Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lí chi ngân sách nhà nước là một bộ phận trong công tác quản lí ngân sách nhà nước.

  • 07-05-2020Phương thức quản lí chi ngân sách nhà nước là gì?
  • 20-04-2020Dự phòng ngân sách nhà nước (State Budget Reserve) là gì?
  • 20-04-2020Chi tiêu mới trong lĩnh vực ngân sách nhà nước là gì?
  • 20-04-2020Chi tiêu cơ sở ngân sách nhà nước là gì? Phân loại chi tiêu cơ sở
  • 19-04-2020Bội chi ngân sách nhà nước (State Budget Deficit) là gì?

Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước

Hình minh họa (Nguồn: Seattletimes)

Quản lí chi ngân sách nhà nước

Khái niệm

Quản lí chi ngân sách nhà nước là một bộ phận trong công tác quản lí ngân sách nhà nước (NSNN) và cũng là một bộ phận trong công tác quản lí nói chung.

Xét theo nghĩa rộng, quản lí chi NSNN là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lí hệ thống xã hội thông qua các chức năng vốn có; theo nghĩa hẹp, quản lí chi NSNN là quản lí các đầu ra của NSNN thông qua các công cụ và qui định cụ thể.

Quản lí chi NSNN giữ một vị trí đặc biệt quan trọng bởi NSNN luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu chiến lược của quốc gia.

Quản lí chi NSNN góp phần quan trong để NSNN phát huy được vai trò chủ đạo đó và NSNN thực sự trở thành công cụ hữu hiệu hướng tới mục tiêu đã định...

Vị trí quan trọng của công tác quản lí chi NSNN được thể hiện rõ nét thông qua quá trình định hướng, hoạch định chính sách, ban hành cơ chế, tiêu chuẩn, định mức để thực hiện chức năng vốn có của ngân sách.

Nguyên tắc quản lí chi NSNN

Trong bất kì nền kinh tế nào, chi ngân sách phải tuân thủ những nguyên lí nhất định, những đòi hỏi đó càng trở thành yêu cầu bắt buộc bởi tính đa dạng phong phú cũng như mục tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế thị trường.

- Chi ngân sách phải đảm bảo kỉ luật tài chính tổng thể.

- Ngân sách nói chung và chi ngân sách nói riêng phải gắn với chính sách kinh tế gắn với mục tiêu phát triển kinh tế trung và dài hạn.

- Chi ngân sách phải đảm bảo tính minh bạch, công khai trong cả qui trình từ khâu lập, tổ chức thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán.

- Chi ngân sách phải cân đối hài hoà giữa ngành, địa phương, giữa trung ương địa phương, kết hợp giải quết ưu tiên chiến lược trong trong năm với trung và dài hạn.

- Chi ngân sách phải gắn kết giữa chi đầu tư và chi thường xuyên.

- Quản lí chi NSNN phải là tác động đòn bẩy để thúc đẩy các thành phần khác tham gia cung cấp dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đa dạng, phong phú của mọi đối tượng

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về quản lí ngân sách Nhà nước, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, 2014)

Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước
Chấp hành Ngân sách Nhà nước (State budget implementation) là gì? Mục tiêu

11-12-2019 Chi đầu tư phát triển (Development investment expenditure) của ngân sách nhà nước là gì?

12-12-2019 Chi thường xuyên (Frequent expenditure) của Ngân sách Nhà nước là gì?

1. Ngân sách nhà nước

1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Tài chính Nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ như thuế bằng tiền, vay nợ... để phục vụ cho hoạt động của mình hình thành nên NSNN, bộ phận quan trọng nhất của khu vực tài chính nhà nước. Tuy nhiên, thuật ngữ ''Ngân sách nhà nước'' chỉ thực sự xuất hiện khi nền sản xuất xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, đó là khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời. Lúc này các khoản thu chi của Nhà nước được thể chế hoá bằng luật pháp, tách việc thực hiện quyền lập pháp về NSNN thuộc về Nghị viện và quyền hành pháp về NSNN giao cho Chính phủ điều hành.

Theo quan điểm về ngân sách trong kinh tế thị trường, khi nghiên cứu về ngân sách cần xem xét cả biểu hiện bên ngoài và thực chất bên trong của nó.

Căn cứ vào biểu hiện bề ngoài thì NSNN là một bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năng hoặc một số năng. Hàng năm, Chính phủ dự toán các nguồn thu vào quỹ NSNN, đồng thời dự toán các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, quản lý hành chính... từ quỹ NSNN và bảng dự toán này phải được Quốc hội phê chuẩn.

Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước. Trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội, nguồn tài chính luôn vận động giữa một bên là Nhà nước một bên là các chủ thể kinh tế xã hội. Đằng sau các hoạt động đó chứa đựng các mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể khác, thông qua việc tạo lập sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

Hoạt động NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế xã hội của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính nói chung, cũng như trong khu vực tài chính nhà nước nói riêng, NSNN luôn giữ vị trí trọng yếu trong việc đảm bảo cho sự tồn tại cũng như đối với các hoạt động của Nhà nước. Thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài chính của Nhà nước để quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, nó có vị trí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính vĩ mô và các cân đối vĩ mô của nền kinh tế.

Thứ hai, xét về mặt thực thể, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Nguồn hình thành của quỹ ngân sách là từ tổng sản phản quốc nội và từ các nguồn tài chính khác. Mục đích sử dụng của quỹ ngân sách là duy trì sự tồn tại, đảm bảo hoạt động, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

Thứ ba, NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, vì NSNN do Nhà nước nắm giữ, chi phối và là công cụ để Nhà nước kiểm soát vĩ mô và cân đối vĩ mô. Việc sử dụng ngân sách có ý nghĩa quốc gia, với phạm vi tác động rộng lớn và được sử dụng chủ yếu cho các nhu cầu có tính chất toàn xã hội. Chính vì vậy thông qua sự vận động của vốn NSNN Nhà nước thực hiện hướng dẫn, chi phối kiểm soát các nguồn lực tài chính khác của quốc gia.

Tóm lại: có thể hiểu một cách khái quát, NSNN, xét ở thể tĩnh và hình thức biểu hiện bên ngoài là bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước cho một khoảng thời gian nhất định nào đó, phổ biến cho một năm hoặc một số năm; xét ở thể động và trong suốt một quá trình, NSNN là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, được Nhà nước sử dụng để động viên phân phối một bộ phận nguồn lực của xã hội dưới dạng tiền tệ về cho Nhà nước để đảm bảo điều kiện vật chất nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Nhà nước phải gánh vác.

1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về NSNN thông qua các đặc điểm của nó.... Đó là:

- Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của 'Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Nói một cách cụ thể. hơn, quyền lực của Nhà nước và các chức năng của nó là những nhân tố quyết định mức thu, mức chi, nội dung và cơ cấu thu chi của NSNN.

- Các hoạt động thu chi NSNN đều được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. Đó là các luật thuế, các chế độ thu, chế độ chi tiêu, tiêu chuẩn định mức chi tiêu... Nhà nước ban hành. Việc dựa trên cơ sở pháp luật để tổ chức các hoạt động thu chi của NSNN là một yêu cầu có tính khách quan, bắt nguồn từ phạm vi hoạt động của NSNN được tiến hành trên mọi lĩnh mực và có tác động tới mọi chủ thể kinh tế, xã hội.

- Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là từ giá trị sản phẩm thặng dư của xã hội và được hình thành chủ yếu qua quá trình phân phối lại mà trong đó thuế là hình thức thu phổ biến.

- Ẩn sau các hoạt động thu chi của NSNN là việc xử lý các mối quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia.

1.3. Chi ngân sách nhà nước

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của chi NSNN

Chi ngân sách nhà nước là việc Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện chức năng của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế xã hội theo các nguyên tắc nhất định.

Như vậy, phạm vi chi ngân sách nhà nước lất rộng, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tượng. Từ khái niệm trên có thể thấy, chi NSNN dưới lăng kính kinh tế là cung cấp nguồn lực chủ yếu để tạo ra hàng hoá dịch vụ công nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng mà khu vực tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm được vì không đạt mục tiêu hiệu quả họ mong muốn, hoặc không có khả năng thu hồi chi phí. Có thể thấy những đặc điểm chi NSNN thông qua các hoạt động của Nhà nước. Đó là:

- Chi NSNN đảm bảo hoạt động bộ máy nhà nước, hình thành khuôn khổ luật pháp, cung cấp những địch vụ hành chính pháp lý: đây là những hoạt động quan trọng mà thiếu nó, xã hội không tồn tại và phát triển. Mặc dù xét về ý nghĩa, thì chi NSNN cho hoạt động bộ máy nhà nước để đảm bảo cho những nội dung trên là điều kiện tiên quyết, tiền đề quan trọng nhất song tỷ trọng chi lại chiếm phần nhỏ trong chi NSNN. Có thể nói không một hãng tư nhân nào làm được thay Nhà nước những công việc trên bởi chỉ có Nhà nước mới có quyền năng để làm điều đó và như vậy, chỉ có thể dùng NSNN để đảm bảo cho những hoạt động đó.

- Chi NSNN sản xuất hàng hoá dịch vụ cá nhân. Quan điểm của nhiều quốc gia về vấn đề này không giống nhau. ở một số nước Nhà nước có vai trò hạn chế, song ở một số rước Nhà nước can thiệp vào nhiều lĩnh vực kinh tế tư nhân. Cơ sở để Nhà nước trực tiếp tham gia vào lĩnh vực sản xuất hàng hoá dịch vụ cá nhân xuất phát từ Nhà nước coi ngành, lĩnh vực đó có quan trọng đến mức phải nắm không; một số ngành tư nhân không muốn làm vì không có hiệu quả thì Nhà nước buộc phải làm, hoặc một số lĩnh vực Nhà nước muốn làm vì thấy rằng lĩnh vực đó có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, xu hướng trong nền kinh tế thị trường thì Nhà nước ít tham gia với tư cách là người cung cấp NSNN để hỗ trợ hoặc trực tiếp thanl gia sản xuất hàng hoá dịch vụ cá nhân.

- Thông qua công cụ chi ngân sách, Nhà nước trợ cấp hoặc gây ảnh hưởng đối với thị. trường tài chính như thị trường chứng khoán, bảo hiểm, tín dụng, thông qua các cơ quan điều hành để đảm bảo hoạt động của các lĩnh vực này và đảm bảo quyền lợi hạn chế rui ro cho mọi công dân.

- Chi NSNN cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng như đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, quốc phòng, bảo vệ trật tự xã hội... Thể hiện ở hai giác độ:(i) có thể những dịch vụ công đó do cơ quan nhà nước làm ra và Nhà nước chi tiền cho các cơ quan đó như là người mua hàng hoá dịch vụ, hoặc (ii) những dịch vụ công này do tư nhân làm và Chính phủ mua lại. Việc mua đó là để cung cấp cho những cá nhân không đủ tiền mua, thể hiện sự ưu đãi của Chính phủ nhằm khắc phục khiếm khuyết của cơ chế thị trường trong phân hoá giầu nghèo; hoặc Chính phủ mua để cung cấp cho các cá nhân khi các hãng tư nhân không làm được vì không thu hồi trực tiếp được vốn. Trong trường hợp này Chính phủ thu hồi qua những hình thức gián tiếp như thuế. Đặc điểm này thể hiện vai trò to lớn của Chính phủ đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội và mọi cá nhân, tỷ trọng khoản chi này rất lớn trong tổng chi tiêu của NSNN.

- Chi NSNN đóng vai trò tích cực trong phân phối lại thu nhập thông qua các chương trình hỗ trợ công cộng và bảo hiểm xã hội. Đặc điểm này cũng thể hiện vai trò Chính phủ trong việc hỗ trợ công cộng, nhằng trợ giúp những người nghèo, người về hưu, tàn tật, thất nghiệp, ốm đau. Ví dụ như trợ cấp hàng tháng bằng tiền mặt cho các gia đình đông con, những người có mức thu nhập dưới mức nghèo v.v.. Trợ cấp hiện vật như mua trang thiết bị, thuốc chữa bệnh. Hoặc Chính phủ thông qua chương trình trợ cấp bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho người già, người mất khả năng lao động v.v..

Tóm lại, chi NSNN để thực hiện vai trò Nhà nước là người đảm bảo hệ thống Luật pháp, sản xuất một phần hàng hoá dịch vụ cá nhân, cung ứng hàng hoá dịch vụ công cộng và phân phối lại thu nhập. Như vậy chi NSNN là công cụ để Nhà nước điều hành nền kinh tế theo mục đích của mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh như giảm bớt sự chênh lệch giầu nghèo, giải quyết công bằng xã hội và khắc phục khiếm khuyết của thị trường. Chi NSNN chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận và không trực tiếp thu được lợi nhuận, vì vậy không được hoàn trả trực tiếp. Việc hoàn trả được thông qua hệ thống luật pháp về thuế và một phần được thu lại từ phí.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.