biển của bể Phú Khánh thay đổi rất nhanh từ Tây sang Đông, nơi sâu nhất lên tới 3.000m, trầm tích Cenozoic bao gồm các tập đá sét, bột, cát, cacbonat xen kẽ với nhau và đá núi lửa.

Hoạt động tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở đây đã được tiến hành từ những năm 80 của thế kỷ 20. Cho đến nay ngoài khảo sát thu nổ địa chấn thì các nhà thầu đã khoan một số giếng khoan thăm dò và phát hiện được dầu khí ở các cấu tạo như là cá heo, cá mập, tuy hòa. Tuy nhiên việc khai thác vẫn chưa được triển khai do các vùng biển có tiềm năng dầu khí thường nằm ở độ sâu nước biển từ 800 đến 2.500m dưới mực nước biển, dẫn đến chi phí đầu tư và thăm dò khai thác rất lớn. Hiện nay có rất nhiều thông tin nói rằng Cá Voi Xanh nằm ở bể Phú Khánh. Nhưng theo những thông tin đã nói thì lô này nằm ở bể ông Hồng thì mỏ này nằm ở lô 118 ngoài khơi tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cho nên mỏ này thuộc bể Sông Hồng chứ không phải là bể Phú Khánh.

Bể trầm tích Cửu Long

Có tổng diện tích khoảng 36.000km2. Bể này nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu, Bình Thuận và một số tỉnh miền Tây. Độ sâu của biển ở trong phạm vi của bể, nhìn chung là nông, nơi sâu nhất chỉ khoảng 80 đến 90m. Trầm tích Cenozoic ở đây chủ yếu là các tập cát, đá sét và bột xen kẽ nhau, đôi chỗ có mặt đá núi lửa với tổng bề dày đạt khoảng 8.000m. Công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở đây được bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước. Cho đến nay bể trầm tích Cửu Long có số lượng khảo sát địa chấn và khoan lớn nhất trong tất cả các bể trầm tích dầu khí của Việt Nam. Và đây cũng là bể trầm tích có nhiều mỏ dầu được đưa vào khai thác nhất trong số các bể trầm tích mà Việt Nam đang sở hữu.

Trong 8 mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam, thì bể trầm tích Cửu Long sở hữu tới 7 mỏ bao gồm mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng và mỏ Rạng Đông. Trong đó mỏ Bạch Hổ thuộc lô 91 do Liên doanh dầu khí Việt Nga Vietsovpetro điều hành. Mỏ Bạch Hổ nằm ở phía Đông, cách bờ biển thành phố Vũng Tàu khoảng 145km. Mỏ được đưa vào khai thác vào năm 1988 và đây đồng thời là mỏ có trữ lượng và sản lượng lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng khoảng 2 tỷ thùng dầu và sản lượng đạt khoảng 79.000 thùng dầu mỗi ngày, đóng góp hàng tỷ USD cho đất nước mỗi năm. Nếu cộng tất cả các mỏ của bể trầm tích Cửu Long lại thì sản lượng khai thác dầu thô hàng năm chiếm hơn 80% tổng sản lượng khai thác của toàn ngành dầu khí Việt Nam.

Bể trầm tích Nam Côn Sơn

Nằm ở vùng Đông Nam, thềm lục địa Việt Nam với diện tích khoảng 100.000 km2. Trước năm 1975 bể Nam Côn Sơn có tên là Sài Gòn Sarawark. Tuy nhiên bể trầm tích này chỉ được xác định diện tích và phân bố trong một số công trình tổng hợp của các chuyên gia dưới thời chính quyền Sài Gòn. Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể thay đổi rất lớn từ Tây sang Đông, nơi sâu nhất tới 1.000m. Tổng bề dày trầm tích Cenozoic nơi sâu nhất đã lên tới 12.000 m. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở bể trầm tích Nam Côn Sơn đã được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ 20.

Đến nay, ngoài một khối lượng lớn khảo sát thu nổ địa chấn cùng hơn 110 giếng khoan thăm dò, thì đã phát hiện được nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng đáng kể như mỏ Đại Hùng, mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, mỏ Rồng Đôi Tây, Hải Thạch cùng nhiều mỏ khác. Trong đó, mỏ Đại Hùng thuộc lô 51 nằm ở phía Tây Bắc của bể Nam Côn Sơn là mỏ có trữ lượng dầu khí tiềm năng nhất. Nó được phát hiện vào năm 1988 và đến năm 1994 thì bắt đầu khai thác. Năm 2006 mỏ được đánh giá là có trữ lượng khoảng 354,6 triệu thùng dầu vào khoảng 8,5 tỷ mét khối tự nhiên. Với trữ lượng ấn tượng, mỏ Đại Hùng là mỏ lớn thứ 7 trong số 8 mỏ dầu lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên đây là mỏ dầu có số phận éo le nhất ở Việt Nam khi mà các nhà thầu gồm PHPB của Úc, Petronas Carygali của Malaysia, Total của Pháp và Sumitomo của Nhật Bản đều lần lượt rút lui. Tới năm 2003 thì Zarubezhneft của Nga cũng rút khỏi dự án. Trong bối cảnh đó, Petro Việt Nam đã thông qua PVEP tiếp tục phát triển dự án, cho đến năm 2011 thì ngọn đuốc trên giàn khoan DH02 của mỏ Đại Hùng đã bùng cháy. Đây là công trình đầu tiên do các kỹ sư và công nhân Việt Nam chế tạo và lắp đặt. Với tiềm năng dầu khí lớn vẫn chưa được khai thác hết, bể trầm tích Nam Côn Sơn được đánh giá là có giá trị đứng thứ hai trên thềm lục địa của Việt Nam, sau bể trầm tích Cửu Long.

Bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây

Diện tích khoảng 90.000 km2. Bể này nằm ở vùng nước sâu trên thềm lục địa Đông Nam Việt Nam và nằm ở vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tức 370,4 km tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Bể bao gồm một loạt các bãi cạn, là bãi Vũng Mây, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên và Tư Chính. Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể phần lớn trên 1.000m, nơi sâu nhất đến gần 3.000m. Tổng bề dày trầm tích Cenozoic phổ biến từ 3.000 đến 5.000m. Nơi sâu nhất đạt đến trên 7000m. Hiện Việt Nam đã cho xây dựng trên tất cả các bãi đá ngầm chặn dịch vụ kinh tế khoa học kỹ thuật gọi tắt là DK1, nhằm bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam.

Ngoài việc xây dựng các cụm dịch vụ DK1, Việt Nam cũng đã tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực này. Bể Tư Chính Vũng Mây được đánh giá là có tiềm năng dầu khí cao, mặc dù chưa có các hoạt động khoan tìm kiếm. Tuy nhiên do nằm liền kề Nam Côn Sơn, nơi đang có các phát hiện và khai thác dầu khí thì khả năng cao khu vực này cũng có một lượng dầu khí đáng kể. Các đánh giá của công ty PVEP cho rằng, tiềm năng thu hồi ở đây có thể vào khoảng hơn 3,8 tỷ thùng dầu và từ 285 đến khoảng 857 tỷ mét khối khí, nếu các con số này là sự thật thì đây sẽ là một trong những khu vực chứa nhiều dầu khí nhất trên thềm lục địa nước ta. Tuy nhiên cho đến nay ngoài lô 133 và 134 thì chưa có lô nào được nghiên cứu một cách đồng bộ và chi tiết nên những đánh giá về bể trầm thích Tư Chính Vũng Mây vẫn còn nhiều thiếu sót. Hy vọng là trong thời gian tới Nhà nước Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu và thăm dò.

Bể trầm tích Trường Sa

Bể trầm tích này bao gồm cả huyện đảo Trường Sa của nước ta, với diện tích khoảng 200.000 km², độ sâu nước biển trong phạm vi bể trầm tích Trường Sa hầu hết từ 1.500 đến 3.000 m, nơi sâu nhất ở khoảng 4.500 m. Trầm tích Cenozoic ở đây chủ yếu là các tập đá sét, bột cát xen kẽ nhau ở nhiều nơi có trầm tích cacbonat và đá núi lửa. Tổng bề dày trầm tích Cenozoic của bể trầm tích Trường Sa phổ biến từ 2.000 đến 3.000m, nơi sâu nhất đạt đến 5000m. Công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí đã được triển khai trong những năm 70 của thế kỷ trước với một khối lượng khảo sát địa chấn nhất định và một số giếng khoan. Sau đó chúng ta cũng tiến hành một số cuộc khảo sát để xác định trữ lượng của bể trầm tích này. Mặc dù không tìm được báo cáo cụ thể về trữ lượng dầu thô và khí đốt của bể nhưng tổng trữ lượng tiềm năng dự báo của bể trầm tích này dao động từ 3.330 đến 6.680 triệu tấn quy dầu (tức là bao gồm cả dầu mỏ và khí đốt). Do sự phức tạp của những tranh chấp trên quần đảo Trường Sa nên tiềm năng dầu khí của bể trầm tích Trường Sa chưa được đánh giá đúng và đủ. Do vậy để có định hướng công tác thăm dò dầu khí ở đây trong thời gian tới thì ta cần phải đẩy mạnh công tác khảo sát, nghiên cứu đặc biệt là khoan thăm dò để có cơ sở làm sáng tỏ các vấn đề lịch sử phát triển địa chất, cơ chế tạo bể và hệ thống dầu khí của bể trầm tích Trường Sa.

Bể trầm tích dầu khí Malay – Thổ Chu

Có diện tích khoảng 80.000km² và nằm trong khu vực Vịnh Thái Lan, ngoài khơi biển Cà Mau Hà Tiên. Cho nên đây là bể trầm tích nằm xa nhất về phía Nam đất nước. Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể, nhìn chung là nhỏ không vượt quá 70 m. Trầm tích Cenozoic ở đây chủ yếu tập trung là các đá cát, bột, đá sét mỏng xen kẽ nhau với chiều dày sâu nhất đạt đến 7.000 m. Ngay từ thập niên 60 của thế kỷ trước các công ty dầu khí quốc tế lớn như Total, Unocal đã quan tâm và đầu tư, tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng vịnh Thái Lan. Song phải tới năm 1997 công ty Unocal mới khoan thăm dò hai giếng và phát hiện được khí công nghiệp tại lô B và lô 4895. Cho tới nay thì hai lô này đang chuyển sang giai đoạn thẩm lượng. Năm 2000 công ty Unocal tiếp tục khoan thăm dò và phát hiện khí cấu tạo ác quỷ, cá voi và năm 2004 phát hiện khí ở cấu tạo vàng đen ở lô 5297. Như vậy bể trầm tích Malai- Thổ Chu là một trong những khu vực có tiềm năng dầu khí lớn và xếp thứ tư về triển vọng lẫn tiềm năng dầu khí của Việt Nam. Nhưng nhiều khả năng khu vực này chứa khí đốt nhiều hơn dầu thô. Theo các số liệu đánh giá tiềm năng của đề án Vitra, cũng như một số liệu cập nhật gần đây thì con số trữ lượng đã phát hiện và tiềm năng thu hồi dầu khí của các khu vực thềm lục địa Tây Nam vào khoảng 380 triệu tấn dầu.

Mặc dù có trữ lượng lớn như vậy nhưng Biển Đông luôn là nơi diễn ra các tranh chấp của các nước trong khu vực đặc biệt là phía Trung Quốc khiến cho việc khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp là do giá trị dầu khí của Biển Đông.

Nhìn chung chưa ai có thể xác định chính xác có bao nhiêu dầu khí dưới đáy Biển Đông. Bởi vì việc thăm dò chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là khi Biển Đông đang nằm trong sự tranh chấp giữa các nước có liên quan. Vậy nên, cứ nước này tiến hành thăm dò thì các nước khác sẽ lên tiếng phản đối. Chính vì thế mà việc thăm dò không được thuận lợi dẫn đến kết quả chưa thực sự rõ ràng. Theo một báo cáo của cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ, trong giai đoạn 1993-1994 thì ước tính trữ lượng dầu thô đã được khám phá và chưa được khám phá ở Biển Đông là khoảng 28 tỷ thùng, quy đổi theo giá dầu thô vào ngày 20 tháng 12 năm 2022 ở mức 76 USD thì nó có giá trị khoảng 2.400 tỷ USD . Cũng theo cơ quan này, giá trị khí đốt của khu vực này còn lớn hơn rất nhiều vì 60-70% tài nguyên ở đây là khí đốt. Với tổng trữ đối tượng đã được phát hiện và chưa được khám phá trong lưu vực ngoài khơi của Biển Đông là 7.533 tỷ mét khối tương đương với hơn 1600 tỷ USD.

Công ty dầu khí Quốc gia Trung Quốc cho rằng, Biển Đông chứa khoảng 125 tỷ thùng dầu và 14.158 tỷ mét khối khí đốt, tương đương giá trị dầu thô vào khoảng 9.500 tỷ USD và khoảng 3.000 tỷ USD cho khí đốt. Tổng cộng sẽ là 12.500 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này cũng cao một cách bất ngờ, nhìn chung chưa có con số nào thực sự chính xác về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông nhưng mà ít nhất thì trữ lượng của nó cũng sẽ gần ngang bằng với tổng trữ lượng đã được tìm thấy của các quốc gia trong khu vực như là Việt Nam, Malaysia, Brunei với trữ lượng lên tới hàng chục tỷ thùng cùng hàng nghìn tỷ mét khối khí đốt và giá trị cũng lên tới hàng nghìn tỷ USD. Còn theo các chuyên gia Nga thì khu vực biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam còn chứa đựng tài nguyên băng cháy.

Trữ lượng loại tài nguyên này có thể ngang bằng với trữ lượng dầu khí trên biển Đông và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế cho khí đốt trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí và băng cháy chưa được khai rất lớn, cho nên phía Bắc được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm tham vọng yêu sách chủ quyền của các nước trong khu vực đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như vùng biển chung quanh hai quần đảo này.