Thuốc viên beta có in số 57 là thuốc gì

Thuốc viên beta có in số 57 là thuốc gì

Không nên nghe mách bảo dùng thuốc trị COVID-19.

Kháng sinh không có tác dụng diệt virus

Tất cả các kháng sinh như amoxicillin/acid clavulanic, azithromycin… đều không có tác dụng trên virus SARS-CoV-2. Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn chứ hoàn toàn vô tác dụng với virus. Trước đây, một số ý kiến cho rằng azithromycin có thể có lợi vì có thêm tính kháng viêm, tuy nhiên nghiên cứu RECOVERY chỉ ra thuốc này không mang lại lợi ích gì với bệnh nhân COVID-19, đặc biệt trong tình trạng nặng.

Tất cả các nghiên cứu và khuyến cáo khác đều cho biết việc dùng kháng sinh cho bệnh COVID-19 là không hợp lý, và chỉ nên dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, tức là phải có đánh giá của nhân viên y tế. Sử dụng kháng sinh không đúng, không mang lại lợi ích, mà còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ, và hơn hết khi lạm dụng, nếu sau này nhiễm trùng thì kháng sinh đó có thể mất tác dụng.

Sử dụng kháng viêm corticoid cần nhân viên y tế đánh giá và theo dõi

Cần phải hiểu là corticoid (dexamethason, methylprednisolon) có lợi khi bệnh trở nặng vì thuốc ức chế tác hại của hệ miễn dịch lên cơ thể; trong khi bệnh nhẹ trong giai đoạn sớm là thời điểm virus sinh sôi, ức chế miễn dịch lúc này lại khiến quá trình sinh sôi mạnh hơn, khiến bệnh nhân lâu khỏi bệnh, đồng thời có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch có hại mạnh hơn. 

Đó là chưa kể những tác dụng phụ rất nhiều của các thuốc này như tăng đường huyết, giữ muối nước, tăng huyết áp… và có thể gây hại trên nhóm bệnh nhân có bệnh nền nếu không sử dụng đúng cách. Vì vậy, việc quyết định khi nào và có nên sử dụng corticoid rất cần nhân viên y tế đánh giá và theo dõi.

Cẩn trọng khi uống thuốc chống đông đường uống 

Nhìn chung, các thuốc này chống đông đường uống (rivaroxaban, apixaban...) có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nặng nhưng bằng chứng không rõ ràng. Dĩ nhiên với trường hợp nhẹ thì không nên dùng vì nguy cơ gây chảy máu, đặc biệt trên những bệnh nhân có đang dùng thuốc kháng đông (loãng máu) khác. 

Liều trong toa thuốc trên các trang mạng "kê" cao hơn liều khuyến cáo trong hướng dẫn, vậy nguy cơ chảy máu cũng tăng theo. Cần tham khảo nhân viên y tế hoặc nếu không thể thì theo hướng dẫn của Sở Y tế về việc sử dụng thuốc này nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng.

Thuốc trị ho, tiêu đờm dùng quá liều có thể gây ức chế hô hấp

Hai thuốc terpin-codein, bromhexin… chỉ có tác dụng trị triệu chứng ho mà thôi. Không phải bệnh nhân bị COVID-19 nào cũng ho, và không phải mức độ ho nào cũng đều dùng thuốc. Ngoài ra, còn có những biện pháp khác giảm ho lành tính và hiệu quả khác như bổ sung nhiều nước (làm loãng đờm), dùng một số thực phẩm, dược liệu như gừng, húng chanh…

Các thuốc trị ho, đặc biệt thuốc codein, cũng gây tác dụng phụ như buồn ngủ, táo bón. Và codein nếu dùng quá liều cũng dẫn đến ức chế hô hấp (bệnh nhân sẽ không thở được). Vì vậy, không phải ai cũng dùng các thuốc này.

Nếu không sốt, không đau nhức cơ không nhất thiết dùng thuốc hạ sốt 

Tương tự thuốc trị ho, thuốc paracetamol (hay acetaminophen) là thuốc điều trị triệu chứng sốt, đau nhức cơ trong COVID-19. Nếu không có sốt hay đau nhức cơ thì không nhất thiết sử dụng. Lưu ý liều không nên quá 3g/ngày và khoảng cách giữa mỗi lần uống tối thiểu 4 tiếng. Đã có trường hợp ngộ độc thuốc này vì tự ý dùng trị COVID theo hướng dẫn trên mạng xã hội.

Chưa có bằng chứng nào về hiệu quả của vitamin C trong điều trị COVID-19

Việc dùng vitamin C chủ yếu để bồi bổ cơ thể và phục hồi thể trạng. Vitamin C thường được nghĩ hữu ích vì giúp tăng cường miễn dịch, nhưng đừng quên còn nhiều chất khác cũng rất cần cho miễn dịch như vitamin D, vitamin A… và các khoáng chất như kẽm, sắt, selen… 

Liều vitamin C bình thường mỗi người tầm 70-100mg/ngày nên dùng nhiều hơn lượng này khi cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể cũng không hấp thu gì thêm. Dùng quá nhiều vitamin C (> 1000mg/ngày) và kéo dài có thể gây kích ứng dạ dày, tiêu chảy, sỏi thận… Vì vậy, chỉ cần chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc nếu không thể thì bổ sung multivitamin sẽ phù hợp hơn là chỉ dùng mỗi vitamin C.

DS.Nguyễn Quốc Hoà (Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.HCM)

https://suckhoedoisong.vn/ap-dung-cac-toa-thuoc-tri-covid-19-tren-mang-loi-bat-cap-hai-169210815180726458.htm

Tên thường gọi: Clavulanic acid

Tên gọi khác:

(Z)-(2R,5R)-3-(2-Hydroxyethylidene)-7-oxo-4-oxa-1-azabicyclo(3.2.0)heptane-2-carboxylic acid Acide clavulanique
ácido clavulánico Acidum clavulanicum
Clavulanate Clavulansäure

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Acid clavulanic

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm beta-lactam

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim:

  • Viên nén 250 mg / 125 mg: chứa 250 mg amoxicillin và 125 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

  • Viên nén 500 mg / 125 mg: chứa 500 mg amoxicillin và 125 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

  • Viên nén 875 mg / 125 mg: chứa 875 mg amoxicillin và 125 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

Hỗn dịch pha uống:

  • 125 mg / 31,25 mg mỗi 5 mL: 125 mg amoxicillin và 31,25 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

  • 200 mg / 28,5 mg mỗi 5 mL : 200 mg amoxicillin và 28,5 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

  • 250 mg / 62,5 mg mỗi 5 mL : chứa 250 mg amoxicillin và 62,5 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

  • 400 mg / 57 mg mỗi 5 mL: chứa 400 mg amoxicillin và 57,0 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

Viên nhai:

  • Viên nhai 125 mg / 31,25 mg: chứa 125 mg amoxicillin và 31,25 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

  • Viên nhai 200 mg / 28,5 mg: chứa 200 mg amoxicillin và 28,5 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

  • Viên nhai 250 mg / 62,5-mg: chứa 250 mg amoxicillin và 62,5 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

  • Viên nhai 400 mg / 57 mg: chứa 400 mg amoxicillin và 57,0 mg axit clavulanic dưới dạng muối kali.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới bởi các chủng Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis.

Viêm tai giữa cấp tính do H. influenzae và M. catarrhalis.

Viêm xoang do H. influenzae và M. catarrhalis.

Nhiễm trùng da và cấu trúc da do Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Klebsiella.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do E. coli, các loài Klebsiella và các loài Enterobacter.

Dị ứng với nhóm beta - lactam (các penicilin, và cephalosporin).

Cần chú ý đến khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh beta - lactam như các cephalosporin. Chú ý đến người bệnh có tiền sử vàng da/rối loạn chức năng gan do dùng amoxicilin và clavulanat hay các penicilin vì acid clavulanic gây tăng nguy cơ ứ mật trong gan.

Viên nén bao phim:

Đối với nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: uống 1 viên 500/125 mg, cách 12 giờ/lần hoặc 1 viên 250/125 mg mỗi 8 giờ.

Đối với nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn đường hô hấp: uống 1 viên 500/125 mg, cách 8 giờ/lần hoặc 1 viên 875/125 mg mỗi 12 giờ.

Hỗn dịch uống:

Nhiễm khuẩn nhẹ tới vừa: 1000/125 mg x 2 lần/ngày.

Nhiễm khuẩn nặng (bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát và mạn tính, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới) : 1000/125 mg x 3 lần/ngày.

Liều dùng được thể hiện theo cả thành phần amoxicillin-clavulanate ngoại trừ khi được nêu rõ theo liều của từng thành phần riêng rẽ.

Uống thuốc vào đầu bữa ăn để hạn chế tối đa khả năng không dung nạp qua đường tiêu hóa.

Không nên điều trị quá 14 ngày mà không kiểm tra lại.

Có thể bắt đầu điều trị bằng đường tiêm truyền và tiếp nối bằng đường uống.

Trẻ em

Viên nén bao phim:

Trẻ em dưới 40 kg không được dùng viên hàm lượng 500/125 mg.

Hỗn dịch uống:

Trẻ em nặng từ 40 kg trở lên nên được kê toa theo khuyến cáo dành cho người lớn.

Trẻ em dưới 12 tuổi:

  • 40 mg/5 mg/kg/ngày tới 80 mg/10mg/kg/ngày (không quá 3000 mg/375 mg mỗi ngày) chia 3 lần, tùy thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
  • Thời gian điều trị tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân. Một số loại nhiễm khuẩn (ví dụ như viêm tủy xương) cần thời gian điều trị dài hơn.

Trẻ sinh non: Không có liều khuyến cáo dùng cho trẻ sinh non.

Do chức năng thận chưa phát triển hoàn thiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc thải trừ amoxicillin có thể bị trì hoãn; Sự thải trừ clavulanate không thay đổi ở nhóm tuổi này. Liều dùng của amoxicillin trihydrat / acid clavulanic kali nên được sửa đổi ở bệnh nhi <12 tuần (<3 tháng).

Đối tượng khác

Bệnh nhân cao tuổi: có nhiều khả năng bị giảm chức năng thận, nên cẩn thận trong việc lựa chọn liều lượng và có thể để theo dõi chức năng thận.

Suy thận: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin (CrCl) lớn hơn 30 ml/phút. Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút, không khuyến cáo dùng với tỷ lệ amoxicillin và acid clavulanic là 8:1, do không có khuyến cáo điều chỉnh liều.

Suy gan: thận trọng khi kê toa, nên định kỳ kiểm tra chức năng gan.

Thẩm phân máu: amoxicillin-clavulanate 500 mg/62,5 mg dạng bột pha hỗn dịch uống chỉ nên dùng cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinin cao hơn 30 ml/phút.

Ngoại ban. Ngứa. Tiêu chảy.

Ít gặp

Tăng bạch cầu ái toan. Buồn nôn, nôn. Viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase. Có thể nặng và kéo dài trong vài tháng. Ngứa, ban đỏ, phát ban.

Hiếm gặp

Phản ứng phản vệ, phù Quincke. Giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu. Viêm đại tràng giả mạc. Hội chứng Stevens - Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc.

Thận: Viêm thận kẽ.

Đối với những người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng gan: Các dấu hiệu và triệu chứng vàng da ứ mật tuy ít xảy ra khi dùng thuốc nhưng có thể nặng. Tuy nhiên những triệu chứng đó thường hồi phục được và sẽ hết sau 6 tuần ngừng điều trị.

Đối với những người bệnh suy thận trung bình hay nặng cần chú ý đến liều lượng dùng.

Đối với những người bệnh có tiền sử quá mẫn với các penicilin có thể có phản ứng nặng hay tử vong.

Đối với những người bệnh dùng amoxicilin bị mẫn đỏ kèm sốt nổi hạch.

Dùng thuốc kéo dài đôi khi làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.

Hai viên 250/125 mg không được thay thế cho một viên 500/125 mg. Vì cả hai đều chứa cùng một lượng axit clavulanic (125 mg, dưới dạng muối kali), hai viên 250/125 mg không tương đương với một viên 500 /125 mg.

Viên nén bao phim 250/125 mg và viên nhai 250/62,5 mg không được thay thế cho nhau, vì chúng không chứa cùng một lượng axit clavulanic (muối kali). Viên nén bao phim 250/125 mg chứa 125 mg axit clavulanic, trong khi viên nhai 250/62,5 mg chứa 62,5 mg axit clavulanic.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Tránh sử dụng thuốc ở người mang thai nhất là trong 3 tháng đầu, trừ trường hợp cần thiết do thầy thuốc chỉ định.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Trong thời kỳ cho con bú có thể dùng chế phẩm. Thuốc không gây hại cho trẻ đang bú mẹ trừ khi có nguy cơ bị mẫn cảm do có một lượng rất nhỏ thuốc trong

sữa.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Dùng được.

Quá liều và độc tính

Dùng quá liều, thuốc ít gây ra tai biến, vì được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao. Trường hợp chức năng thận giảm và hàng rào máu - não kém, thuốc tiêm sẽ gây triệu chứng nhiễm độc.

Tuy nhiên nói chung những phản ứng cấp xảy ra phụ thuộc vào tình trạng quá mẫn của từng cơ thể. Nguy cơ chắc chắn là tăng kali huyết khi dùng liều rất cao vì acid clavulanic được dùng dưới dạng muối kali.

Các triệu chứng trên đường tiêu hóa và rối loạn cân bằng nước điện giải có thể là biểu hiện của quá liều.

Cách xử lý khi quá liều

Có thể điều trị triệu chứng cho các biểu hiện trên đường tiêu hóa với lưu ý về cân bằng nước và điện giải.

Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại thuốc ra khỏi tuần hoàn.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Acid clavulanic chứa một vòng beta-lactam trong cấu trúc của nó liên kết theo kiểu không thể đảo ngược với các beta-lactamase, ngăn chúng bất hoạt một số kháng sinh beta-lactam, có hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm trùng gram dương và gram âm nhạy cảm.

Acid clavulanic và amoxicillin khi dùng đường uống được hấp thu tốt ở đường tiêu hóa.

Phân bố

Acid clavulanic được phân phối đến các mô khác nhau và dịch kẽ. Nồng độ đáng kể về mặt lâm sàng đã được đo trong túi mật, bụng, da, mỡ và các mô cơ. Dịch mật, mủ, dịch khớp và phúc mạc cũng được tìm thấy có nồng độ điều trị của acid clavulanic. Nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng clavulanic đi qua nhau thai. Liên kết với protein huyết tương của amoxicillin là khoảng 25%.

Chuyển hóa

Acid clavulanic được chuyển hóa nhiều để tạo thành các chất chuyển hóa 2,5-dihydro-4- (2- hydroxyetyl) -5-oxo-1H-pyrrole-3-acid cacboxylic và 1-amino-4-hydroxy-butan-2-one, và được thải trừ qua nước tiểu, phân và cũng như carbon dioxide trong khí thở ra.

Chất chuyển hóa đầu tiên được tìm thấy chiếm 15,6% liều dùng trong khi chất chuyển hóa thứ hai được báo cáo là chiếm 8,8% liều dùng.

Thải trừ

Khoảng 40 đến 65% acid clavulanic được bài tiết dưới dạng thuốc không thay đổi trong nước tiểu trong 6 giờ đầu sau khi uống.

Dùng phối hợp với probenecid làm chậm sự thải trừ amoxicillin nhưng không làm chậm sự thải trừ qua thận của acid clavulanic.

Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu. Vì vậy cần phải cần thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.

Giống các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, thuốc có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh.

Sử dụng đồng thời allopurinol và amoxicillin làm tăng tỷ lệ phát ban ở bệnh nhân dùng cả hai loại thuốc so với bệnh nhân chỉ dùng amoxicillin. Người ta không biết liệu chứng phát ban do amoxicillin gây ra là do allopurinol hay do tăng acid uric máu ở những bệnh nhân này.

Probenecid làm giảm bài tiết amoxicilin ở ống thận nhưng không làm chậm bài tiết acid clavulanic qua thận. Sử dụng đồng thời với amoxicillin trihydrat / acid clavulanic kali có thể làm tăng và kéo dài nồng độ amoxicillin trong máu. Không khuyến cáo dùng đồng thời với probenecid.

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.

Tên thuốc: Clavulanic acid

5. Drugs.com: https://www.drugs.com/pro/augmentin.html

Ngày cập nhật: 01/08/2021

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

  • Nhiễm khuẩn
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới do Moraxella catarrhalis, Haemophilus Influenzae
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm xoang
  • Nhiễm trùng da
  • Nhiễm trùng da do Escherichia Coli, Staphylococcus Aureus, Klebsiella Pneumoniae
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu do Klebsiella spp, Escherichia Coli
  • Nhiễm trùng phẫu thuật
Xem tất cả

  • Thuốc kháng sinh klavulamox-bid 1000mg atabay điều trị nhiễm trùng máu, viêm phổi, thanh quản (10 viên)
  • Klavunamox 625mg
  • Auclanityl 1g 2x7
  • Auclanityl 500/125mg trị viêm phế quản, viêm phổi
  • Thuốc vigentin 500mg/62.5mg trị nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Auclanityl 250/31,25mg trị viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa
  • Thuốc kháng sinh augtipha 1g tipharco hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân (20 viên)
  • Thuốc kháng sinh augtipha 625mg tipharco điều trị nhiễm khuẩn (20 viên)
  • Thuốc auclatyl 500mg/125mg tipharco điều trị viêm đường hô hấp (20 viên)
  • Thuốc augmentin 1g gsk điều trị viêm amidan, viêm xoang (14 viên)
  • Thuốc augmentin 625mg điều trị một số trường hợp nhiễm trùng (14 viên)
  • Thuốc augmentin 500mg/62,5mg điều trị ngắn hạn các nhiễm khuẩn (12 gói)
  • Thuốc claminat 625mg imexpharm dùng trong nhiễm khuẩn da và mô mềm (14 viên)
  • Thuốc klamentin 625mg dhg pharma trị viêm xoang, viêm tai giữa cấp (12 viên)
  • Bột pha augmentin 250mg/31,25mg điều trị nhiễm khuẩn (12 gói)
  • Thuốc klamentin 875/125 trị viêm xoang, viêm tai giữa cấp (14 viên)
  • Thuốc iba-mentin 1000mg/62.5mg pharbaco điều trị nhiễm khuẩn (2 vỉ x 7 viên)
  • Thuốc klamentin 250/31.25mg dhg pharma trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (24 gói)
  • Thuốc kháng sinh ofmantine 625mg domesco điều trị các bệnh nhiễm khuẩn (14 viên)
  • Bột pha claminat 250mg/31,25mg imexpharm điều trị nhiễm khuẩn (12 gói)
  • Thuốc pms-claminat 500mg/62.5mg imexpharm điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (12 gói)
  • Thuốc claminat 1g imexpharm điều trị viêm amidan, viêm xoang (14 viên)
  • Thuốc klamentin 500mg/62.5mg trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dưới (24 gói)
  • Thuốc kháng sinh tedavi 400mg/57mg trị nhiễm khuẩn cho trẻ em (70ml)
  • Thuốc klavunamox 400/57 mg trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (chai 70ml)
  • Thuốc augxicine 250mg/31.25mg trị viêm amidan, viêm xoang
  • Thuốc amoksiklav quick tabs 625mg lek điều trị nhiễm khuẩn (14 viên)
  • Thuốc augxicine 500mg/62.5mg trị viêm amidan, viêm xoang
  • Thuốc augbactam 625 mekophar điều trị viêm amidan, viêm xoang (10 viên)
  • Bilclamos bid 1000mg
  • Thuốc augbactam 1g mekophar điều trị viêm amidan, viêm xoang (14 viên)
  • Thuốc indclav 625mg indchemie điều trị nhiễm khuẩn (hộp 2 vỉ x 10 viên)
  • Thuốc ofmantine domesco 1g trị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp (hộp 2 vỉ x 7 viên)
  • Clavurem 625 remedica 2x10
  • Thuốc kháng sinh augmex 625mg điều trị nhiễm khuẩn (hộp 20 viên)
  • Thuốc kháng sinh augmex dou 875mg/125mg korea united hộp 20 viên
  • Acigmentin 625mg
  • Thuốc augbidil 625 bidiphar điều trị nhiễm khuẩn (hộp 2 vỉ x 7 viên)
  • Fugentin 1000mg
  • Medoclav 1g
  • Curam 250mg/5ml sandoz 7.5g
  • Thuốc zt-amox 200/285mg 70ml bilim điều trị nhiễm khuẩn
  • Thuốc amk 457 rx 70ml trị nhiễm trùng đường hô hấp
  • Thuốc shinacin shinpoong điều trị nhiễm khuẩn (5 vỉ x 6 viên)
  • Thuốc kháng sinh amk 625mg rx điều trị nhiễm trùng (2 vỉ x 5 viên)
  • Thuốc midagentin 250/31.25 trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dưới (hộp 12 gói)
  • Thuốc oxnas 1g penmix điều trị các nhiễm khuẩn (hộp 40 viên)
  • Thuốc kháng sinh curam 625mg điều trị nhiễm khuẩn (hộp 20 viên)
  • Thuốc alclav bid 228.5mg/5ml alkem 100ml điều trị nhiễm khuẩn
  • Thuốc vigentin 875/125mg điều trị nhiễm khuẩn (2vỉ x 7viên)
  • Thuốc midantin 500/125 trị nhiễm khuẩn (2vỉ x 7viên)
  • Thuốc indclav 312.5 100ml điều trị nhiễm khuẩn
  • Siro uống alclav forte dry syrup 312.5mg/5ml trị nhiễm khuẩn (chai 100ml)
  • Thuốc xilavic 625mg micro điều trị nhiễm khuẩn (1 vỉ x 10 viên)
  • Thuốc nacova 625mg micro điều trị nhiễm khuẩn (10 viên)
  • Medoclav 625mg
  • Thuốc vigentin 500/125dt pharbaco trị nhiễm khuẩn (2 vỉ x 7 viên)
  • Thuốc midantin 875/125 minh dân điều trị nhiễm khuẩn (2 vỉ x 7 viên)
  • Thuốc augmex 1g korea united điều trị nhiễm khuẩn(hộp 2 vỉ x 10 viên)
  • Thuốc oxnas trị viêm tai giữa (4vỉ x 15viên)
  • Thuốc alclav 1000mg alkem điều trị nhiễm khuẩn (hộp 10 viên)
  • Thuốc curam quick tabs 625mg sandoz điều trị viêm tai, mũi, họng (14 viên)
  • Thuốc augmentin sr 1000/62,5mg điều trị viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp (28 viên)
  • Thuốc curam 1000mg sandoz điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới (80 viên)
  • Thuốc curam 625mg lek điều trị viêm amidan, viêm xoang (10 viên)
  • Thuốc tedavi 70ml điều trị viêm amidan, viêm xoang
  • Thuốc amoksiklav quick tabs 1000mg lek điều trị nhiễm khuẩn (14 viên)
  • Bột pha augbactam 312.5 mekophar điều trị các chứng nhiễm khuẩn (12 gói)
  • Thuốc amoksiklav 1000mg lek điều trị viêm tai mũi họng (hộp 2 vỉ x 5 viên)
  • Thuốc aumoxtine 625mg domesco điều trị nhiễm khuẩn (hộp 2 vỉ x 7 viên)
  • Thuốc amoksiklav 625mg lek điều trị viêm tai mũi họng (hộp 2 vỉ x 5 viên)
Xem tất cả