Trivacin là thuốc gì

Nhiều người thắc mắc Thuốc trivacin tana là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Tác dụng dược lý:

Clorpheniramin là một kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, clorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng này khác nhau nhiều giữa các cá thể.
Tác dụng kháng histamin của clorpheniramin thông qua phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động.

Dược động học

Clorpheniramin maleat hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 – 60 phút. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong khoảng 2,5 đến 6 giờ sau khi uống. Khả dụng sinh học thấp, đạt 25 – 50%. Khoảng 70% thuốc trong tuần hoàn liên kết với protein. Thể tích phân bố khoảng 3,5 lít/kg (người lớn) và 7 – 10 lít/kg (trẻ em). Clorpheniramin maleat chuyển hóa nhanh và nhiều. Các chất chuyển hóa gồm có desmethyl – didesmethyl- clorpheniramin và một số chất chưa được xác định, một hoặc nhiều chất trong số đó có hoạt tính. Nồng độ clorpheniramin trong huyết thanh không tương quan đúng với tác dụng kháng histamin vì còn một chất chuyển hóa chưa xác định cũng có tác dụng.

Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hóa, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu. Chỉ một lượng nhỏ được thấy trong phân. Thời gian bán thải là 12 – 15 giờ và ở người bệnh suy thận mạn, kéo dài tới 280 – 330 giờ. Một số viên nén clorpheniramin được bào chế dưới dạng tác dụng kéo dài, dưới dạng viên nén 2 lớp. Lớp ngoài được hòa tan và hấp thu giống như viên nén thông thường. Lớp trong chỉ được hấp thu sau 4 – 6 giờ. Tác dụng của những viên nén kéo dài bằng tác dụng của hai viên nén thông thường, uống cách nhau khoảng 6 giờ.

Trivacin là thuốc gì

Thuốc trivacin tana là thuốc gì? có tác dụng gì?

Thuốc trivacin tana là thuốc giảm đau có tác dụng:

– Hỗ trợ giảm đau các trường hợp đau đầu, đau bụng kinh, đau nhức xương khớp
– Giúp hạ sốt, chữa trị chứng nghẹt mũi, sổ mũi giúp hạ thân nhiệt

Những ai nên dùng:

– Người đang mắc bệnh lý cảm cúm – sốt gây ra đau nhức, ho, sổ mũi, chảy nước mắt… – Người gia hay bị đau cơ xương khớp, người làm việc quá mức – lao động quá sức dẫn đến đau đầu

– Người cảm giác đau do bị chấn thương do tai nạn – chấn thương thể thao

Thành phần của thuốc:

– Paracetamol……………….650mg – Phenylephrin HCl…………….5mg – Clorpheniramin maleat……….4mg

– Tá dược vừa đủ 1 viên

Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.

Đề xuất của thuốc:

– Người lớn và trẻ trên 11 tuổi: Ngày 1 viên x 3 lần – Trẻ em 6-11 tuổi: 320-480mg chia 2 lần – Trẻ 2-6 tuổi: 80-120mg chia 2 lần

– Dùng thuốc sau khi ăn

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc – Thiếu hụt G6PD, người thiếu máu, bệnh lý về tim, phổi thận – Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ dưới 2 tuổi – SUy tế bào gan, co thắt phế quản

– Người già, suy gan thận, lái xe, vận hành máy (cẩn thận)

Những tác dụng phụ không mong muốn:

– Tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu – Dị ứng, phát ban, đau bụng – Buồn nôn, buồn ngủ, mệt mỏi -Ra mồ hôi, sưng phù, chán ăn, đắng miệng

– Sốc phản vệ, xuất huyết tiêu hóa

Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác:

– Chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc.
– Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí:

– Chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận. – Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Bảo quản thuốc và xử lý thuốc đúng cách

– Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau nhằm giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Bạn không nên dùng thuốc trong trường hợp: hộp bị méo mó, sản phẩm bị đổi màu…và hết hạn sử dụng. – Hãy bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp, không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm…

– Nếu muốn tiêu hủy thuốc, không được vứt xuống cống rãnh, toilet, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn không gây ô nhiễm môi trường!

Thuốc trivacin tana giá bao nhiêu tiền?

– Thuốc trivacin tana có giá 61.000 / hộp 10 vỉ x 10 viên.

Trivacintana là thuốc có thành phần hoạt chất là Paracetamol 650mg; Phenylephrin.HCl 5mg; Clorpheniramin maleat 4mg, do Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam sản xuất. Xuất xứ: Việt Nam Thông tin chi tiết: Tên thuốc: Trivacintana Tên hoạt chất: paracetamol 650mg; phenylephrin.hcl 5mg; Clorpheniramin maleat 4mg Hàm lượng: Dạng bào chế: Tiêu chuẩn: TCCS Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên, chai 100 viên nén dài bao phim Số đăng ký: VD-12071-10 Hạn dùng: 36 tháng Nhà sản xuất: Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam Nước sản xuất: Việt Nam Địa chỉ SX: SX tại: 60 Đại lộ Độc lập, KCN Việt Nam – Singapore, Bình Dương Công ty đăng ký: Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam

Địa chỉ đăng ký: SX tại: 60 Đại lộ Độc lập, KCN Việt Nam – Singapore, Bình Dương

Qua bài viết Thuốc trivacin tana là thuốc gì có tác dụng gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

  • cach dung thuoc trivacin tana
  • tim thuoc trivacin tana
  • ten thuoc trivacin tana
  • gia thuoc trivacin tana
  • cong dung thuoc trivacin tana
  • tac dung thuoc trivacin tana

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua thuốc có thể vào link Nhà thuốc Pharmacity Hoặc Nhà thuốc 365 Hoặc nếu cần mua các loại TPCN bảo vệ sức khoẻ có thể tìm các sản phẩm tốt tại Nhà thuốc Thân Thiện với giá cả vô cùng phải chăng. Đây được biết đến là 1 cửa hàng thuốc chất lượng và uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ các loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng.

Nếu bạn chưa có tài khoản ngân hàng thanh toán trên internet có thể đăng ký tại https://shorten.asia/XuRB9PQr để mở tài khoản ngân hàng VP Bank với các tài khoản số đẹp cho bạn lựa chọn, cùng với đó là nhiều phúc lợi khác cho khách hàng mới khi mở thẻ và nhận được nhiều ưu đãi độc quyền.

Trivacin là thuốc gì

Nhiều người thắc mắc Thuốc Safetamol 250 là thuốc gì? có tác dụng gì? giá …

Thuốc Trivacin Tana của Công ty Dược phẩm Thành Nam, thành phần chính là paracetamol, clorpheniramin, phenylephrin. Thuốc dùng điều trị triệu chứng trong các trường hợp cảm cúm như sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang hoặc dị ứng với thời tiết.

Trivacin Tana được bào chế dưới dạng viên nén viên nén bao phim. Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Trivacin Tana được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị triệu chứng trong các trường hợp cảm cúm như sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang hoặc dị ứng với thời tiết.

Dược lực học

Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, nhưng không có hiệu quả điều trị viêm. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Clorpheniramin là một kháng histamin H1 có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, clorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng này khác nhau nhiều giữa các cá thể. Cơ chế tác dụng là phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động.

Phenylephrin là một thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm α1 (α1-adrenergic) có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể α1-adrenergic làm co mạch máu và làm tăng huyết áp.

Dược động học

Paracetamol được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị. Paracetamol phân bố trong phần lớn các mô của cơ thể, khoảng 25% kết hợp với protein huyết tương.Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ, và được thải trừ qua nước tiểu.

Clorpheniramin maleat hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 – 60 phút. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong khoảng 2,5 đến 6 giờ sau khi uống.

Clorpheniramin maleat chuyển hóa nhanh và nhiều.

Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hóa, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu, chỉ một lượng nhỏ được bài tiết qua phân. Thời gian bán thải là 12 – 15 giờ và ở người bệnh suy thận mạn, kéo dài tới 280 – 330 giờ.

Phenylephrin hấp thu rất bất thường qua đường tiêu hóa do bị chuyển hóa ngay trên đường tiêu hóa. Phenylephrin bị chuyển hóa ở gan và ruột nhờ enzym monoaminoxydase (MAO). Hiện nay chưa xác định được con đường chuyển hóa và tốc độ thải trừ của phenylephrin.

Thuốc Trivacin Tana dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng liều 1 viên/lần, 8 - 12 giờ một lần, 2 - 3 lần/ngày.

Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Liên quan đến Paracetamol

Biểu hiện:

Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p-aminophenol; một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh.

Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol. Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương: Sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.

Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.

Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan trở nên rõ rệt trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi uống liều độc. Aminotransferase huyết tương tăng (đôi khi tăng rất cao) và nồng độ bilirubin trong huyết tương cũng có thể tăng; thêm nữa, khi thương tổn gan lan rộng, thời gian prothrombin sẽ kéo dài.

Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Điều trị:

Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải dùng thuốc giải độc ngay lập tức, càng sớm càng tốt nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol.

Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Nếu không có N-acetylcystein, có thể dùng methionin (xem chuyên luận Methionin). Nếu đã dùng than hoạt trước khi dùng methionin thì phải rút than hoạt ra khỏi dạ dày trước. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối do chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.

Liên quan đến Clorpheniramin maleat

Liều gây chết của clorpheniramin khoảng 25 – 50mg/kg thể trọng. Những triệu chứng và dấu hiệu quả liều bao gồm an thần, kích thích nghịch thường hệ TKTW, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp.

Xử trí:

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải.

Liên quan đến Phenylephrin

Triệu chứng:

Tăng huyết áp, nhức đầu, cơn co giật, xuất huyết não, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, dị cảm. Nhịp tim chậm thường xảy ra sớm.

Xử trí:

Tăng huyết áp có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc chẹn α-adrenergic như phentolamin 5 - 10mg, tiêm tĩnh mạch; nếu cần có thể lặp lại. Thẩm tách máu thường không có ích.

Cần chú ý điều trị triệu chứng và hỗ trợ chung, chăm sóc y tế.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

    Các tác dụng không mong muốn (ADR) khi dùng Trivacin Tana mà bạn có thể gặp:

    Liên quan đến Paracetamol

    • Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra.
    • Ít gặp: Ban, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
    • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.

    Liên quan đến Clorpheniramin maleat

    • Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu tăng liều từ từ.
    • Thường gặp: Ngủ gà, an thần, khô miệng.
    • Hiếm gặp: Chóng mặt, buồn nôn.

    Nhận xét: Tác dụng phụ chống tiết acetylcholin trên thần kinh trung ương và tác dụng chống tiết acetylcholin ở người nhạy cảm (người bị bệnh glôcôm, phì đại tuyến tiền liệt và những tình trạng dễ nhạy cảm khác), có thể nghiêm trọng. Tần suất của các phản ứng này khó ước tính do thiếu thông tin.

    Liên quan đến Phenylephrin

    • Thường gặp: Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, người yếu mệt, choáng váng, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi, tăng huyết áp.
    • Ít gặp: Tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng làm giảm tưới máu cho các cơ quan này, suy hô hấp.
    • Hiếm gặp: Viêm cơ tim thành ổ, xuất huyết dưới màng ngoài tim.

    Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Trivacin Tana chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
  • Người bệnh đang cơn hen cấp.
  • Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
  • Glôcôm góc hẹp.
  • Tắc cổ bàng quang.
  • Loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng.
  • Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.
  • Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO.
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Trẻ sơ sinh, thiếu tháng.
  • Bệnh tim mạch nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành.
  • Tăng huyết áp nặng, block nhĩ thất, xơ cứng động mạch nặng, nhịp nhanh thất.
  • Cường giáp nặng.

Thận trọng khi sử dụng

Liên quan đến Paracetamol

Người bị phenylceton – niệu.

Người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể.

Người có bệnh thiếu máu từ trước.

Tránh hoặc hạn chế uống rượu vì có thể gây tăng độc tính với gan.

Thận trọng với người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven Johson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Liên quan đến Clorpheniramin maleat

Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng, và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.

Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác. Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều đó có thể gây rắc rối ở người bị bệnh tắc nghẽn phổi hay ở trẻ em nhỏ. Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở. Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng chống tiết acetylcholin, gây khô miệng.

Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Tránh dùng cho người bị tăng nhãn áp như bị glôcôm. Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (> 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.

Liên quan đến Phenylephrin

Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, người bệnh cường giáp, nhịp tim chậm, block tim một phần, bệnh cơ tim, xơ cứng động mạch nặng, đái tháo đường type 1.

Dùng thuốc thận trọng đối với người dị ứng với tá dược màu xanh patente và Sunset yellow có trong thuốc.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc gây buồn ngủ nên tránh dùng cho người đang lái xe và người đang vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Clorpheniramin và phenylephrin có trong dịch tiết sữa mẹ.

Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc

Liên quan đến Paracetamol

Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan. Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin...) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.

Dùng đồng thời với isoniazid có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan. Domperidon, metoclopramid làm tăng tốc độ hấp thu của paracetamol. Cholestyramin làm giảm tốc độ hấp thu của paracetamol.

Liên quan đến Clorpheniramin maleat

Các thuốc ức chế monoamin oxidase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.

Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin. Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin. Phải cẩn thận khi dùng erythromycin chung với các thuốc kháng histamin H do erythromycin làm thay đổi sự chuyển hóa của các thuốc này.

Liên quan đến Phenylephrin

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (như imipramin) hoặc guanethidin: Làm tăng tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin.

Digitalis phối hợp với phenylephrin làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ tim do phenylephrin. Furosemid hoặc các thuốc lợi niệu khác làm giảm đáp ứng tăng huyết áp do phenylephrin. Không dùng cùng với bromocriptin vì tai biến co mạch và tăng huyết áp.