Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay thuộc thời:

Tác giả pho tượng

Sau một thời gian dài nghiên cứu, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ nhận định: “Pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều “ẩn ngữ” cùng một triết lý sâu xa”. Pho tượng còn cho hậu thế biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê. 

Đặc biệt, khi phát hiện trên thành bên trái bệ tượng khắc dòng chữ Hán: “Nam Đông Văn Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc”. Các nhà Hán Nôm tạm dịch: Nam Đông là địa chỉ, Văn Thọ là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ.

Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, thì chữ “phụng khắc” được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua. Nhưng thông thường thời xưa, nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa.

Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay thuộc thời:

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Nghi, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khảo sát khoảng 24 văn bia tại chùa Bút Tháp cũng như dụng công khảo cứu gia phả họ Trương lưu giữ tại Viện Hán Nôm nhưng không thu được kết quả liên quan đến dòng chữ trên. Khi tìm về làng nghề chạm khắc truyền thống ở Hải Dương cũng không thấy có dòng họ này trong làng.

Vậy, phải giải mã dòng chữ này ra sao? Ông Nghi đặt câu hỏi: Nam Đông có phải là địa danh hành chính thời Lê? Và nếu đúng thì nay thuộc địa phương nào? Điêu khắc gia họ Trương phải chăng làm đến tước Nam (Công, hầu, bá, tử, nam)? Lấy hiệu là Văn Thọ?

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết Nam Đông là địa danh ở đâu nên chưa có lời giải thỏa đáng. Vì thế, đa số chuyên gia mới chỉ tạm bằng lòng với đáp án: Điêu khắc gia họ Trương, hiệu Văn Thọ, làm đến tước Nam là tác giả của pho tượng Quan Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp.

Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay thuộc thời:

Niên đại tượng cổ

Còn một hàng chữ Hán nữa khắc trên chính diện thành bệ tượng, nội dung: “Tuế thứ Bính Thân niên thu nguyệt cốc nhật doanh tạo” cho biết pho tượng được hoàn thành vào ngày lành, tháng mùa thu năm Bính Thân. Vậy, năm Bính Thân cụ thể là năm nào? Theo ý kiến của nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng: “Năm 1647, Trương tiên sinh được mời làm tượng Phật ở chùa Bút Tháp. Kiến trúc chùa Bút Tháp cơ bản hoàn thành. Năm 1656, Trương tiên sinh hoàn thành tác phẩm tượng Quan Âm”.

TS Lịch sử Bùi Tiến cho biết thêm: “Dựa vào những nét nghệ thuật tương đồng với các bộ phận khác trong chùa, rõ nét hơn cả là rồng và cá giống hình tượng trên tháp Báo Nghiêm nên đa số các nhà nghiên cứu đều đồng ý niên đại của pho tượng là năm 1656”.

Để có thêm cơ sở khẳng định niên đại pho tượng cổ, các nhà nghiên cứu vừa qua đã căn cứ vào niên đại bức hoành phi “Sắc kiến - Ninh Phúc thiền tự” năm Dương Hòa thứ tám đời vua Lê Thần Tông (1642).

Được biết, đây là bằng chứng chùa Ninh Phúc được ban sắc lệnh xây dựng, tôn tạo từ năm này. “Thậm chí, chùa được trùng tu xong vào năm 1642 - 1643, tức 2 năm trước khi Chuyết Công (trụ trì đời thứ hai chùa Ninh Phúc) viên tịch. Như vậy, những năm Bính Thân phải là trước năm 1647”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Nghi nêu giả thiết.

Trong khi đó, PGS.TS Đàm Chí Từ từng cho rằng, Ninh Phúc tự từng được trùng tu khoảng năm 1634 - 1635 và có thể, Thượng điện - Tam bảo được hoàn thành trước để Chuyết Công trụ trì hoằng pháp. Lập luận này được nhiều chuyên gia tán thành vì niên đại ghi trên bức hoành phi “Ngự chế - đại phùng bảo điện” năm 1642. Sau khi Chuyết Công viên tịch thì sư Minh Hành được truyền y bát, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc được trao chức Đạo trường mẫu.

Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay thuộc thời:

Ý nghĩa pho tượng

Nhà điêu khắc, họa sĩ Lê Đình Quỳ nhận định: “Rất hiếm người hiểu toàn vẹn ý nghĩa sâu xa và đẹp đẽ của tác phẩm tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Bởi vì ẩn trong đó không chỉ là giá trị hội họa mà còn là những nghĩa lý Phật giáo sâu sắc, kỳ ẩn. “Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn - dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất”, nhà điêu khắc, họa sĩ Lê Đình Quỳ cho biết.

Ông Quỳ cho hay, pho tượng được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế “tam quang giả”, là 3 cái sáng, gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. 

Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng.

Mặt trời sáng ngời còn là biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. 

Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian. 

Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. 

Nguồn: Kiều Trang - Hưng Tiến (anninhthudo.vn)

Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay thuộc thời:

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ "phụng khắc" được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa).

Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn - dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện - ác, đỏ - đen, sáng - tối, trời - đất). Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam, xin phân tích như sau:

1. Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là

Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay thuộc thời:

mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian.

2. Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cõi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai".

3. Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.

Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay thuộc thời:

4. Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật.

Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả.

5. Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đã chín muồi: Tác giả Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý - Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm.

Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay" được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958.

Lê Đình Quỳ (Theo Khoa Học & Đời Sống)