Viêm thực quản trào ngược độ m là gì năm 2024

Viêm thực quản là một bệnh lý phổ biến thường gặp hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh thường do trào ngược acid, tác dụng phụ của một số thuốc, nhiễm trùng hay do dị ứng thực phẩm khiến bạn cảm thấy khó nuốt, đau tức ngực. Nếu bệnh không được điều trị sẽ dẫn tới loét hoặc sẹo thực quản, hẹp ống thực quản, nghiêm trọng hơn có thể là Barrett thực quản – một yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng viêm thực quản và điều trị như thế nào?

Gần như tất cả mọi người đều mắc trào ngược ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, người bệnh thường hay chủ quan trong việc điều trị, dẫn đến biến chứng. Vậy biến chứng trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hóa vô cùng phổ biến, xảy ra do cơ thắt thực quản dưới hoạt động bất thường.

Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ đi qua miệng, thực quản và đến cơ vòng thắt thực quản. Với vai trò “người gác cổng”, các cơ này sẽ mở ra cho thức ăn cùng chất lỏng đi vào dạ dày, sau đó đóng lại.(1)

Viêm thực quản trào ngược độ m là gì năm 2024
Cơ thắt thực quản dưới hoạt động bất thường gây trào ngược dạ dày thực quản.

Ở những bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, các cơ này không đóng kín, làm cho một lượng dịch dạ dày được tiết ra để tiêu hóa thức ăn dễ dàng trào ngược lên thực quản. Lúc này, lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu.

TS.BS Trần Bảo Nghi, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hoặc dạ dày căng quá mức (ăn quá no). Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng có thể gây ra tình trạng này như:

  • Tác dụng phụ của thuốc cholecystokinine, glucagon, aspirin,…
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến thực quản, bao gồm: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, nhiễm trùng thực quản,…
  • Mắc các bệnh lý dạ dày như: Viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều trong một lúc, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu (chất đạm nhiều, đồ cay nóng…)…
  • Sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích như cafe, thức uống có gas, hút thuốc lá,…
  • Các vấn đề về sức khỏe khác như thừa cân, béo phì, mang thai, thoát vị khe hoành.

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản phổ biến nhất là ợ, bao gồm ợ hơi, ợ nóng và ợ chua. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, cơ thắt thực quản dưới bị giãn, không khép kín, làm cho hơi trong dạ dày trào ngược lên miệng ợ hơi. Phần hơi này kèm theo một ít axit dạ dày, sẽ gây cảm giác nóng rát và chua ở cuống họng. Triệu chứng này thường gặp vào ban đêm, có thể kéo dài đến 2 giờ và đặc biệt tồi tệ hơn sau khi ăn.

Viêm thực quản trào ngược độ m là gì năm 2024
Ợ gây nóng rát và chua ở cuống họng là triệu chứng đặc trưng của trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Buồn nôn và thậm chí có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị, đặc biệt là sau khi ăn quá no. Triệu chứng này xảy ra khi dịch vị và thức ăn đồng thời trào ngược lên thực quản, hàm lượng axit trong dịch vị sẽ kích thích cổ họng gây nên cảm giác buồn nôn khó chịu. Lâu ngày, người bệnh sẽ trở nên chán ăn
  • Nghẹn, khó nuốt: Khi trào ngược xảy ra nhiều lần sẽ gây phù nề, sưng tấy thực quản, gây ra cảm giác khó nuốt, vướng nghẹn ở cổ
  • Đắng miệng: Dịch vị được tiết từ túi mật vào dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Khi trào ngược, dịch mật đã hòa tan cùng dịch dạ sẽ di chuyển lên, gây cảm giác đắng miệng. Triệu chứng này thường xảy ra sau khi người bệnh ăn nhiều chất béo
  • Đau tức ngực thượng vị: Axit dạ dày trào ngược sẽ kích thích các đầu mút sợi thần kinh trên niêm mạc thực quản, gây cảm giác đè ép, đau thắt vùng ngực, cơn đau có thể lan đến lưng và cánh tay… Các triệu chứng này có thể nhầm lẫn với bệnh tim mạch
  • Đau họng, khàn giọng và ho: Khi axit dạ dày trào lên thực quản, sẽ tiếp xúc với dây thanh quản; gây sưng viêm dây thanh quản và khàn giọng
  • Tăng tiết nước bọt: Dịch axit dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng làm cho pH ở khu vực này giảm xuống, do đó, cơ quan tiết nước bọt sẽ bị kích thích tăng cường hoạt động, tiết ra nhiều nước bọt hơn để trung hòa axit
  • Các triệu chứng khác: Hôi miệng, khó thở, mòn men răng, ảnh hưởng giấc ngủ, hen suyễn (nếu có) nặng hơn…

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Nhìn chung, trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý phổ biến, không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện và điều trị muộn, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng trào ngược dạ dày thực quản từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Các biến chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp

Tùy thuộc vào mức độ trào ngược mà người bệnh có thể gặp phải các biến chứng từ ảnh hưởng nhẹ đến sinh hoạt hàng ngày cho đến đe dọa tính mạng như:(2)

Viêm thực quản trào ngược độ m là gì năm 2024

1. Viêm, loét thực quản

Đây là biến chứng phổ biến nhất. Ban đầu, khi tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ít, niêm mạc thực quản chưa bị tổn thương nhiều, ợ hơi ít. Khi hiện tượng dịch dạ dày trào lên ngày càng thường xuyên, axit dạ dày ăn mòn niêm mạc thực quản, gây viêm loét. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy: khó nuốt, đau ngực, buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn…, đặc biệt là đau sau xương ức khi ăn uống. Thông thường, bệnh sẽ được phát hiện ở giai đoạn này, nếu được điều trị đúng cách tình trạng trào ngược sẽ cải thiện một cách nhanh chóng.

2. Hẹp thực quản

Biến chứng này xảy ra do tần suất trào ngược tăng cao, làm cho lớp niêm mạc thực quản tiếp xúc nhiều lần với axit dạ dày. Quá trình này tạo nên các vết trợt loét, gây đau rát cổ kể cả khi ăn thức ăn mềm và khó nuốt. Sau đó, các vết loét sẽ phát triển thành mô sẹo. Mô sẹo tích tụ càng nhiều thì thực quản càng hẹp, dẫn đến khó nuốt, có cảm giác vướng nghẹn ở cổ, đau ngực…

3. Các vấn đề về hô hấp

Khi dịch axit trào ngược lên đường hô hấp, sẽ gây viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi… Lúc này, sẽ xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mũi sau, ho, khò khè, khàn giọng…

4. Barrett thực quản

Barrett thực quản, còn gọi là tiền ung thư thực quản. Đây là biến chứng không quá phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra do axit trào ngược làm thay đổi các tế bào trong mô lót thực quản, làm các tế bào này dày và đỏ lên, tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Người mắc Barrett thực quản có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ nóng thường xuyên, khó nuốt khi ăn, đau ngực… Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc biến chứng này không có dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có thể phát hiện thông qua nội soi và sinh thiết.

5. Ung thư thực quản

Biến chứng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng khi bắt đầu xuất hiện các vấn đề như chảy máu thực quản, những cơn đau dai dẳng và nghiêm trọng, đau sau xương ức, khàn tiếng, sụt cân không rõ nguyên nhân…, cho thấy ung thư đang phát triển.

Trào ngược dạ dày thực quản có gây đau đầu không?

Viêm thực quản trào ngược độ m là gì năm 2024
Trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau đầu.

Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể khẳng định trào ngược axit có thể gây ra đau đầu, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hai tình trạng này. Cụ thể, ruột và não giao tiếp với nhau thông qua hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống nội tiết và hệ thống miễn dịch. Từ đó gây áp lực lên thành não, dẫn đến đau đầu. Do đó, nếu một người bị trào ngược có thể gây ra đau đầu và ngược lại, đau đầu cũng có thể gây đau dạ dày ruột.

Trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở không?

Bác sĩ Bảo Nghi cho biết, khó thở là một trong những triệu chứng khá nặng của trào ngược dạ dày thực quản. Ở trạng thái bình thường, khi dư thừa axit, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để trung hòa lại. Tuy nhiên, ở bệnh nhân mắc bệnh trào ngược, dịch axit trong dạ dày sản sinh quá mức, cơ thể không trung hòa kịp, dẫn đến dư thừa. Lượng axit dư thừa này tác động, làm thực quản bị giãn ra, đóng không chặt, dẫn đến khó thở.

Cơ chế gây ra các biến chứng trào ngược dạ dày thực quản được cho là như sau:

  • Các đường dẫn khí nhỏ co lại do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây khó thở
  • Không chỉ tràn vào thực quản mà axit còn có thể tấn công phổi, gây viêm, phù nề niêm mạc đường thở và rất dễ xảy ra trong lúc người bệnh nằm ngủ
  • Khi các đầu dây thần kinh nằm ở phần dưới của thực quản bị axit kích thích, các cơ trơn của thực quản sẽ co lại, chèn ép và tạo áp lực lên đường thở
  • Khi thức ăn bị đẩy ngược lên vòm họng sẽ gây bít tắc đường không khí, gây tức ngực, khó thở

Trào ngược dạ dày thực quản có bị sốt không?

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây sốt nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra. Trào ngược dạ dày thực quản kèm theo sốt là dấu hiệu cảnh báo niêm mạc dạ dày đang bị kích ứng hoặc viêm.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu phát triển thành ung thư. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị.

Viêm họng trào ngược kiêng gì?

Tránh các thức ăn chua như cam chanh, sốt mayonnaise và các loại thức ăn muối chua. Rượu, bia và thuốc lá: Hút thuốc lá và uống rượu, bia, đồ uống có cồn, nước có gas, cà phê,… có thể làm tổn thương niêm mạc họng đồng thời gây mất nước, tăng thân nhiệt khiến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì?

Omeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. ... .

Pantoprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. ... .

Esomeprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. ... .

Rabeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. ... .

Lansoprazole: Liều chuẩn uống 30 mg/ngày. ... .

Dexlansoprazole: Liều chuẩn uống 60 mg/ngày..

Viêm thực quản trào ngược là gì?

Viêm thực quản trào ngược là bệnh lý viêm loét xảy ra tại thực quản do dịch dạ dày trào bị đẩy ngược lên thực quản từng lúc hoặc thường xuyên. Bệnh lý này là một trong các yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản.

Viêm thực quản bao lâu khỏi?

Theo các nghiên cứu, PPI giúp chữa lành hoàn toàn niêm mạc thực quản sau 6 đến 8 tuần trong 75% đến 100% trường hợp. Tuy nhiên đây là thời gian lành vết thương thực quản chứ không phải câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản chữa bao lâu thì khỏi. GERD là bệnh mạn tính do đó nó vẫn có thể tái phát.